Thuê luật sư giành quyền nuôi con là dịch vụ mà rất nhiều bậc cha mẹ sau khi ly hôn quan tâm đến. Bởi con cái chính là tài sản lớn nhất những người làm cha làm mẹ. Vì vậy, ngoài những tranh chấp về tiền của, đất đai, nhà cửa… thì việc quyền nuôi con thuộc về ai cũng là một vấn đề cần được xác định rõ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nắm rõ các quy định về pháp luật. Vì vậy, sự xuất hiện của dịch vụ tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn là một giải pháp hoàn hảo cho các cặp vợ chồng sau hôn nhân. Trong bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp cho độc giả những vấn đề về pháp lý cũng như tư vấn ly hôn và quyền nuôi con.
Kinh nghiệm giành quyền nuôi con đúng pháp luật
Thế nào là giành quyền nuôi con đúng pháp luật?
Quyền nuôi con luôn là vấn đề nhức nhối của các cặp vợ chồng khi ly hôn. Những vụ án giành quyền nuôi con thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Đó là lý do mà nhiều người tìm đến dịch vụ thuê luật sư giành quyền nuôi con. Vậy giành quyền nuôi con là thế nào? Có thể hiểu đơn giản, giành quyền nuôi con là những tranh chấp phát sinh về vấn đề con cái của các cặp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau sau khi ly hôn.
Quy định của pháp luật về giành quyền nuôi con
Vậy pháp luật nước ta quy định như thế nào về vấn đề giành quyền nuôi con. Hiện nay, chưa có một bộ luật cụ thể riêng biệt nào về vấn đề này, tuy nhiên trong luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có điều luật quy định về việc trông nom, chăm sóc và giáo dục con cái sau ly hôn. Trong điều 81 của bộ luật này có quy định:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân mình theo quy định của luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền về mọi mặt của con.
Giành quyền nuôi con đúng pháp luật như thế nào?
Như vậy, để giành quyền nuôi con đúng pháp luật thì vợ chồng phải đáp ứng đủ điều kiện để giành quyền nuôi con như pháp luật đã quy định. Cụ thể như sau:
Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi
Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, thì người mẹ sẽ được giao quyền trực tiếp nuôi con ( khoản 3 điều 81 luật Hôn nhân và gia đình 2014). Có nghĩa là nếu 2 vợ chồng ly hôn khi có 2 con nhỏ dưới 3 tuổi thì người mẹ sẽ giành được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trường hợp con từ 3-7 tuổi
Vợ chồng khi ly hôn phải thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên với con sau khi ly hôn.Nếu đã thỏa thuận rồi những vẫn không đạt được sự thống nhất giữa hai bên thì Tòa án quyết định quyền nuôi con cho người có đủ điều kiện và vẫn đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.
Trường hợp con đã trên 7 tuổi
Trong trường hợp con đã đủ 7 tuổi trở lên, có nhận thức và suy nghĩ của riêng mình thì tòa án phải xem xét cả nguyện vọng của con khi ra quyết định. Bên cạnh việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của đứa trẻ, Tòa án có nghĩa vụ phải hỏi nguyện vọng của con, xem đứa trẻ mong muốn sống cùng với cha hay mẹ sau khi họ ly hôn. Mong muốn, nguyện vọng của đứa trẻ là một nhân tố vô cùng quan trọng.
Điều kiện giành quyền nuôi con đúng pháp luật
Để giành được quyền nuôi con đúng pháp luật, người muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về mặt vật chất, tinh thần, nhân phẩm, đạo đức và sức khỏe. Vì vậy, khi thuê luật sư giành quyền nuôi con, khách hàng cần thể hiện rõ những gì mình có trong các khía cạnh này cho luật sư của mình được biết.
Điều kiện về vật chất
Vật chất là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cha hoặc mẹ giành quyền nuôi con khi ra tòa. Người được quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đứa trẻ phải đáp ứng được điều kiện vật chất tốt nhất, có khả năng tài chính để đảm bảo những nhu cầu cơ bản và tối thiểu cho đứa trẻ như ăn uống, học tập, vui chơi…
Những hồ sơ tài liệu chứng minh được thu nhập hàng tháng và khả năng tài chính là một trong những bằng chứng vô cùng cần thiết để có thể giành quyền nuôi con trước tòa. Vì vậy, khi thuê luật sư giành quyền nuôi con, khách hàng nên yêu cầu luật sư giúp phân tích và đưa ra giấy tờ có giá trị chứng minh điều kiện vật chất tốt của bản thân.
Người có quyền trực tiếp nuôi con không bắt buộc phải vô cùng giàu có. Pháp luật không có quy định này, tuy nhiên người giành được quyền nuôi con phải có đủ điều kiện vật chất để đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu cho đứa trẻ. Ví dụ với một đứa trẻ 7 tuổi thì phải được ăn uống đầy đủ, được đến trường và vui chơi…
Điều kiện về tinh thần
Tất nhiên chỉ vật chất thôi là chưa đủ, người có quyền trực tiếp nuôi con cũng phải đáp ứng được điều kiện về mặt tinh thần như cha mẹ có thực sự yêu thương con hay không? Có thói hư tật xấu hay không? Có thời gian dành cho con hay không? Cả hai bên phải đảm bảo được bản thân có thời gian dành cho con để đứa trẻ được lớn lên trong môi trường tốt nhất, toàn diện về sức khỏe và tinh thần.
Điều kiện về sức khỏe của cha mẹ
Để giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn, cha mẹ phải là người có cơ thể khỏe mạnh. Sức khỏe của cha mẹ chính là điều kiện để tòa án đưa ra phán quyết. Người có quyền trực tiếp chăm sóc con phải là người có sức khỏe ổn định để đảm bảo có thể trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con một cách tốt nhất.
Nhân phẩm đạo đức của người nuôi dưỡng
Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Đứa trẻ có thể bắt chước những hành vi của người nuôi dưỡng chúng. Đó là lý do người trực tiếp nuôi con phải có nhân phẩm và đạo đức tốt. Nếu bản thân là người có tiền án tiền sự thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi tranh chấp quyền nuôi con trong phiên xét xử của Tòa án.
Những trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con
Theo điều 85 luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha, với con chưa thành niên, cha mẹ bị hạn chế quyền nuôi con trong trường hợp:
- Có lối sống đồi trụy
- Xúi giục, cưỡng ép con thực hiện những hành vi trái đạo đức và pháp luật
- Tự ý phát tán tài sản của con
- Bị kết án về tội: xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con
Tòa có thể căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ra quyết định không cho cha mẹ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc làm đại diện pháp luật cho con trong thời gian từ 1 đến 5 năm.
Dịch vụ thuê luật sư giành quyền nuôi con sau ly hôn tại Luật Thiên Mã
Luật Thiên Mã là một đơn vị uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành luật. Chúng tôi đã từng tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn cho rất nhiều khách hàng. Khi thuê luật sư giành quyền nuôi con tại Luật Thiên Mã, quý khách sẽ được tư vấn ly hôn và quyền nuôi con một cách kỹ càng về các vấn đề như:
- Trường hợp nào thì cha mẹ giành được quyền nuôi con trực tiếp
- Độ tuổi của con có ảnh hưởng đến việc ai là người có quyền nuôi con không
- Những điều kiện nào để cha mẹ có thể thắng lợi trong việc giành quyền nuôi con
- Quyền của cha mẹ với con sau khi ly hôn
- Nếu không nhận được quyền nuôi con thì nghĩa vụ cấp dưỡng của đối phương là gì
- Hỗ trợ khách hàng viết đơn giành quyền nuôi con
- Tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn
- Giúp khách hàng làm hồ sơ, bằng chứng chứng minh bản thân đủ điều kiện nuôi con
Chi phí thuê luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?
Phí thuê luật sư giành quyền nuôi con sau ly hôn sẽ được xác định cụ thể theo từng vụ việc. Thông thường, giá thuê luật sư giành quyền nuôi con dao động từ 5.000.000 – 80.000.000 đồng. Mức giá này có thể thay đổi tùy theo lựa chọn của khách hàng và sự phức tạp của vụ việc.
- Giá thuê luật sư tư vấn giành quyền nuôi con soạn đơn từ, hoặc văn bản trong khoảng 500.000-5.000.000/ 1 yêu cầu công việc
- Giá thuê luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn từ 800.000-5.000.000/1h.
- Giá thuê luật sư tư vấn giành quyền ly hôn và tham gia tranh tụng từ 50.000.000-200.000.00/1 vụ việc.
Giấy tờ – tài liệu cần thiết khi giành quyền nuôi con
Để giành được quyền nuôi con khi ly hôn, cha mẹ cần chuẩn bị một số giấy tờ như:
- Đơn xin giành quyền nuôi con
- Giấy cam kết quyền nuôi con
- Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện nuôi con như giấy khám sức khỏe, hợp đồng lao động, thu nhập cá nhân…
Để đảm bảo giấy tờ theo đúng tiêu chuẩn của pháp luật, cha mẹ có thể thuê luật sư giành quyền nuôi con được hướng dẫn soạn thảo đơn từ một cách chính xác.
Các trường hợp giành quyền nuôi con phổ biến
Trường hợp chưa đăng ký kết hôn
Trong trường hợp cha và mẹ chưa có giấy đăng ký kết hôn hợp pháp thì hai bên phải thỏa thuận với nhau để đạt được thống nhất. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể thỏa thuận thì phải có bằng chứng chứng minh bản thân có điều kiện tốt hơn đối phương, có thể trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con tốt hơn.
Thực tế, theo luật Hôn nhân và gia đình, nếu hai người không đăng ký kết hôn với nhau thì mối quan hệ vợ chồng chưa được pháp luật công nhận. Cũng có nghĩa là không có quyền, hay nghĩa vụ vợ chồng nào giữa cả hai bên. Nhưng, quyền và nghĩa vụ với con vẫn được pháp luật xác lập. Vì vậy, khi hai người không sống chung với nhau nữa và muốn giành quyền nuôi con thì có phải thỏa thuận với nhau. Nếu không thể đi đến sự thống nhất thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để ra quyết định.
Nếu con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét cả yếu tố mong muốn, nguyện vọng của con. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định mà tòa án còn phải xem xét về điều kiện của cả 2 bên giành quyền nuôi con.
Nếu con nhỏ hơn 36 tháng tuổi, người mẹ sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện thì quyền nuôi con sẽ được xem xét cho cha hoặc người khác đủ điều kiện.
Trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình
Đây cũng là một trong những trường hợp phổ biến trong các vụ giành quyền nuôi con sau ly hôn. Ai là người có quyền nuôi con vẫn dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, nếu không thể thỏa thuận, cha mẹ có thể trình ra bằng chứng chứng minh lỗi thuộc về đối phương. Điều này có nghĩa là người có lỗi không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về sức khỏe và tâm lý của con.
Trường hợp con trên 7 tuổi
Nếu đứa trẻ đã trên 7 tuổi, Tòa án phải hỏi ý kiến và nguyện vọng của con. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, nguyện vọng của con chỉ là yếu tố có ý nghĩa tham khảo. Việc ai có quyền nuôi con còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật chất, tinh thần, sức khỏe… nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.
Trong trường hợp đứa trẻ không đồng ý ở cùng bố hoặc mẹ thì hai bên có thể đưa ra bằng chứng chứng minh bản thân đủ khả năng nuôi con để giành quyền trực tiếp nuôi con.
Cơ sở pháp lý khi thay đổi quyền nuôi con
Như vậy, sau khi Tòa án ra quyết định, cha mẹ vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp hai bên không hiểu rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này, có thể thuê luật sư giành quyền nuôi con để được tư vấn ly hôn và quyền nuôi con theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin chi tiết về dịch vụ thuê luật sư giành quyền nuôi con. Nếu quý khách cần được tư vấn ly hôn và quyền nuôi con, hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn cho khách hàng chi tiết từ A-Z.