Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn không? – Tư vấn nhanh 24/7

Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn là câu hỏi mà nhiều người đang đối mặt khi gặp phải khó khăn trong hôn nhân. Ly hôn là một quyết định lớn, ảnh hưởng đến cả hai bên cũng như con cái, do đó cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng để đưa ra được quyết định sáng suốt nhất. Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ giải đáp và đưa ra lời khuyên cho vấn đề này. Trong trường hợp bạn cần tư vấn chi tiết về vấn đề hôn nhân gia đình, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.

vo-chong-khong-hop-nhau-co-nen-ly-hon
Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn?

Những dấu hiệu vợ chồng không hợp nhau

>> Tư vấn chi tiết những biểu hiện của một gia đình không hạnh phúc, liên hệ ngay 1900.6174 

Vợ chồng tiến đến việc đăng ký kết hôn để xác lập quan hệ hôn nhân là cả một khoảng thời gian để tìm hiểu nhằm có sự hòa hợp trong tình cảm, lối sống. Trong quá trình chung sống, yếu tố “không hợp nhau” là một trong những điểm mấu chốt khiến cho đời sống hôn nhân không có được hạnh phúc như mong đợi và nhiều người thường thắc mắc vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn. Vậy trước tiên hãy xem xét những dấu hiệu nào cho thấy vợ chồng không hợp nhau?

Trên thực tế, không có đáp án đầy đủ và chính xác nhất, nhưng Luật sư xin phép nêu ra một số tiêu chí cơ bản ngay dưới đây:

Thứ nhất, vợ chồng không còn muốn tâm sự, chia sẻ với nhau

Có thể nói, việc trò chuyện và tâm sự thường xuyên sẽ giúp các thành viên trong gia đình thêm yêu thương nhau, đặc biệt là tạo sự gắn kết giữa vợ và chồng. Với một câu hỏi đơn giản như: Hôm nay có chuyện gì vui không? Công việc như thế nào? Món ăn có hợp khẩu vị không?… nhưng mang lại niềm vui và hạnh phúc rất lớn cho cả hai bên. Bởi sự quan tâm, chia sẻ với nhau sẽ phần nào xua tan đi những mệt mỏi, áp lực trong công việc và đời sống hàng ngày.

Khi trò chuyện, tâm sự thì cả vợ và chồng đều có sự thoải mái trong việc bày tỏ quan điểm, ý kiến và đưa ra những góp ý để cả hai ngày càng hoàn thiện và hiểu nhau nhiều hơn. Do đó, nếu vợ chồng không còn nói chuyện hay chia sẻ với nhau về những vấn đề trong cuộc sống hôn nhân, thì rất có thể hai bên đã không tìm được tiếng nói chung và có dấu hiệu không hợp nhau. Lúc này, nếu sống chung nhưng không hợp nhau chỉ khiến cho cả hai thêm căng thẳng, không tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân.

Thứ hai, vợ chồng thường xuyên cãi vã do bất đồng quan điểm

Trong đời sống hôn nhân, cãi vã là tình huống rất khó để các cặp vợ chồng có thể tránh khỏi. Bởi mỗi người sẽ có suy nghĩ, nhận thức khác nhau về mọi vấn đề trong đời sống nên dẫn đến sự xung đột, bất đồng trong quan điểm. Và điều đó đòi hỏi vợ chồng cần biết thông cảm, chia sẻ với nhau để không gây ra những cuộc tranh cãi không đáng có. Tuy nhiên, nếu tình trạng cãi vã, xung đột diễn ra thường xuyên mỗi ngày, mỗi tuần với những vấn đề khá nhỏ nhặt thì cho thấy hai bên đang không hợp nhau. Và trong trường hợp việc cãi vã ở mức độ nghiêm trọng mà hai bên không thể hàn gắn, thì có thể vợ chồng sẽ kết thúc cuộc sống hôn nhân bằng việc ly hôn.

Thứ ba, vợ chồng chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của nhau

Không ai hoàn hảo tuyệt đối về mọi thứ nên có thể mắc những khuyết điểm cần có thời gian để khắc phục và hoàn thiện. Đối với vợ chồng thì việc thấu hiểu và cùng nhau phấn đấu để cả hai ngày càng tốt hơn là điều rất cần thiết khi xây dựng một gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Do đó, khi cả hai đã không còn hợp nhau, tình cảm không còn mặn nồng như trước và thường xuyên bất đồng với lý do chỉ nhìn thấy khuyết điểm của nhau thì rất khó để hai bên cùng gắn bó lâu dài.

Thứ tư, vợ hoặc chồng ngoại tình bên ngoài

Đây là trường hợp khá phổ biến trên thực tế khi một trong hai bên đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân để tìm kiếm một mối quan hệ khác bên ngoài. Lúc này, mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được hạnh phúc và càng kéo dài chỉ làm cho cả hai thêm áp lực, mệt mỏi. Khi một bên đã ngoại tình làm cho tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh nhạt thì rất có thể dẫn đến nguy cơ ly hôn để cả hai có một cuộc sống mới tốt hơn.

Thứ năm, người chồng thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình

Theo đó, bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị cấm theo pháp luật hôn nhân và gia đình. Trong đời sống hàng ngày nếu vợ chồng có những bất đồng và người chồng cố ý dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn thì chứng tỏ cuộc hôn nhân đã không còn hạnh phúc. Nếu hành vi bạo lực gia đình của người chồng gây ra hậu quả nghiêm trong như xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, sức khỏe và thậm chí là tính mạng, thì người vợ có thể xem xét đến vấn đề ly hôn.

Trên đây là một số dấu hiệu cơ bản cho thấy vợ chồng không còn hòa hợp nữa, điều này còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Nếu bạn không biết liệu vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn hoặc chưa có hướng giải quyết khi vợ chồng sống không hợp nhau, hãy liên hệ ngay với luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để có được lời khuyên cùng lời giải đáp chính xác nhất!

Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn?

Chị Duyên (Vĩnh Long) có câu hỏi như sau:

Kính chào Luật sư tư vấn!

Vợ chồng tôi kết hôn với nhau đã gần 3 năm và có một bé gái năm nay được 2 tuổi. Lúc mới quen nhau, tôi và anh ấy rất hợp nhau về tính cách cũng như cách suy nghĩ, nhưng không ngờ sau khi đám cưới về sống chung với nhau thì chồng tôi như trở thành một người khác. Anh ấy chỉ mải mê với công việc ở công ty, còn công việc nhà cũng như việc chăm sóc con thì lại chuyển sang hết cho vợ.

Tôi đã có trao đổi thì anh ấy không hề lắng nghe mà còn than trách tôi làm phiền anh ấy sau một ngày làm việc căng thẳng. Bản thân tôi không thích tính gia trưởng của chồng vì chính điều này đã khiến cho chúng tôi thường hai bất đồng, cãi vã rất nhiều. Tôi cảm thấy mệt mỏi vì chồng quá vô tâm khi không thấu hiểu và chia sẻ cùng vợ. Trong trường hợp này, Luật sư cho tôi hỏi: vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn? Rất mong nhận được lời khuyên từ Luật sư!

>> Thời điểm nào là phù hợp để ly hôn? Liên hệ ngay 1900.6174 

Trả lời:

Cảm ơn chị Duyên đã chia sẻ về vấn đề của mình với đội ngũ luật sư của chúng tôi. Với câu hỏi vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn, Luật xin đưa ra lời khuyên như sau:

Sau khi đã xác lập quan hệ vợ chồng chính thức thông qua việc đăng ký kết hôn, thì vợ chồng sẽ có những ràng buộc về quyền, nghĩa vụ đối với nhau để cùng xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi chung sống và nhận thấy không hợp nhau là điều mà những người trong cuộc không thể lường trước được cũng như không mong muốn vấn đề này xảy ra. Khi vợ, chồng đã phát sinh những mâu thuẫn, xung đột do xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan thì ít nhiều khiến cho tình cảm vợ chồng bị rạn nứt và dẫn đến đưa ra quyết định ly hôn.

Như chị Duyên có chia sẻ, vợ chồng chị rất hợp nhau về tính cách, suy nghĩ lúc mới quen nhau, nhưng khi về chung sống thì xảy ra những mâu thuẫn, cãi vã do chồng chị có tính gia trưởng nên chuyển hết công việc nhà cho vợ. Luật sư cũng rất đồng cảm và thấu hiểu khi chị phải chịu đựng những áp lực, mệt mỏi vì phải gánh vác hết công việc nhà mà không có sự hỗ trợ, chia sẻ nào từ chồng. Trong trường hợp này, Luật sư nghĩ rằng cách tốt nhất là vợ chồng chị nên ngồi lại để cùng nhau trao đổi, nói chuyện một cách chân thành, thẳng thắn để cùng nhau nhìn lại mối quan hệ hôn nhân giữa các bên, và tùy từng tình huống mà chị có thể xem xét đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất:

Nếu sau quá trình trao đổi trực tiếp với nhau, chồng chị đã nhận thấy lỗi sai của mình và cả hai vợ chồng đều mong muốn hàn gắn, thì chị có thể cho anh ấy một cơ hội để cả hai cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc. Còn trường hợp chồng chị vẫn không chịu lắng nghe để tiếp nhận ý kiến, không thấu hiểu và chia sẻ công việc trong gia đình cùng với chị, thì lúc này chị có thể cân nhắc đến việc ly hôn. Có thể thấy, việc ly hôn có thể phần nào làm ảnh hưởng đến con cái vì không có được tình thương trọn vẹn của cả ba và mẹ. Nhưng nếu cuộc sống hôn nhân kéo dài mà vợ chồng sống không hợp nhau, thường xuyên cãi vã chỉ khiến cho tình trạng hôn nhân rơi vào bế tắc, và con cái là đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng tâm lý về sau khi chứng kiến sự đổ vỡ trong hôn nhân của ba mẹ.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn. Có thể thấy rằng, việc đưa ra quyết định ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau là vấn đề rất khó khăn đối với các bên. Do đó, vợ chồng chị Duyên cần có sự cân nhắc, suy nghĩ thấu đáo để cùng đưa ra quyết định phù hợp nhất. Nếu chị Duyên vẫn còn băn khoăn và cần được tư vấn thêm, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí từ các luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

>> Xem thêm: Muốn ly hôn nhưng thương con, nên ly hôn hay tiếp tục chung sống?

 

vo-chong-khong-hop-nhau-co-nen-ly-hon
Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn?

Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn? Vai trò của con cái trong việc vợ chồng không hợp nhau

>> Tư vấn về những hậu quả con cái phải gánh chịu khi bố mẹ ly hôn, liên hệ ngay 1900.6174 

Con cái được ví như sợi dây gắn kết tình cảm giữa vợ và chồng để cả hai cùng phấn đấu nhằm mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Thông thường, nếu hai bên đã cảm thấy cuộc sống hôn nhân không hòa hợp, có những mâu thuẫn làm cho hạnh phúc tan vỡ và không thể kéo dài được nữa thì đơn xin ly hôn có thể là giải pháp để cả hai được tự do với cuộc sống mới. Tuy nhiên, khi vợ chồng đã có con cái thì việc đưa ra quyết định ly hôn không chỉ đơn giản là “muốn” hay “không muốn”, mà cần phải suy xét từ nhiều khía cạnh để tương lai của con được tốt đẹp hơn.

Thiết nghĩ, vợ chồng không nên vội vàng thực hiện thủ tục ly hôn, mà nên dành một khoảng thời gian để nhìn nhận lại quan hệ hôn nhân của mình. Vì sao vợ chồng lại không hợp nhau về những vấn đề trong cuộc sống gia đình? Nguyên nhân xảy ra những bất đồng, mâu thuẫn là do đâu? Ai là người có lỗi dẫn đến hạnh phúc gia đình bị rạn nứt? Nếu ly hôn thì con cái sẽ có cuộc sống tốt hơn hay không?… Chỉ khi cả hai đã cùng xem xét và có nghĩ đến lợi ích của con, thì có thể cân nhắc việc bỏ qua những lỗi lầm của nhau để tiếp tục chung sống vì con.

Còn trường hợp vợ chồng không hợp nhau và đã trải qua một khoảng thời gian chung sống trong cùng nhà, nhưng hạnh phúc hôn nhân không có sự tiến triển gì thì ly hôn có thể là cách giải quyết cuối cùng mà cả hai cần lựa chọn. Bởi việc tiếp tục cuộc hôn nhân chỉ khiến cho đôi bên thêm áp lực, căng thẳng khi giả vờ trước mặt con cái rằng ba mẹ vẫn đang hạnh phúc, nhưng thực chất đã không còn tình cảm với nhau nữa. Hiện nay, trong quá trình tư vấn, Luật sư thường hay gặp trường hợp vợ chồng không hợp nhau nên lựa chọn sống ly thân trong cùng nhà để thuận tiện chăm lo cho con. Có thể thấy, lợi ích trước mắt là con cái được sống trong tình yêu thương của ba và mẹ và không phải chịu cú sốc ba mẹ ly hôn.

Tuy nhiên, về lâu dài thì đây không phải là cách giải quyết tốt nhất cho cả vợ chồng và con cái. Bởi khi con cái đã đủ khả năng nhận thức về mọi thứ xung quanh, thì dễ dàng nhận biết được tình trạng hôn nhân của ba mẹ không hạnh phúc và hiện đang “đóng kịch” trước mặt con. Và khi đó chỉ khiến cho con cái bị ảnh hưởng lớn về tâm lý và có những suy nghĩ không đúng đắn về hôn nhân sau này. Ngoài ra, vợ chồng chỉ vì lý do thương con nên tạm thời cố gắng chung sống dù đã không còn hợp nhau trong cách suy nghĩ, tình cảm thì chỉ làm cho cho cả hai thêm bế tắc và không có lối thoát cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Như vậy, vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn có thể giải quyết nhanh chóng nhưng con cái chính là mối bận tâm lớn nhất. Con cái là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng. Khi vợ chồng không hợp nhau thì vấn đề con cái cũng chi phối khá nhiều đến việc đưa ra quyết định ly hôn hay vẫn duy trì đời sống hôn nhân. Trường hợp bạn đọc có nhu cầu được tư vấn về vai trò của con cái trong việc vợ chồng không hợp nhau, vui lòng liên hệ số máy 1900.6174 để được Luật sư giải đáp kịp thời!

>> Xem thêm: Chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không? Trình tự ly hôn từ A – Z

Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn? Vợ chồng không hợp nhau có phải là căn cứ ly hôn không?

Chị Lài (Tiền Giang) có thắc mắc như sau:

Dạ chào Luật sư tư vấn!

Tôi lấy chồng từ năm 19 tuổi và thông qua mai mối nên cả hai vẫn chưa tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn. Đã lấy nhau gần 2 năm nhưng chồng tôi vẫn không thay đổi cách cư xử đối với vợ con. Sau khi đi làm về, anh ấy thường hay tụ tập bạn bè ra quán để nhậu nhẹt mà không chăm lo gì cho những việc trong gia đình. Khi nhậu say về nhà vào buổi tối, anh ấy thường hay la mắng và nhiều lần đánh tôi. Khi sáng thức dậy, chồng tôi lại quên hết chuyện xảy ra trong đêm trước và đã nhiều lần xin lỗi, nhưng sau đó anh ấy lại chứng nào tật nấy.

Lần gần đây nhất, anh ấy nhậu quá say không còn làm chủ được bản thân nên đã đánh tôi bị thương phải nhập viện vài ngày. Sau khi sức khỏe đã ổn định, tôi có tìm cách nói chuyện với chồng nhưng anh ấy lại tỏ ra khó chịu mà không chịu nhận lỗi của mình. Tôi cảm thấy mình không được chồng tôn trọng, thấu hiểu và dường như chúng tôi không hợp nhau. Luật sư cho tôi hỏi: vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn? Trường hợp vợ chồng không hợp nhau có phải là căn cứ ly hôn không? Chân thành cảm ơn Luật sư!

>> Tư vấn chi tiết những căn cứ để vợ chồng ly hôn, liên hệ 1900.6174 

Trả lời:

Chào chị Lài! Cảm ơn chị đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi. Về câu hỏi vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn và không hợp nhau có phải là căn cứ ly hơn không, Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:

Hiện tại, pháp luật hôn nhân và gia đình chưa đưa ra một quy định cụ thể thừa nhận yếu tố vợ chồng không hợp nhau là căn cứ để các bên tiến đến việc ly hôn. Tuy nhiên, liên quan đến khía cạnh có hành vi bạo lực gia đình làm vợ chồng sống không hợp nhau,khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có đưa ra căn cứ để một trong các bên được quyền yêu cầu ly hôn. Cụ thể, Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như thông tin chị Lài đã cung cấp, chồng chị mỗi khi nhậu nhẹt say thì thường hay la mắng, có hành vi đánh chị, và nghiêm trọng hơn là lần gần đây chị bị chồng đánh phải nhập viện do bị chấn thương. Sau sự việc này, chồng chị vẫn không chịu thay đổi và nhận lỗi về phía mình dù cho chị đã hết lòng khuyên bảo. Do đó, đây chính là dấu hiệu cho thấy vợ chồng chị Lài đang không hợp nhau do chồng chị có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ và không cùng vợ chăm lo gì cho những việc trong gia đình.

Theo quy định trên, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn khi chứng minh được người chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của chị và từ đó cũng làm cho cuộc sống hôn nhân ngày càng trầm trọng, không hạnh phúc và không thể gắn bó với nhau thêm được nữa. Việc ly hôn sẽ làm phát sinh những hệ quả pháp lý về chia tài sản khi ly hôn cũng như các quyền nhân thân. Vì vậy, Luật sư nghĩ rằng trước khi đưa ra quyết định ly hôn với chồng, chị cũng nên thử trao đổi thẳng thắn với anh ấy một lần nữa và cả hai cũng nên suy xét trong trường hợp đã có con chung.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn tháo gỡ được vướng mắc vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn và căn cứ ly hôn. Trong trường hợp chị cần được hỗ trợ về thủ tục ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau, đừng ngần ngại gọi ngay đến Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để chúng tôi có thể hỗ trợ chị một cách nhanh chóng và trọn vẹn nhất!

Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn? Thủ tục ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau

Khi hai bên nam, nữ tự nguyện đến với nhau thì việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền được diễn ra với trình tự đơn giản hơn so với thủ tục ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau. Bởi vì việc ly hôn sẽ là sự kiện pháp lý làm phát sinh nhiều vấn đề không chỉ liên quan đến lợi ích của vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của con cái. Do đó, bạn hãy theo dõi phần trình bày chi tiết, chính xác của Luật sư ngay dưới đây để có thể áp dụng thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan một cách thuận tiện nhất!

vo-chong-khong-hop-nhau-co-nen-ly-hon-thu-tuc-ly-hon

Thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau

 

> Hướng dẫn chi tiết thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau, liên hệ 1900.6174 

Theo đó, thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau được áp dụng trong trường hợp các bên đã thống nhất với nhau tiến đến quyết định ly hôn do không tìm thấy điểm chung và sự hòa hợp trong tình cảm. Khi nhận được yêu cầu của các bên, về nguyên tắc Tòa án sẽ xem xét sự thỏa thuận của vợ chồng cũng như những điều kiện nhất định để giải quyết cho các bên ly hôn.

Điều kiện để thuận tình ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau

Về điều kiện để thuận tình ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau, tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ Tòa án chỉ công nhận việc ly hôn thuận tình khi cả hai bên đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

– Thứ nhất, việc ly hôn xuất phát từ sự tự nguyện của vợ chồng;

– Thứ hai, vợ chồng đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản;

– Thứ ba, vợ chồng đã thống nhất về việc ai sẽ là người trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn;

– Thứ tư, một yếu tố quan quan trọng liên quan đến việc thỏa thuận của vợ chồng đó là việc phân chia tài sản và quyền trực tiếp nuôi con phải dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của người vợ và con.

Như vậy, nếu sự thỏa thuận của vợ về việc thuận tình ly hôn không đáp ứng một trong các yêu cầu trên, thì yêu cầu ly hôn của các bên sẽ không có giá trị pháp lý và Tòa án sẽ không thụ lý để giải quyết.

Hồ sơ thuận tình ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau

Theo đó, khi vợ chồng đã thỏa thuận để thống nhất một số vấn đề mà pháp luật quy định khi thuận tình ly hôn, thì các bên cần chuẩn hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

Đơn xin thuận tình ly hôn với những nội dung cơ bản như:

+ Thông tin cá nhân của hai bên vợ chồng;

+ Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết như quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản chung…

+ Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề mà hai bên đặt ra khi ly hôn;

+ Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên;

+ Những thông tin khác có liên quan.

– Giấy chứng nhận kết hôn: Bản gốc;

– Hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ và chồng, giấy khai sinh của con chung (trường hợp vợ chồng có con): Bản sao có công chứng/chứng thực;

– Các loại giấy tờ chứng minh về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

– Giấy tờ chứng minh một bên vợ hoặc chồng có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt cho con trong trường hợp người đó giành được quyền nuôi con khi ly hôn.

Thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau

Sau khi đã thống nhất thuận tình ly hôn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, vợ chồng cần chú ý đến trình tự các bước trong thủ tục thuận tình ly hôn dưới đây để được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu của các bên. Cụ thể, căn cứ tại các Điều 190, Điều 363, Điều 365, Điều 366 và Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019:

Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình

Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Theo quy định, vợ chồng cần nộp hồ sơ thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.

Về cách thức nộp hồ sơ đến Tòa án có thể được thực hiện thông qua 03 cách thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn

Trường hợp hồ sơ thuận tình ly hôn chưa đầy đủ nội dung theo quy định thì Thẩm phán sẽ yêu cầu vợ chồng sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Khi vợ chồng đã thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự theo quy định.

Bước 3: Thụ lý yêu cầu thuận tình ly hôn

Tòa án sẽ thông báo giải quyết thuận tình ly hôn cho vợ chồng có yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn về việc nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí.

Tòa án thụ lý yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn khi vợ chồng đã nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Bước 4: Thông báo việc thụ lý yêu cầu giải quyết vụ việc thuận tình ly hôn

Theo đó, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho vợ chồng về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu.

Bước 5: Mở phiên họp công khai giải quyết vụ việc thuận tình ly hôn

Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết vụ việc ly hôn thuận tình khi vợ ngoại tình: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

Về cách thức giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng tại phiên họp:

– Sau khi hòa giải, nếu vợ chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn theo quy định;

– Trường hợp vợ chồng hòa giải đoàn tụ không thành và hai bên vẫn quyết định việc ly hôn thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn;

– Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về thuận tình ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết trong trường hợp vợ chồng hòa giải đoàn tụ không thành và hai bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản; việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn.

Trên đây là giải đáp về thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết và kỹ càng hơn.

Thủ tục đơn phương ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau

>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục đơn phương ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau, liên hệ 1900.6174 

Nếu vợ chồng không hợp nhau và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn chỉ xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của một bên, thì thủ tục đơn phương ly hôn sẽ được áp dụng trong trường hợp này.

Điều kiện để đơn phương ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau

Căn cứ theo cơ sở pháp lý tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những điều kiện để vợ hoặc chồng yêu cầu đơn phương ly hôn (hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên) được nêu cụ thể như sau:

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành;

– Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng;

– Hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Với mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con, pháp luật cũng đặt ra yêu cầu người chồng không được thực hiện quyền yêu cầu đơn phương ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Hồ sơ đơn phương ly hôn

Theo đó, thành phần hồ sơ đơn phương ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau cũng khá tương tự với hồ sơ thuận tình ly hôn, cụ thể gồm các giấy tờ sau đây:

– Đơn xin đơn phương ly hôn với những nội dung như sau:

+ Thông tin cá nhân của vợ và chồng;

+ Lý do để xin đơn phương ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau như mâu thuẫn giữa các bên ở mức nghiêm trọng, không có hạnh phúc gia đình, không thể tiếp tục chung sống và mục đích hôn nhân không đạt được…;

+ Những yêu cầu sau khi ly hôn cần được Tòa án giải quyết: Việc phân chia tài sản chung, quyền trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ trả nợ chung…

– Các bằng chứng chứng minh việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng của nghĩa vụ của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân;

– Các loại giấy tờ còn lại được Luật sư nêu trong thành phần hồ sơ thuận tình ly hôn.

Thủ tục đơn phương ly hôn

Căn cứ theo các Điều 190, Điều 191, Điều 193, Điều 195, Điều 196, Điều 203, Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020, thủ tục đơn phương ly hôn bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu đơn phương ly hôn

Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, thì vợ hoặc chồng tiến hành nộp hồ sơ đến Tòa án cấp quận/huyện nơi nơi bị đơn cư trú, làm việc. Tuy nhiên, nếu vụ án ly hôn có đương sự (vợ hoặc chồng) ở nước ngoài thì sẽ thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Về cách nộp hồ sơ đơn phương ly hôn đến Tòa án: Được thực hiện tương tự như trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu đơn phương ly hôn

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xin đơn phương ly hôn của vợ hoặc chồng, Tòa án sẽ đưa ra một trong các quyết định sau:

– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đơn phương ly hôn trong thời hạn không quá 01 tháng kể từ khi nhận thông báo từ Thẩm phán. Khi hồ sơ được sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định thì Thẩm phán tiếp tục thụ lý vụ án;

– Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;

– Chuyển đơn xin đơn phương ly hôn cùng hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và thực hiện thông báo cho người có yêu cầu biết về việc yêu cầu xin ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

– Trả lại đơn xin đơn phương ly hôn cùng hồ sơ cho người có yêu cầu nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Thực hiện nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định

Khi hồ sơ đơn phương ly hôn đã hợp lệ, Thẩm phán sẽ giao cho người có yêu cầu xin ly hôn giấy báo nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, người này cần phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

Bước 4: Tòa án triệu tập các đương sự của vụ án đơn phương ly hôn

Vụ án đơn phương ly hôn sẽ có thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, hoặc có thể được gia hạn nhưng không quá 02 tháng trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.

Theo quy định, các quyết định được Thẩm phán đưa ra trong thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm:

– Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

– Tạm đình chỉ/đình chỉ giải quyết vụ án;

– Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án đơn phương ly hôn theo quy định

Về thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đơn phương ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau: Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đơn phương ly hôn trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ly hôn đơn phương ra xét xử.

Sau khi đã xét xử vụ án đơn phương ly hôn, việc cấp trích lục và gửi bản án được thực hiện trong thời gian dưới đây:

– Đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa;

– Đương sự được Tòa án giao hoặc gửi bản án trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Trên đây là quy định về thủ tục ly hôn khi vợ chồng không hợp nhau trong đời sống hôn nhân. Nếu như bạn vẫn phân vân chưa thể quyết định liệu vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn hay trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý trên bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn? Phân chia quyền nuôi con thế nào khi vợ chồng ly hôn do không hợp nhau?

Chị Nguyên (Đồng Nai) có thắc mắc như sau:

Chào Luật sư tư vấn!

Vợ chồng tôi đã kết hôn với nhau được gần 4 năm và hiện tại có một bé gái được 2 tuổi. Sau khi sinh con, cuộc sống của vợ chồng bận rộn hơn và từ đó chúng tôi hay bất đồng quan điểm, cãi vã nhau nhiều hơn. Anh ấy bắt tôi phải ở nhà chăm sóc con, nhưng tôi không đồng ý vì công việc của tôi đang ổn định với mức lương đủ để hai mẹ con có thể sinh hoạt và tiêu dùng trong tháng. Ý kiến của tôi thì muốn nhờ ông bà ngoại trông coi cháu vào ban ngày để chiều tan việc thì tôi rước cháu về nhà. Tuy nhiên, chồng tôi lại không đồng ý. Tôi nghĩ rằng mình là phụ nữ thì cũng có quyền được đi làm, chứ không thể chịu sự sắp đặt theo ý muốn của chồng.

Cứ như thế, vợ chồng tôi cứ cãi nhau với mức độ thường xuyên hơn và dẫn đến cả hai đã sống ly thân. Do tính chất công việc nên chồng tôi thường đi công tác gần 2 tuần trong một tháng. Tôi cảm thấy tình cảm của chúng tôi không còn mặn nồng như trước. Dường như tôi và anh ấy không có tiếng nói chung khi bàn bạc về các vấn đề trong gia đình. Tôi có ý định ly hôn với chồng để cả hai sẽ có những sự lựa chọn tốt đẹp hơn. Điều tôi băn khoăn nhất là việc phân chia quyền nuôi con như thế nào khi vợ chồng ly hôn do không hợp nhau? Rất mong được Luật sư giải đáp!.

>> Tư vấn chi tiết về phân chia quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn, liên hệ 1900.6174 

Trả lời:

Cảm ơn chị Nguyên đã gửi thắc mắc đến luật sư! Về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn do không hợp nhau, luật sư xin gửi đến chị lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật Hôn và gia đình năm 2014 quy định như sau:

+ Thứ nhất, vợ, chồng sẽ tiến hành thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và vì lợi ích của con để xác định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

+ Thứ hai, trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau, Tòa án sẽ quyết định việc giao con cho một bên vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con như điều kiện được phát triển về thể chất, tinh thần và điều kiện được học tập;

+ Thứ ba, trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con với mục đích giúp con có được một cuộc sống phù hợp nhất đối với mình;

+ Thứ tư, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ được Tòa án giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo thông tin chị Nguyên cung cấp cho chúng tôi, do con chung của vợ chồng chị chỉ mới được 2 tuổi (tức dưới 36 tháng tuổi), nên trường hợp chị yêu cầu giải quyết ly hôn thì về nguyên tắc Tòa án sẽ giao cho chị trực tiếp nuôi con.

Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra trường hợp nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có thể Tòa án sẽ xem xét không giao quyền trực tiếp nuôi con cho người đó. Do đó, để có thể giành quyền nuôi con thì chị Nguyên cần chứng minh bản thân đảm bảo đủ điều kiện để có thể chăm lo tốt cho con về mọi mặt như chị có công việc với mức lương ổn định, có môi trường sống và cách giáo dục phù hợp với sự phát triển của con…

Ngoài ra, chị cũng cần chứng minh chồng chị không đảm bảo đủ các yếu tố để nuôi dạy con tốt như việc anh ấy thường đi công tác nhiều ngày trong tháng, nên sẽ bất lợi về mặt thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng con. Khi có đầy đủ các bằng chứng như trên thì chị sẽ có những thuận lợi nhất định trong việc được Tòa án giao quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trên đây là giải đáp về vấn đề phân chia quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn do không hợp nhau. Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này, hãy nhanh tay nhấc máy và gọi về cho Luật sư với số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật miễn phí!

vo-chong-khong-hop-nhau-co-nen-ly-hon

Tài sản chung chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn do không hợp nhau?

Anh Huân (Bình Dương) có câu hỏi như sau:

Dạ thưa Luật sư!

Vợ chồng tôi đã lấy nhau được hơn 6 năm và có 2 con chung. Trong quá trình chung sống, chúng tôi luôn cố gắng phấn đấu làm việc để có tiền xây một căn nhà và mua 2 chiếc xe máy để cả hai thuận tiện đi lại. Cuộc sống gia đình vẫn hạnh phúc cho đến khi tôi phát hiện vợ tôi đang ngoại tình với một người đàn ông khác hiện đang là giám đốc của một công ty lớn khoảng 03 tháng nay. Cô ấy bảo rằng lý do ngoại tình xuất phát từ kinh tế gia đình không được khá giả nên muốn có một cuộc sống sung sướng hơn. Do nhận thấy tình cảm vợ chồng đã không thể níu kéo và không còn hợp nhau, nên tôi nghĩ việc ly hôn là giải pháp tốt nhất cho cả hai.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn? Vấn đề tài sản chung được chia như thế nào khi vợ chồng ly hôn do không hợp nhau? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

>> Tư vấn về các nguyên tắc phân chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn, liên hệ 1900.6174 

Trả lời:

Chào anh Huân, chúng tôi xin cảm ơn anh đã tin tưởng chia sẻ vấn đề thắc mắc của mình tới Luật sư. Liên quan đến vấn đề vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn không và phân chia tài sản khi ly hôn, các luật sư đã nghiên cứu và đưa ra lời tư vấn như sau:

Đối với khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng đều có những đóng góp nhất định về công sức, tiền bạc cho quá trình tạo lập tài sản đó. Về nguyên tắc, vợ chồng sẽ bình đẳng với nhau về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Thứ nhất, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Thứ hai, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Thứ ba, việc phân chia tài sản phải bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Thứ tư, việc phân chia tài sản có tính đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Theo thông tin anh chia sẻ, vợ chồng anh đã tạo lập được một căn nhà và mua hai chiếc xe máy trong quá trình chung sống. Do đó, theo quy định thì tài sản chung của vợ chồng anh sẽ được Tòa án giải quyết chia đôi, nhưng có tính đến các yếu tố mà Luật sư đã nêu ở trên. Có thể thấy, việc vợ anh có hành vi ngoại tình là vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân. Khi đó, việc giải quyết chia tài sản chung khi ly hôn sẽ có tính đến yếu tố lỗi của vợ anh trong việc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của luật sư đã phần nào giúp bạn nắm rõ được quy định của pháp luật hiện hành trong việc phân chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn do không hợp nhau. Vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn cần phải có sự cân nhắc cả về quan hệ tài sản khi ly hôn. Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ tư vấn bất kỳ vấn đề nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp cụ thể, chi tiết nhất!

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích mà Luật Thiên Mã cung cấp đến các bạn về vấn đề vợ chồng không hợp nhau có nên ly hôn. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã giải đáp được vướng mắc cũng như nhận được lời khuyên từ Luật sư để có cách giải quyết vừa thấu lý, nghĩa tình đối với quan hệ hôn nhân của mình. Trong trường hợp bạn cần Luật sư hỗ trợ, hãy kết nối ngay qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất!