Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một thủ tục tương đối khó khăn và phức tạp. Thủ tục này cần rất nhiều thời gian để hoàn thành. Chính vì vậy, bạn đọc sẽ gặp nhiều vướng mắc khi tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Bạn không biết các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp bao gồm những gì?
Các trường hợp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp nhanh gọn chỉ trong 3 ngày
Gọi ngay: 0936.380.888
Tuy nhiên thủ tục giải thể doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Quy trình giải thể doanh nghiệp.
- Để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trước hết, doanh nghiệp cần phải nộp công văn gửi Tổng cục Hải quan về việc công ty không nợ thuế xuất nhập khẩu.
Bước 1: Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ công bố giải thể.
- Quyết định và bản sao biên bản họp hợp lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hồi đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp;
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
- Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tư vấn điều kiện và thủ tục giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi có kết quả của Tổng cục Hải quan nói trên, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế.
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ cần có khi giải thể doanh:
- Quyết định và bản sao biên bản họp hợp lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hồi đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Thông báo giải thể doanh nghiệp
- Văn bản chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Cam kết chưa in hóa đớn, cam kết không nợ thuế
Bước 3: Doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ giải thể
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
- Quyết định và bản sao biên bản họp hợp lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH một thành viên trở lên.
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có).
→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Thủ tục giải thể công ty cổ phần trọn gói theo quy định mới chỉ 999K
Như vậy, chúng tôi đã liệt kê các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp ở từng bước khi tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất – Thủ tục giải thể doanh nghiệp 2020. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ trực tiếp để chúng tôi giải đáp thắc mắc.
Đơn xin giải thể doanh nghiệp
Đơn xin dịch vị giải thể doanh nghiệp hay còn gọi là thông báo giải thể doanh nghiệp là một trong những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Đơn xin giải thể doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp
- Lý do giải thể
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của công ty Luật Thiên Mã về thủ tục giải thể doanh nghiệp – thủ tục giải thể doanh nghiệp 2018. Hi vọng bạn đọc đã nắm bắt được các giấy tờ cần có khi giải thể doanh nghiệp, nội dung của đơn xin giải thể doanh nghiệp cũng như các mẫu giải thể doanh nghiệp. Nếu bạn đọc đang cần những mẫu giấy tờ này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.
Bạn đang xem bài viết “thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2020” tại chuyên mục “dịch vụ của doanh nghiệp”