action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không? Trình tự ly hôn từ A – Z

Chồng nghiện ma túy có nên ly hôn? Quan hệ với người nghiện ma túy có sao không? Có lẽ để đưa ra quyết định cho vấn đề trên cũng là điều khá khó khăn đối với những người vợ đang trong hoàn cảnh này. Bởi câu trả lời không chỉ đơn giản là “nên” hay “không nên”, mà cần có sự suy xét thấu đáo với nhiều khía cạnh như hạnh phúc gia đình, tương lai của con, uy tín của bản thân hay việc phân chia tài sản, quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

Do đó, ngay trong bài viết dưới đây, Luật sư tại Luật Thiên Mã sẽ đưa ra lời tư vấn không chỉ đơn thuần là lời giải đáp cho các câu hỏi, mà đó còn là những lời khuyên chân thành để các bạn có thể áp dụng giải quyết vấn đề mà mình gặp phải một cách thấu tình đạt lý nhất. Trong cuộc sống hôn nhân, nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào cần được chia sẻ, vui lòng liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và miễn phí!

chong-nghien-ma-tuy-co-nen-ly-hon
Chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không? Trình tự ly hôn vì chồng nghiện ma túy như thế nào?

Chồng nghiện ma túy có nên ly hôn?

Chị Ngọc Hoa (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

“Dạ chào Luật sư!

Vợ chồng tôi đã kết hôn được gần 05 năm và có một con trai 02 tuổi. Do điều kiện công việc, nên chồng tôi được phân công đi công tác xa khoảng 01 năm. Vì khi đi công tác sẽ được mức lương cao để có thể chăm lo tốt hơn cho con, nên vợ chồng tôi cũng chấp nhận ở xa nhau một thời gian.

Cuộc sống gia đình vẫn diễn ra bình thường khi mỗi tháng anh về một lần và gửi tiền để cùng tôi lo cho con. Tuy nhiên, gần 02 tháng nay anh ấy không về nhà và tiền gửi cho vợ con cũng ít dần. Tôi có gọi điện thì anh nói công việc bận rộn nên không về được. Vì lo cho chồng nên tôi đã sắp xếp thời gian lên chỗ ở của anh, thì hóa ra gần đây anh theo đám bạn dùng hết tiền để hút chích ma túy và nghiện ngập. Do nghiện ma túy nên sức khỏe, tinh thần không được ổn định dẫn đến công ty cũng đã cho anh thôi việc.

Hiện tại, tôi cảm thấy áp lực vì phải gánh vác kinh tế gia đình, vừa phải chăm sóc con và lo cho cả chồng, vì khi lên cơn nghiện thì anh ấy không tự chủ được bản thân. Tôi không biết những ngày tháng sắp tới sẽ thế nào và sợ con bị ảnh hưởng tâm lý khi có một người bố nghiện ngập. Tôi xin nhờ Luật sư đưa ra lời khuyên về việc chồng nghiện ma túy có nên ly hôn hay không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Hoa đã gửi thắc mắc đến chúng tôi! Luật sư cũng rất thấu hiểu những lo lắng, áp lực mà chị gặp phải, sau đây, Luật sư đưa ra lời tư vấn về vấn đề chồng nghiện ma túy có nên ly hôn của chị như sau:

Để xác lập một quan hệ hôn nhân chính thức thông qua việc đăng ký kết hôn là cả một quá trình vợ chồng cùng tìm hiểu để cảm nhận có sự hòa hợp về tình cảm và lý tưởng xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, vợ chồng sẽ không thể tránh khỏi những “sóng gió” làm cho hạnh phúc gia đình đổ vỡ và một ý định không ai muốn nghĩ đến đó là ly hôn để mỗi người có một cuộc sống riêng.

Có thể nói, khi người chồng đi vào con đường nghiện ma túy, thì đây chính là chất xúc tác làm cho tình trạng hôn nhân trở nên trầm trọng và khiến cho người vợ thêm áp lực khi phải đưa ra quyết định tiếp tục cuộc hôn nhân này hay chấm dứt bằng việc ly hôn. Như thông tin chị Hoa chia sẻ, chồng chị sử dụng ma túy và dấn thân vào con đường nghiện ngập khoảng vài tháng nay. Mặc dù vậy nhưng chị vẫn cố gắng chăm lo gia đình và lo cho chồng những lúc anh ấy lên cơn nghiện thuốc. Đặc biệt, chị vẫn chưa quyết định vội việc ly hôn với chồng để chấm dứt cuộc hôn nhân. Qua những chi tiết trên, Luật sư cảm nhận được chị Hoa vẫn còn tình cảm với chồng và vẫn muốn vun đắp để xây dựng lại hạnh phúc gia đình. Trong hoàn cảnh này, Luật sư xin phép gửi đến chị lời khuyên như sau:

Chị nên tìm cách để trao đổi, nói chuyện một cách nghiêm túc, chân thành với chồng về việc anh ấy nên đi đến trung tâm cai nghiện ma túy trong một khoảng thời gian để chấm dứt hẳn việc nghiện ngập, và sau đó trở về gia đình để cùng chị chăm lo cho con. Để gia tăng sự thuyết phục, chị có thể nhờ bố mẹ hai bên và bạn bè thân thiết của chồng để khuyên anh ấy tiến hành sớm việc cai nghiện của bản thân. Chính sự quan tâm cùng những lời khuyên, tình cảm chân thành từ mọi người chính là nguồn năng lượng tích cực giúp chồng chị vượt qua những khó khăn trong thời gian này.

Chị Hoa cũng cần chú ý chỉ nên trao đổi trực tiếp với chồng khi anh ấy thật sự tỉnh táo, bởi những lúc lên cơn nghiện thì anh ấy sẽ không thể tập trung để tiếp nhận, suy xét những lời khuyên từ mọi người. Nếu sau khi đã thực hiện việc khuyên răn, mà chồng chị đã nhận thấy lỗi của mình và có sự quyết tâm cai nghiện ma túy, thì chị nên cho anh ấy một cơ hội sửa sai để tiếp tục cùng chị dựng xây một gia đình hạnh phúc.

Tuy nhiên, nếu chồng chị vẫn không tìm cách khắc phục lỗi lầm của mình và tình trạng nghiện ma túy diễn ra theo hướng trầm trọng hơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế gia đình, tình cảm vợ chồng và con cái, thì chị có thể xem xét đến việc ly hôn.

Có thể thấy, việc người chồng rơi vào con đường nghiện ngập là điều không ai mong muốn xảy ra. Khi là người trong cuộc, người vợ cần cân nhắc, xem xét thấu đáo để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Nếu chị Hoa vẫn chưa thể tìm được cách giải quyết phù hợp nhất cho cuộc hôn nhân của mình hoặc chị còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề chồng nghiện ma túy có nên ly hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư nhanh chóng đưa ra lời khuyên và hỗ trợ kịp thời!

Chồng đi tù, cai nghiện, vợ có được đơn phương ly hôn không?

Chị My (Bình Dương) có thắc mắc như sau:

“Thân chào Luật sư!

Trong quá trình vợ chồng tôi tìm hiểu nhau, có một thời gian chồng tôi bị bạn bè xấu dụ dỗ hút chích ma túy và được tôi cùng gia đình anh kịp thời phát hiện. Lúc đó, anh ấy hứa sẽ không bao giờ sử dụng ma túy dù chỉ một lần. Tôi cũng thấy được ý chí quyết tâm của anh ấy nên đã quyết định kết hôn.

Dạo gần đây, việc kinh doanh của vợ chồng tôi bị thua lỗ và chồng tôi hay ra ngoài để đi nhậu cùng bạn bè. Nhưng không ngờ chồng tôi đã quay trở lại con đường nghiện ma túy mà anh từng vấp phải. Khi về nhà, anh ấy trong tình trạng say xỉn và lên cơn nghiện thì anh lại la mắng và đã nhiều lần dùng tay đánh vào mặt tôi. Sau đó, bản thân tôi càng sốc hơn khi anh ấy vướng vào đường dây tàng trữ trái phép chất ma túy và bị Tòa án truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù.

Tôi cảm thấy đau khổ tột cùng khi quá nhiều biến cố xảy ra với gia đình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng đưa ra quyết định muốn kết thúc cuộc hôn nhân này. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp chồng đi tù, cai nghiện, vợ có được đơn phương ly hôn không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác chồng đi tù, cai nghiện, vợ có nên ly hôn không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị My đã tin tưởng và chia sẻ câu chuyện của mình đến chúng tôi! Với vấn đề chị đặt ra, Luật sư xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Sau nhiều năm chung sống với nhau, khi phát hiện chồng nghiện ngập và vướng vào vòng lao lý do phạm tội liên quan đến ma túy là điều làm cho những người vợ, người con phải chịu đựng nỗi đau xót khó nguôi ngoai, và dẫn đến hạnh phúc hôn nhân có nguy cơ tan vỡ. Vậy, khi người chồng đi tù, cai nghiện, thì pháp luật có cho phép người vợ được đơn phương ly hôn hay không?

Theo cơ sở pháp lý tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì người vợ hoặc người chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Ngoài ra, căn cứ để người vợ được quyền đơn phương ly hôn được ghi nhận rõ tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể, trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ như sau:

– Việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;

– Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Từ quy định trên, có thể thấy rằng người vợ hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn với chồng khi cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng (bạo lực gia đình; hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm…) và khiến mục đích hôn nhân không đạt được hạnh phúc mà cả hai bên mong đợi.

Theo thông tin chị My đã cung cấp, chồng chị vướng vào con đường nghiện ma túy và bị áp dụng hình phạt tù với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Chị cũng có chia sẻ thêm khi chồng chị say xỉn và lên cơn nghiện thì có hành vi chửi bới, dùng tay đánh vào mặt chị nhiều lần, tức chồng chị có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ của mình. Từ những yếu tố trên, chị My có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án cho phép ly hôn đơn phương do người chồng có hành vi bạo lực gia đình, nghiện ma túy và bị truy cứu trách nhiệm hình sự làm cho tình trạng cuộc hôn nhân thêm trầm trọng và hạnh phúc trong hôn nhân không đạt được.

Như vậy, Luật sư đã đưa ra lời giải đáp chi tiết theo quy định hiện hành về việc chồng đi tù, cai nghiện, vợ có được đơn phương ly hôn không? Chúng tôi mong rằng chị My sẽ có được giải pháp phù hợp nhất cho cuộc hôn nhân của vợ chồng chị. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề chồng nghiện ma túy có nên ly hôn đơn phương hoặc chị có nhu cầu tìm hiểu thêm về thủ tục ly hôn khi chồng nghiện ma túy, đừng ngần ngại liên hệ với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được lời tư vấn chính xác và đúng luật định!

Chông nghiện ma túy phải làm sao để ly hôn?

Chị Loan (Hậu Giang) có câu hỏi như sau:

“Dạ thưa Luật sư tư vấn!

Thông qua mai mối từ người thân, vợ chồng tôi quen nhau được khoảng mấy tháng rồi tiến đến việc kết hôn. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi hạnh phúc được 02 năm đến khi mang thai đứa con đầu lòng, thì tôi phát hiện chồng tôi đang sử dụng và nghiện ma túy. Vì hạnh phúc gia đình, tình yêu thương dành cho chồng, con nên tôi đã hết lòng khuyên bảo, động viên chồng cai nghiện, chấm dứt việc sử dụng ma túy để giữ gìn hạnh phúc gia đình, cùng tôi chăm lo làm ăn để nuôi con, nhưng lời khuyên của tôi như “nước đổ đầu vịt” và anh ấy vẫn không chịu từ bỏ.

Cách đây một tháng, chồng tôi đã bán một chiếc nhẫn là vàng cưới được ba mẹ chồng cho, và anh đã dùng số tiền đó để hút chích ma túy. Tôi có hỏi nhưng anh vẫn không chịu thừa nhận và còn lớn tiếng la mắng tôi. Tôi đã khóc rất nhiều và thầm nghĩ bản thân không thể tiếp tục gắn bó cuộc hôn nhân này nữa. Tôi muốn có một cuộc sống riêng chỉ có tôi và con, để con được lớn lên trong môi trường lành mạnh.

Vậy trong trường hợp này, tôi cần phải làm sao để ly hôn khi chồng nghiện ma túy? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn cách để ly hôn khi chồng nghiện ma túy nhanh chóng, chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Loan đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của chúng tôi! Với những băn khoăn của chị, chúng tôi xin gửi đến chị lời giải đáp dưới đây:

Đối với trường hợp của chị Loan, chồng chị vẫn không chịu chấm dứt việc sử dụng ma túy để cùng vợ tu chí làm ăn và chăm lo cho con dù chị đã hết lời khuyên răn. Có thể thấy, việc chị suy xét để đưa ra quyết định ly hôn cũng là điều cần thiết để chị có cuộc sống tốt hơn và thực hiện được những điều mình mong muốn. Về nguyên tắc, thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định. Theo đó, có hai trường hợp để vợ chồng thực hiện việc ly hôn đó là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Thứ nhất, vợ chồng cùng thuận tình ly hôn

Căn cứ tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án chỉ công nhận việc vợ chồng thuận tình ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

– Yếu tố tự nguyện của vợ, chồng khi ly hôn;

– Vợ chồng đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản;

– Vợ chồng đã thỏa thuận về việc giao con cho ai để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;

– Việc thỏa thuận của vợ chồng về phân chia tài sản, quyền nuôi con phải dựa trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của người vợ và con.

Thứ hai, ly hôn theo yêu cầu của một bên

Trong trường hợp chỉ có người vợ đồng ý ly hôn mà người chồng không đồng ý, thì lúc này người vợ có thể dựa vào những căn cứ để ly hôn theo yêu cầu của một bên (còn gọi là đơn phương ly hôn) theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể, khi người vợ xin ly hôn nhưng hòa giải tại Tòa án không thành công, và trường hợp có lý do chứng minh chồng có hành vi bạo lực gia đình. hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp tục, không đạt được mục đích của hôn nhân, thì người vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.

Như vậy, khi chị Loan có ý định ly hôn, thì chị nên tìm cách trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với chồng về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nếu cả hai bên đều quyết định việc ly hôn và đã thỏa thuận thống nhất với nhau với nhau về việc phân chia tài sản khi ly hôn, quyền trực tiếp nuôi con và những sự thỏa thuận đó đều dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, thì vợ chồng chị cần nộp hồ sơ để Tòa án thụ lý và xem xét quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật.

Còn trong trường hợp chỉ có chị quyết định ly hôn, còn chồng chị không đồng ý, thì chị có thể căn cứ vào các điều kiện cho phép người vợ được đơn phương ly hôn với chồng ở Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 (có tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực gia đình của chồng hoặc có vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân làm cho đời sống chung không thể kéo dài, hạnh phúc của hôn nhân không đạt được). Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào hồ sơ, chứng cứ mà chị thu thập được để giải quyết cho chị ly hôn mà không cần có sự đồng ý của chồng.

Với hoàn cảnh chồng nghiện ma túy, Luật sư đã đưa ra hai trường hợp ly hôn như trên để chị Loan có thể xem xét lựa chọn. Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề chồng nghiện ma túy có nên ly hôn, chị cũng có thể liên hệ đến số máy 1900.6174, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp chị giải đáp các thắc mắc để có được cách giải quyết vấn đề hôn nhân một cách tốt nhất!

Ly hôn vì chồng nghiện ma túy có được không?

Chị Kim (Đồng Tháp) có câu hỏi như sau:

“Kính thưa Luật sư!

Tôi lấy chồng được gần 06 năm, hiện tại vợ chồng tôi có một bé gái 04 tuổi. Do con còn nhỏ, nên tôi ở nhà bán tạp hóa nhỏ, còn chồng tôi chỉ giúp vợ công việc ở nhà mà không chịu tìm việc làm bên ngoài do anh ấy được nuông chiều từ nhỏ. Ngoài việc bán tạp hóa, thì kinh tế gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào ba mẹ chồng. Chồng tôi nghiện ma túy từ hồi học cấp ba, đã được đi cai nghiện ở trung tâm hai lần, nhưng bây giờ anh ấy vẫn lén lút hút chích và nói dối tôi và cả gia đình là đã bỏ dứt rồi.

Gần đây, công việc mua bán không được thuận lợi nên thu nhập không được nhiều. Chồng tôi không hề biết lo cho gia đình mà chỉ suốt ngày nhậu nhẹt say xỉn với bạn bè. Mỗi buổi tối về đến nhà, anh ấy lại bảo tôi đưa tiền để đi chơi, nhưng tôi biết anh dùng tiền để hút chích ma túy. Vì số tiền tiết kiệm được dùng để lo cho con, nên tôi đã không đồng ý đưa tiền cho chồng, và kết quả là tôi bị anh ấy đánh nhiều lần, và có lần tôi phải nhập viện vì bị chấn thương nặng.

Tôi cố gắng khuyên nhủ và đã cho chồng cơ hội, nhưng anh ấy lại không biết sửa sai mà còn nghiện ngập trầm trọng hơn. Tôi đã quá mệt mỏi và không còn khả năng chịu đựng được nữa. Kính mong Luật sư giải đáp giúp tôi có thể ly hôn vì chồng nghiện ma túy hay không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác chồng nghiện ma túy có được ly hôn không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Chúng tôi xin cảm ơn chị Kim đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Luật sư! Căn cứ theo quy định hiện hành, Luật sư gửi đến chị lời tư vấn như sau:

Trong thời kỳ hôn nhân, khi một bên vợ hoặc chồng mong muốn được ly hôn, thì pháp luật vẫn cho phép khi đáp ứng các căn cứ nhất định mà pháp luật đặt ra, cụ thể ở Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận như sau:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Từ cơ sở pháp lý trên, người vợ hoàn toàn có quyền trực tiếp yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép cha, mẹ hoặc những người thân của người vợ cũng có quyền thay người đó yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi có bạo lực gia đình do chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Do đó, chị Kim vẫn có quyền yêu cầu Tòa án cho phép đơn phương ly hôn khi chồng chị nghiện ma túy và chính điều đó đã khiến anh ấy có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của chị.

Trong trường hợp ly hôn là giải pháp cuối cùng mà chị đã cân nhắc lựa chọn, thì chị cần phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ xin ly hôn và cần thu thập những chứng cứ (ví dụ như giấy xét nghiệm dương tính với ma túy của chồng, giấy nhập viện khi chồng đánh chị bị chấn thương…) nhằm chứng minh cho hành vi bạo lực gia đình của chồng dẫn đến quan hệ hôn nhân giữa hai bên không hạnh phúc và không thể tiếp tục kéo dài được nữa.

Như vậy, khi chồng chị nghiện ma túy và có hành vi bạo lực gia đình làm cho mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được, thì chị Kim hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn theo luật định. Trong trường hợp chị còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến chồng nghiện ma túy có nên ly hôn, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến và chính xác nhất!

Đang mang thai khi chồng nghiện ma túy có được ly hôn không?

Chị Vàng (Bình Định) có vấn đề cần được giải đáp như sau:

“Dạ thân chào Luật sư!

Tôi và chồng đã đăng ký kết hôn được hơn 04 năm nay, và hiện tại thì tôi mới mang thai được gần 03 tháng. Vì kết hôn đã lâu mà chưa có con, nên hay tin tôi có em bé thì chồng tôi rất vui mừng và hạnh phúc. Do dạo gần đây sức khỏe tôi không được tốt lắm nên tôi đã về nhà ba mẹ để tiện nghỉ ngơi, vì chồng tôi rất bận rộn với công việc trong công ty nên không có nhiều thời gian để chăm sóc cho tôi.

Một hôm, tôi có nhận được cuộc gọi từ một người đồng nghiệp làm chung công ty với chồng bảo rằng dạo này chồng tôi hay đi làm muộn và dáng người có vẻ gầy và xanh xao hơn. Nghe vậy, tôi liền trở về nhà và bắt gặp chồng tôi đang sử dụng ma túy trong phòng khách. Anh ấy nói rằng do căng thẳng trong công việc nên mới dùng thử ma túy và không ngờ đã nghiện ngập mà không thể bỏ được.

Nhiều đêm tôi trằn trọc suy nghĩ khi con được sinh ra và lớn lên từng ngày, thì không thể sống cùng người cha nghiện ngập như thế được. Tôi muốn được ly hôn và về sống cùng với ba mẹ. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi đang mang thai khi chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác trường hợp vợ đang mang thai, chồng nghiện ma túy, có nên ly hôn không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Vàng, Luật sư tư vấn đã nhận được câu hỏi của chị. Về vấn đề chồng nghiện ma túy có nên ly hôn chị đặt ra, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi hôn nhân đã rơi vào bế tắc và hai bên đã không còn hòa hợp, sống hạnh phúc với nhau nữa, thì vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Trên cơ sở tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Pháp luật đặt ra yêu cầu này nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người mẹ và con, do trong những trường hợp trên thì người vợ cần được quan tâm, động viên và chăm sóc từ những người thân, đặc biệt là người chồng.

Theo thông tin chị Vàng chia sẻ, chị đã mang thai được gần 03 tháng và muốn ly hôn để con không bị ảnh hưởng từ sự nghiện ngập ma túy của cha, thì chị hoàn toàn được pháp luật cho phép thực hiện quyền này. Bởi quy định của pháp luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đơn phương của người chồng khi thuộc những trường hợp nêu trên.

Trường hợp Tòa án đã xem xét giải quyết cho chị ly hôn với chồng, thì chồng chị vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ đối với con như trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục khi con được sinh ra và chưa thành niên. Ngoài ra, những vấn đề pháp lý phát sinh như phân chia tài sản, quyền trực tiếp nuôi dưỡng con, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn… sẽ được Tòa án căn cứ vào hồ sơ, chứng cứ cùng nhiều yếu tố khác để giải quyết một cách thỏa đáng nhất đối với quyền lợi của các bên, đặc biệt là quyền lợi chính đáng của người vợ và con.

Trên đây là lời giải đáp của Luật sư về vấn đề người vợ đang mang thai ly hôn khi chồng nghiện ma túy. Nếu chị Vàng gặp bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến đang mang thai, chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không hoặc cần Luật sư hỗ trợ giải quyết ly hôn, hãy liên hệ số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn luật chi tiết và hoàn toàn miễn phí!

dang-mang-thai-chong-nghien-ma-tuy-co-nen-ly-hon
Đang mang thai khi chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không hay tiếp tục chung sống vì con?

Thủ tục ly hôn khi chồng nghiện ma túy

Thủ tục thuận tình ly hôn do chồng nghiện ma túy

>> Luật sư tư vấn các bước thực hiện thuận tình ly hôn khi chồng nghiện ma túy nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trường hợp vợ và chồng đã thuận tình trong việc đưa ra quyết định ly hôn và đã thống nhất về vấn đề tài sản, quyền nuôi con cùng những vấn đề có liên quan, thì cần tiến hành các bước dưới đây để Tòa án xem xét và giải quyết công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo đó, vợ chồng cần chuẩn bị trước các loại giấy tờ sau để hoàn thiện hồ sơ xin ly hôn:

– Mẫu đơn thuận tình ly hôn (mẫu số 01-VDS về yêu cầu giải quyết việc dân sự) được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP)

– Giấy chứng nhận kết hôn (bản gốc);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng/chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con chung (bản sao có công chứng/chứng thực);

– Các loại giấy tờ về tài sản chung của vợ chồng như: Sổ đỏ, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm tại ngân hàng… (bản sao có công chứng/chứng thực);

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ, chồng (bản sao có công chứng/chứng thực) để đối chiếu thông tin.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, vợ chồng có thể nộp hồ sơ thuận tình ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong hai bên vợ/chồng cư trú, làm việc thông qua 03 cách thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trường hợp hồ sơ ly hôn chưa đầy đủ, hợp lệ, thì Thẩm phán sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Khi đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự.

Bước 3: Thụ lý yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng

Căn cứ khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, Tòa án thực hiện những công việc sau:

– Tòa án sẽ thông báo cho vợ chồng có yêu cầu ly hôn nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí;

– Tòa án thụ lý khi vợ chồng đã thực hiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Bước 4: Mở phiên họp giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng

Theo khoản 4 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, Tòa án sẽ mở phiên họp để giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.

Ngoài ra, tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, thì Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ chồng như sau:

Nếu sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn;

Nếu vợ chồng hòa giải đoàn tụ không thành và hai bên vẫn quyết định việc ly hôn thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn;

Nếu vợ chồng hòa giải đoàn tụ không thành và hai bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đơn phương ly hôn do chồng nghiện ma túy

>> Luật sư tư vấn các bước thực hiện đơn phương ly hôn khi chồng nghiện ma túy nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Nếu như việc thuận tình ly hôn đều xuất phát từ yếu tố tự nguyện, thống nhất của vợ chồng, thì việc đơn phương ly hôn do chồng nghiện ma túy chỉ do người vợ quyết định việc ly hôn. Trình tự thủ tục cũng khá tương tự với thủ tục thuận tình ly hôn nhưng cũng có một số điểm khác biệt nhất định.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người vợ cần chuẩn bị Đơn xin ly hôn theo (mẫu số 23-DS) được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP. Để chứng minh cho yêu cầu ly hôn là có căn cứ, người vợ cần thu thập thêm các chứng cứ về việc chồng nghiện ma túy, có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng bế tắc, không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được.

Ngoài ra, người vợ cũng cần chuẩn bị các loại giấy tờ còn lại mà Luật sư đã trình bày ở phần hồ sơ thuận tình ly hôn.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, người vợ với tư cách là nguyên đơn trong vụ án cần nộp bộ hồ sơ đó đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng mình (bị đơn) hiện đang cư trú, làm việc.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu ly hôn đơn phương

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án sẽ đưa ra một trong các quyết định sau:

– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ ly hôn đơn phương trong thời hạn quy định;

– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;

– Chuyển hồ sơ xin ly hôn đơn phương cho Tòa án có thẩm quyền nếu việc giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

– Trả lại đơn xin ly hôn đơn phương cùng hồ sơ cho người nộp hồ sơ nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí

Theo khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, Thẩm phán sẽ giao cho người nộp hồ sơ giấy báo nộp tiền tạm ứng án phí và người này cần nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày.

Bước 5: Triệu tập các đương sự của vụ án ly hôn đơn phương

Căn cứ theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
Theo đó, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định sau đây:

– Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

– Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

– Đình chỉ giải quyết vụ án;

– Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn đơn phương

Theo quy định ở khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ly ra xét xử.

Sau khi đã xét xử theo trình tự luật định, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho đương sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án (khoản 2 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020).

Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn vì chồng nghiện ma túy là bao lâu?

>> Luật sư tư vấn chính xác thời gian thực hiện thủ tục ly hôn khi chồng nghiện ma túy, gọi ngay 1900.6174

Có thể nói, thời gian giải quyết thủ tục ly hôn vì chồng nghiện ma túy là bao lâu cũng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, bởi thông thường việc giải quyết vụ án tại Tòa án thường trải qua trình tự các bước khá chặt chẽ để đưa ra bản án giải quyết một cách thỏa đáng các yêu cầu của đương sự cũng như đúng quy định của pháp luật.

Theo cơ sở pháp lý tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các loại vụ án liên quan đến tranh chấp về hôn nhân gia đình nói chung và ly hôn nói riêng là là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử trên, nhưng kéo dài không quá 02 tháng.

Về mốc thời gian đưa vụ án ly hôn vì chồng nghiện ma túy ra xét xử, thì khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020 quy định trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa để xét xử vụ án. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn nêu trên được quy định là 02 tháng.

Như vậy, Luật sư đã trình bày một cách cụ thể nhất về thủ tục ly hôn khi chồng nghiện ma túy bao gồm thủ tục thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn, cũng như giải đáp vướng mắc về thời gian giải quyết thủ tục ly hôn trên. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp các bạn nắm rõ quy định của pháp luật để từ đó thực hiện các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, đúng quy định. Nếu bạn đọc còn gặp bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không hoặc còn gặp khó khăn nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng, miễn phí!

Ly hôn với chồng nghiện ma túy có được nuôi con không?

Chị Phúc (Cà Mau) có thắc mắc như sau:

“Kính chào Luật sư!

Hiện tại, tôi đang rất bối rối vì phát hiện chồng mình đang đi lạc hướng vào con đường nghiện ngập ma túy. Vợ chồng tôi đến với nhau được gần 04 năm và có một con gái 02 tuổi. Cách đây một tháng, tôi tình cờ phát hiện ra chồng tôi bị nghiện hút, và đã tìm thấy trong tủ quần áo của anh các ống kim tiêm và những gói thuốc để anh sử dụng những lúc lên cơn nghiện, mặc dù trong khoảng thời gian chung sống chồng tôi vẫn không có biểu hiện bất thường nào.

Tiền bạc bao năm vợ chồng tiết kiệm cũng đã bị anh lén lút sử dụng để hút chích ma túy. Tôi có hỏi thì anh tìm cách né tránh và tỏ thái độ khó chịu với tôi. Với tư cách là một người vợ, tôi cũng cố gắng khuyên bảo chồng hãy cai nghiện ma túy càng sớm càng tốt, nhưng anh rất thờ ơ và nói rằng để anh tự giải quyết.

Tôi sợ rằng khi con đã lớn hơn chút và đã có ý thức về mọi thứ xung quanh, thì không thể tiếp xúc với một người cha nghiện ngập và không tự chủ được bản thân khi lên cơn nghiện. Tôi nghĩ rằng ly hôn sẽ là cách tốt nhất để con được phát triển bình thường như các bạn.

Vậy trường hợp ly hôn với chồng nghiện ma túy thì có được nuôi con không? Tôi rất mong được Luật sư đưa ra lời giải đáp!”

 

>> Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn do chồng nghiện ma túy nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Xin cảm ơn chị Phúc đã chia sẻ nỗi lòng cùng vướng mắc chị gặp phải đến Luật sư. Sau khi xem xét, thì Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:

Có lẽ việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn là vấn đề mà chị Phúc rất quan tâm, bởi con của vợ chồng chị còn quá nhỏ và nếu sống với cha đang nghiện ma túy thì sẽ ảnh hưởng lớn sự phát triển của con. Về căn cứ pháp lý, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định vấn đề này như sau:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Vợ, chồng tiến hành thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Trường hợp thỏa thuận không thành công, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con muốn ở với cha hay với mẹ);

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo đó, vợ chồng chị có một con chung (bé gái được 02 tuổi), tức dưới 36 tháng tuổi, nên khi ly hôn thì Tòa án có thể giao cho chị quyền trực tiếp nuôi dưỡng con nếu chị có đủ điều kiện để thực hiện việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục tốt cho con. Cụ thể, các điều kiện này sẽ liên quan đến sự phát triển về thể chất, đảm bảo việc học hành cũng như đáp ứng cho sự phát triển tốt về tinh thần của con.

Ngoài ra, do chồng của chị nghiện ngập ma túy và lúc lên cơn nghiện thì không kiểm soát được bản thân nên việc nuôi con sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cho con, và do đó Luật sư nghĩ rằng đây cũng là yếu tố quan trọng để Tòa án đưa ra quyết định cho chị trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Nhằm tạo sự thuận lợi trong việc yêu cầu Tòa án trao quyền nuôi con cho mình, chị Phúc cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình là tốt hơn so với chồng (bao gồm cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần). Ngoài ra, chị cũng nên cung cấp thêm những tài liệu, chứng cứ về việc chồng chị nghiện ngập ma túy dẫn đến những lúc không tự chủ được hành vi của bản thân, để từ đó chứng minh cho việc anh ấy không đảm bảo được những điều kiện tốt nhất để nuôi con.

Nội dung trên là lời giải đáp theo đúng theo quy định hiện hành về vấn đề ly hôn với chồng nghiện ma túy có nên ly hôn không và vấn đề giành quyền nuôi con khi chồng nghiện ma túy? Khi gặp mọi vướng mắc hay khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn hay liên quan đến quyền nuôi con sau khi ly hôn, chị Phúc vui lòng nhấc máy gọi ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết và tận tình nhất!

Bố bị nghiện ma túy, mẹ có thể khởi kiện thay đổi quyền nuôi con không?

Chị Lan (Nam Định) có câu hỏi như sau:

“Kính chào Luật sư!

Vợ chồng tôi đã ly hôn khoảng 01 năm, và chúng tôi có một con trai năm nay được 08 tuổi. Tôi và chồng quyết định ly hôn vì bất đồng trong quan điểm khi bàn bạc về những việc trong gia đình, dẫn đến thường xuyên cãi nhau và đã sống ly thân trong cùng nhà khoảng vài tháng trước khi ly hôn. Do lúc ly hôn, tôi chỉ làm công việc nội trợ ở nhà, còn chồng tôi là kỹ sư làm việc tại một công ty xây dựng với mức lương ổn định, nên chúng tôi đã thống nhất chồng tôi sẽ trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn để con được phát triển tốt về mọi mặt.

Khoảng một tuần nay, con tôi có gọi điện về nói rằng bố hay đi làm về muộn, và có bữa con phải ăn đỡ mì gói thay cho cơm. Con tôi còn nói chồng tôi dạo này gầy đi, và không thường xuyên quan tâm, nói chuyện hay chơi cùng con nữa, và con mong muốn được về ở với tôi.

Tôi đã liên lạc với người bạn thân nhất của chồng, thì hóa ra chồng tôi gần đây hay tụ tập chơi cờ bạc và hút chích ma túy với nhóm bạn xấu. Vì lo lắng cho con, nên tôi có ý định sẽ yêu cầu Tòa án giao quyền nuôi con lại cho tôi. Hiện tại, tôi đã tìm được công việc ổn định tại công ty may với mức lương đủ để con tôi được học hành và phát triển tốt nhất. Tôi có trao đổi với chồng, thì anh ấy vẫn kiên quyết không cho tôi được quyền nuôi con với lý do con trai nên ở với bố.

Mong Luật sư tư vấn giúp trong trường hợp bố bị nghiện ma túy, thì mẹ có thể khởi kiện thay đổi quyền nuôi con không? Tôi xin được cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn trình tự khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi bố nghiện ma túy, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Thân chào chị Lan! Cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình của chúng tôi. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi và xin gửi đến chị lời giải đáp cụ thể như sau:

Có thể thấy, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn là một trường hợp không khó để bắt gặp trên thực tế. Theo đó, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức theo quy định, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Cụ thể, Tòa án sẽ tiến hành xem xét lại những điều kiện về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hay sự thỏa thuận của vợ chồng, để từ đó quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất dành cho con. Theo căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì căn cứ để Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đó là:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài ra, pháp luật cũng đặt ra điều kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên, bởi ở độ tuổi này thì con đã có khả năng nhận thức để đưa ra quyết định phù hợp với mình.

Theo như chị Lan chia sẻ, chồng chị vướng vào tệ nạn cờ bạc và nghiêm trọng hơn là nghiện ngập ma túy, dẫn đến anh ấy không còn quan tâm, chăm sóc cho con thường xuyên. Nếu con sống chung với một người bố nghiện ma túy như vậy không sớm thì muộn cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tâm lý về sau. Tuy nhiên, khi chị yêu cầu chuyển quyền nuôi con sang cho chị thì anh ấy lại kiên quyết không chấp nhận, tức hai bên khó có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi quyền nuôi con.

Lúc này, việc thay đổi quyền nuôi con chỉ có thể phụ thuộc vào căn cứ chồng chị không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Theo đó, khi chị tiến hành khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con từ chồng sang cho mình, thì chị cần chứng minh bản thân có đầy đủ các điều kiện để con được phát triển lành mạnh và tốt nhất:

Thứ nhất, chị cần chứng minh hiện tại bản thân chị không thuộc các trường bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (lối sống không lành mạnh; xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…).

Thứ hai, về điều kiện kinh tế, chị cần chứng minh mình có công việc với thu nhập ổn định, có nhà ở để con được tiếp cận với các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, học tập…

Thứ ba, về điều kiện liên quan đến tinh thần, chị cần chứng minh sau khi làm việc về nhà thì bản thân có khoảng thời gian để quan tâm, trò chuyện, cùng con vui chơi giải trí. Ngoài ra, bản thân cũng chưa từng vướng vào các tệ nạn xã hội hay có hành vi bạo lực gia đình để đảm bảo cho con được phát triển bình thường về tâm lý, nhân cách và trở thành một công dân tốt khi trưởng thành.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, thì chị Lan được quyền yêu cầu Tòa án quyết định cho chị được nuôi con với lý do chồng chị không còn đáp ứng đủ điều kiện để chăm sóc và nuôi nấng con. Nếu chị Lan còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến chồng nghiện ma túy có nên ly hôn hoặc chị còn gặp trở ngại khi thực hiện thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tận tình hỗ trợ và chỉ dẫn chi tiết!

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ, thông tin mà Luật sư Luật Thiên Mã đã gửi đến các bạn liên quan đến vấn đề chồng nghiện ma túy có nên ly hôn. Để đưa ra quyết định ly hôn hay tiếp tục cuộc hôn nhân có lẽ là điều không hề dễ dàng đối với những người trong cuộc. Nếu các bạn có nhu cầu muốn tư vấn hoặc nhận lời khuyên từ Luật sư khi gặp những vấn đề trong quan hệ hôn nhân của mình, vui lòng gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hỗ trợ kịp thời!

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7