Giấy phép kinh doanh bưu chính

giấy phép kinh doanh bưu chính

Bưu chính chuyển phát là ngành nghề kinh tế ra đời từ rất sớm gắn liền với nhu cầu của thông tin liên lạc và sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Ngày nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát tăng cao không ngừng bởi tính năng dịch vụ ngày một đổi mới, tiện ích tăng cao, và đây chính là một ngành nghề mà đáng được đầu tư cũng như quan tâm phát triển kinh doanh.

Bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực bưu chính (chuyển phát nhanh), có đủ điều kiện cấp giấy phép bưu chính nhưng bạn đang vướng mắc chưa biết về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho lĩnh vực này cần những gì, thời gian, chi phí và công việc cụ thể ra sao. Vậy, hãy để Luật Thiên Mã giúp bạn hoàn thành những thủ tục khó khăn này.

KHÁI NIỆM DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

Căn cứ vào Điều 3 Luật bưu chính 2010: “Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát gửi bằng các phương thức từ điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.”

ĐỘI NGŨ TƯ VẤN

Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn một cách tận tình nhất, đội ngũ chuyên viên pháp lý luôn sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ, những vướng mắc của bạn 24/7.

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
  • Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép, cụ thể (Điều 5 Nghị định 47 về khả năng tài chính, thể hiện trong GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc GCN đầu tư):
    • Cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;
    • Cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.
  • Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
  • Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

ĐỐI TƯỢNG XIN CẤP GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH

  • Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg)
  • Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính nếu thuộc trường hợp (Điều 25 Luật Bưu chính):
    • Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);
    • Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);
    • Cung ứng dịch vụ gói, kiện;
    • Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
    • Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;
    • Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
    • Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
    • Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.

QUY TRÌNH TƯ VẤN XIN CẤP GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH TẠI LUẬT THIÊN MÃ BAO GỒM:

gọi luôn

HOẶC

gọi ngay phòng doanh nghiệp

  • Tư vấn điều kiện để doanh nghiệp được xin Giấy phép bưu chính;
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho việc xin Giấy phép bưu chính;
  • Kiểm tra tính pháp lý các tài liệu Quý khách hàng cung cấp;
  • Soạn thảo hồ sơ, tài liệu cần thiết và chuyển cho khách hàng tham khảo, hướng dẫn khách hàng ký và đóng dấu hồ sơ;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng, theo dõi hồ sơ, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp Giấy phép bưu chính;
  • Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng;
  • Tư vấn cho khách hàng những vấn đề khác liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh.

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH

  • Số lượng: 03 bộ, trong đó 01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.
  • Hồ sơ bao gồm:
    • Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục I);
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;
    • Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
    • Phương án kinh doanh;
    • Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
    • Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
    • Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
    • Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
    • Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
    • Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
    • Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài.

TÀI LIỆU KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
  • Điều lệ doanh nghiệp (chỉ áp dụng trong trường hợp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép bưu chính) – bản sao đóng dấu treo.
  • Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu – bản sao đóng dấu treo.
  • Bảng phí dịch vụ bưu chính; phương án kinh doanh, hợp đồng cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp với đối tác; quy định về bồi thường thiệt hại, giải quyết khiếu nại (có thể soạn thảo giúp doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chưa có) – bản sao đóng dấu treo
  • Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép (Chỉ áp dụng trong trường hợp xin cấp giấy phép bưu chính quốc tế) – bản sao đóng dấu treo
  • Mẫu bill chuyển phát – bản sao đóng dấu treo
  • Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài (Chỉ áp dụng trong trường hợp xin cấp giấy phép bưu chính quốc tế) – bản sao đóng dấu treo.

CHI PHÍ THỰC HIỆN DỊCH VỤ

Phí dịch vụ pháp lý (Soạn hồ sơ, nộp hồ sơ, chuyên viên thẩm định): 20.000.000 VNĐ

Phí thẩm định cấp phép giấy phép bưu chính (Phí Nhà nước)

  • Phạm vi liên tỉnh: 21.500.000 VNĐ
  • Phạm vi quốc tế chiều đi: 34.500.000 VNĐ
  • Phạm vi quốc tế chiều đến: 29.500.000 VNĐ
  • Phạm vi quốc tế hai chiều: 39.500.000 VNĐ

Chi phí trên đã bao gồm phí nhà nước, không gồm 10% VAT

THỜI GIAN THỰC HIỆN

45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

  • 30 ngày làm việc, đối với việc thẩm tra và cấp giấy phép bưu chính;
  • 10 ngày làm việc, đối với việc thẩm tra và cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.

Thực tế:

  • Nội tỉnh: 2 tháng
  • Liên tỉnh, quốc tế: 2,5 tháng.

THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH

  • Nội tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.
  • Liên tỉnh, quốc tế: Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Bưu chính).

HIỆU LỰC CỦA GIẤY PHÉP

10 năm kể từ ngày cấp.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Bưu Chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;
  • Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luât Bưu Chính;
  • Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

ƯU ĐÃI DÀNH CHO KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA LUẬT THIÊN MÃ:

  • Chi phí dịch vụ hợp lý và trọn gói nhất.
  • Đến tận nơi tư vấn khách hàng và ký kết hồ sơ, giấy tờ.
  • Được tư vấn miễn phí 24/7 bởi đội ngũ chuyên viên có trình độ và nhiều năm kinh nghiệm;
  • Đối với khách hàng cũ (Có hợp đồng hoặc văn bản làm việc với Luật Thiên Mã), khách hàng có mã giảm phí dịch vụ (Vui lòng gửi mã), khách hàng sẽ đươc giảm trực từ 5% đến 10% phí dịch vụ;
  • Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến Dịch vụ khách hàng đã sử dụng.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

Trường hợp nào không cần phải cấp giấy phép bưu chính?

Luật Thiên Mã trả lời: Theo quy định tại Điều 26 Luật Bưu chính 2010 thì các trường hợp không cần giấy phép bưu chính, không cần thông báo hoạt động:

  • Cá nhân nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá trên cơ sở tự thoả thuận với người gửi mà không lấy tiền công với số lượng bưu gửi tối đa theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
  • Tổ chức nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá trong nội bộ hoặc cho khách hàng của mình mà không lấy tiền công.
  • Hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh.

Trường hợp nào cần tiến hành xin cấp lại Giấy phép bưu chính?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Bưu chính 2010 thì các trường hợp phải tiến hành xin cấp lại Giấy phép bưu chính bao gồm:

  • Giấy phép bưu chính hết hạn;
  • Giấy phép bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được;
  • Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính.

Phương án kinh doanh trong hồ sơ xin Giấy phép bưu chính được hiểu như thế nào?

Luật Thiên Mã trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 47/2011/NĐ-CP thì Phương án kinh doanh, gồm các nội dung chính sau:

  • Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;
  • Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;
  • Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;
  • Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;
  • Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);
  • Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;
  • Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.

Mọi trường hợp đều phải tiến hành thông báo về hoạt động bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng không?

Luật Thiên Mã trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính 2010 quy định về các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính như sau:

  • Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);
  • Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);
  • Cung ứng dịch vụ gói, kiện;
  • Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
  • Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;
  • Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài
  • Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam
  • Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.

Trường hợp bên tôi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty thì phải tiến hành thủ tục gì không?

Luật Thiên Mã trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 47/2011/NĐ-CP quy định về những nội dung phải thông báo khi thay đổi:

  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở chính và số điện thoại liên lạc của doanh nghiệp so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính lần gần nhất;
  • Thay đổi chỉ tiêu chất lượng dịch vụ; mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ; các quy định liên quan đến khiếu nại, bồi thường thiệt hại so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính lần gần nhất;
  • Thay đổi các nội dung đã thông báo so với hồ sơ đề nghị xác nhận thông báo hoạt động bưu chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Như vậy, trong trường hợp này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi các nội dung trên thì doanh nghiệp, tổ chức phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu tại Phụ lục III) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.

Chúng tôi luôn cố gắng không ngừng để trở thành đơn vị cung cấp Dịch vụ xin Giấy phép Bưu chính nằm trong top các đơn vị uy tín, chất lượng và nhanh gọn tại Việt Nam. Với sứ mệnh “Pháp lý về doanh nghiệp” chúng tôi có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn cho Quý khách hàng các vấn đề về Giấy phép nói riêng và các vấn đề pháp lý doanh nghiệp nói chung.

Mọi vấn đề Quý khách hàng chưa hài lòng hoặc băn khoăn về dịch vụ này tại Luật Thiên Mã, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số hotline: 0977.532.155 hoặc gửi mail về địa chỉ: luatthienma@gmail.com để được giải đáp. Rất mong được hợp tác từ phía Quý khách hàng, đối tác./.