Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương trọn gói từ [A-Z]

Bạn đang gặp vấn đề trong hôn nhân và muốn tìm đến dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương. ly hôn đơn phương là vụ việc có tính chất phức tạp hơn rất nhiều so với ly hôn thuận tình bởi nó kéo theo rất nhiều thủ tục liên quan phía sau. Để hiểu rõ hơn về thủ tục ly hôn đơn phương và trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề này, mời Quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã.

Ai được quyền gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?

Người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương trong một số trường hợp như tư vấn ly hôn khi chồng ngoại tình, vợ ngoại tình, hành hung, bạo lực,… hoàn toàn khác với tư vấn ly hôn thuận tình có sự đồng ý của cả hai bên bởi đây là việc chỉ có một trong hai bên yêu cầu ly hôn.

Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, đối tượng được quyền gửi đơn yêu cầu ly hôn đơn phương là:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ hoặc người thân thích khác có quyền yêu cầu Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do đối phương gây ra làm tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ và tinh thần của họ.

Như vậy, dịch vụ tư vấn luật ly hôn đơn phương của Luật Thiên Mã xin được tổng kết lại rằng: Căn cứ vào Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết ly hôn đơn phương trong các trường hợp có căn cứ về cuộc hôn nhân đó lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được do:

  • Một trong hai người có hành vi ngoại tình,… thì có thể yêu cầu tư vấn ly hôn khi chồng ngoại tình hay khi vợ ngoại tình.
  • Một trong hai người vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng như yêu thương, tôn trọng, chung thuỷ, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, sống chung với nhau,… trừ trường hợp có các thoả thuận khác từ trước.

Thêm vào đó, Khoản 2 Điều 51 cũng quy định: “Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc con dưới 12 tháng tuổi”. Tóm lại, có thể thấy việc ly hôn đơn phương hoặc tư vấn luật ly hôn đơn phương có thể được người vợ hoặc chồng hoặc những người thân thích khác đủ điều kiện yêu cầu Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết.

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn nhanh tận tâm, chất lượng

ly hôn đơn phương

Căn cứ yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương

Luật sư tư vấn luật ly hôn đơn phương tại Thiên Mã xin được giải thích cho các bạn đọc như sau: Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, ly hôn đơn phương sẽ được Toà án xem xét nếu đáp ứng được một trong những căn cứ sau:

  • Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nguyền và nghĩa vụ của vợ chồng, làm cho đời sống hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài và mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được.
  • Vợ hoặc chồng của người bị Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn.
  • Trong trường hợp cha mẹ hoặc người thân thích yêu cầu Toà giải quyết ly hôn thì phải có căn cứ về việc người vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình làm tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ và tinh thần của đối phương.

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương của Luật Thiên Mã

Công ty Luật TNHH Thiên Mã xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn luật ly hôn đơn phương, trong đó các công việc cụ thể bao gồm:

  • Tư vấn luật ly hôn đơn phương cùng các thủ tục ly hôn theo các quy định liên quan.
  • Tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng tạo lập hồ sơ ly hôn.
  • Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng nộp hồ sơ ly hôn tại Toà án.
  • Tư vấn phân chia tài sản chung.
  • Tư vấn quyền, nghĩa vụ nuôi con và bổn phận cấp dưỡng.
  • Tư vấn luật ly hôn và thủ tục giành quyền nuôi con.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại Toà.

Khi trải nghiệm dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương tại Luật Thiên Mã, quý khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Được tư vấn hoà giải để hạn chế các quyết định đáng tiếc, vội vàng.
  • Được tư vấn giải pháp tối ưu nhất khi xảy ra tranh chấp tài sản chung, tranh chấp quyền nuôi con hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Toà.
  • Tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc và công sức.

>>Xem thêm: Chi phí thuê luật sư là bao nhiêu?

ly hôn đơn phương

Hồ sơ, giấy tờ khi ly hôn đơn phương

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương tại Luật Thiên Mã xin phép được giới thiệu với các bạn bộ hồ sơ và giấy tờ ly hôn đơn phương cần phải có như sau:

  • 01 bản chính Giấy đăng ký kết hôn. Trong trường hợp bản chính không còn thì liên hệ với UBND nơi đăng ký kết hôn để xin cấp trích lục bản sao từ sổ gốc.
  • 01 bản sao Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng có công chứng.
  • 01 bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu có công chứng của người yêu cầu ly hôn đơn phương.
  • 01 bản sao có công chứng Giấy khai sinh của con (nếu có).
  • 01 bản sao tài liệu, chứng từ chứng minh tài sản chung và riêng có công chứng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn với đất; Giấy phép đăng ký xe; Sổ tiết kiệm;…

>>Xem thêm: Tư vấn ly hôn và phân chia tài sản

Nộp đơn xin ly hôn đơn phương ở đâu? Cơ quan nào giải quyết ly hôn đơn phương?

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương tại Luật Thiên Mã xin tư vấn cho khách hàng như sau: Theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải nộp đơn yêu cầu đến Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

Song song với đó, Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định, những tranh chấp về Hôn nhân và Gia đình sẽ được Toà án nhân dân cấp Quận/Huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Điều 37 cũng bổ sung, nếu vụ việc liên quan đến đương sự hoặc tài sản có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Toà án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố.

Chính vì vậy, trong trường hợp hai vợ chồng đều mang quốc tịch Việt Nam ly hôn trong nước thì đơn ly hôn sẽ được nộp ở Toà án nhân dân cấp Quận/Huyện nơi người bị đơn cư trú hoặc làm việc. Trong trường hợp vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Toà án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố.

Để vụ việc được giải quyết nhanh gọn hơn, các bạn có thể liên hệ tới dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương mà Luật Thiên Mã cung cấp qua hotline 0936.380.888  để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

ly hôn đơn phương

Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn

Để thủ tục ly hôn được diễn ra nhanh chóng, người yêu cầu ly hôn nên sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương trọn gói được tư vấn bởi các luật sư uy tín. Dù vậy, người yêu cầu cũng cần phải hiểu rõ trình tự và thủ tục cũng như dịch vụ làm ly hôn đơn phương để tránh lãng phí thời gian và công sức vào vụ việc. Các bước cụ thể của thủ tục này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Một trong hai người vợ hoặc chồng cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã được ghi rõ ở trên. Bên cạnh đó, nếu người vợ hoặc chồng có chứng cứ chứng minh đối phương có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ gia đình,… thì phải cung cấp cho Toà án và luât sư hỗ trợ dịch vụ ly hôn đơn phương của mình.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết thì người yêu cầu phải nộp tại Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền đã nêu ở trên. tư vấn ly hôn khi chồng ngoại tình

Bước 2: Tòa án xem xét và nộp án phí

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ ở trên, Toà sẽ xem xét và tiến hành giải quyết trong vòng 10-15 ngày làm việc tiếp theo.

Trong trường hợp đơn yêu cầu không hợp lệ, Toà sẽ hướng dẫn người nộp đơn sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp đơn yêu cầu đã hợp lệ, người yêu cầu ly hôn đơn phương sẽ nhận được thông báo nộp tiền án phí tại Chi cục Thi hành án Dân sự.

Sau khi hoàn tất việc nộp án phí, Toà sẽ bắt đầu vào ngày thụ lý vụ án. Lúc này, Toà sẽ chuyển đơn và hồ sơ yêu cầu ly hôn cho Chánh án phân công thẩm phán giải quyết vụ việc. Trong vòng 01 tháng sau khi được phân công, thẩm phán sẽ gửi thư mời hai vợ chồng đến Toà nơi nộp đơn yêu cầu ly hôn để tiến hành lấy lời khai.

ly hôn đơn phương

Bước 3: Tòa tiến hành hòa giải và xét xử sơ thẩm

Toà án lúc này sẽ mời hai vợ chồng lên hoà giải ít nhất 02 lần. Trong trường hợp có tranh chấp tài sản kèm theo thì Toà phải làm các thủ tục tố tụng khác liên quan như đo đạc, định giá tài sản,… Trong trường hợp có nợ chung thì Toà có trách nhiệm mời chủ nợ tham gia với vai trò là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Nếu hoà giải thất bại và tất cả các thủ tục tố tụng liên quan khác được hoàn tất thì Toà sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Lúc này, Toà có quyền quyết định ly hôn và phân chia tài sản chung, nợ chung và quyền nuôi con.

Tuy nhiên, Toà cũng có có quyền bác bỏ yêu cầu ly hôn nếu xét thấy mâu thuẫn chưa đạt đến mức quá nghiêm trọng. Khi Toà bác bỏ đơn ly hôn thì phải 01 năm sau, người đó mới có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn lại.

Bước 4: Tòa án phúc thẩm tiếp tục xử án

Sau khi Toà sơ thẩm xét xử, vợ hoặc chồng có quyền nộp đơn kháng cáo trong vòng 15 ngày. Khi đó, toà phúc thẩm sẽ tiến hành xét xử lại trong thời hạn từ 2 đến 4 tháng sau. Toà phúc thẩm có thẩm quyền huỷ bỏ bản án sơ thẩm và yêu cầu xét xử vụ án lại từ đầu hoặc sửa đổi, bổ sung bản án sơ thẩm.

Như vậy, có thể thấy, để hoàn tất một vụ án ly hôn đơn phương, thời gian thông thường rơi vào khoảng từ 06 tháng đến 02 năm. Cá biệt có một số trường hợp mất nhiều thời gian hơn vì tài sản tranh chấp lớn và vụ án có tính chất phức tạp.

Ngoài ra, trong trường hợp con cái từ đủ 07 tuổi thì phải đưa con lên Toà để hỏi ý kiến của con về việc muốn ở với ai. Trường hợp con là du học sinh đang ở nước ngoài thì phải chờ con về để cùng lên toà làm việc; hoặc con phải tới Đại sứ quán Việt Nam tại nước đang học tập để làm văn bản xác nhận con muốn ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn và gửi về cho Toà án.

Để tránh những phát sinh kéo dài thời gian và đẩy nhanh quá trình ly hôn, chúng tôi khuyên bạn nên tìm cho mình dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương càng sớm càng tốt.

Bước 5: Tòa ra bản án ly hôn

Cuối cùng, việc hoà giải không thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng. tư vấn ly hôn khi chồng ngoại tình

>>Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người nước ngoài thế nào?

Ly hôn đơn phương mất bao lâu? Có nhanh không?

Thủ tục ly hôn đơn phương được thụ lý như một vụ án dân sự. Chính vì vậy, theo đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải được diễn ra theo đúng trình tự từ khi chuẩn bị hồ sơ cho tới mở phiên toà.

Như đã trình bày ở trên, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương như thế này thông thường mất khoảng 06 tháng đến 02 năm. Thời gian ít nhất có thể là 04 tháng, song thực tế có nhiều trường hợp phức tạp mà vụ án có thể kéo dài hơn 02 năm. Chính vì vậy việc tìm kiếm công ty luật cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn khi chồng ngoại tình, vợ ngoại tình, bạo lực, hành hung,… sẽ giúp thời gian xử lý và giải quyết vụ việc diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều.

Án phí dịch vụ ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

Trong các vụ án, tư vấn ly hôn khi chồng ngoại tình, vợ ngoại tình,… theo hình thức đơn phương, bên cạnh yêu cầu về quan hệ hôn nhân thì hai vợ chồng cũng sẽ yêu cầu phân chia tài sản chung. Chính vì thế, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 đã quy định, nếu một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí cố định là 300.000 VNĐ.

Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì phải căn cứ vào giá trị của tài sản chung được phân chia, thông thường án phí ly hôn sẽ từ 300.000 VNĐ trở lên. Trong đó, nếu tài sản trị giá trên 04 tỷ đồng thì mức án phí là 112 triệu + 0,1% giá trị tài sản trên 04 tỷ đồng đó.

Để biết chi tiết hơn về từng khoản phí của dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương, các bạn có thể liên hệ ngay tới hotline 0936.380.888 để được giải đáp nhanh nhất nhé.

ly hôn đơn phương

Các câu hỏi khác liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương

Quyền nuôi con được quy định như thế nào?

Khi ly hôn, vợ hoặc chồng phải thoả thuận về quyền và trách nhiệm nuôi con. Trường hợp hai bên không đạt được thoả thuận chung thì Toà án có quyền chỉ định người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; trường hợp con đủ từ 07 tuổi trở lên thì phải căn cứ vào nguyện vọng của con.

Sau ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm con mà không ai được phép cản trở. Tuy nhiên, nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm con nhằm mục đích cản trở hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì cha hoặc mẹ trực tiếp nhận nuôi con có quyền yêu cầu Toà đưa ra bản án hạn chế quyền thăm con của đối phương.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ, bổn phận cấp dưỡng cho con chưa đủ tuổi vị thành niên, con đã đủ tuổi vị thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Mức cấp dưỡng này được thoả thuận dựa vào thu nhập, khả năng đáp ứng của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp hai bên tự hoà giải hoặc đã thông qua dịch vụ tư vấn luật ly hôn đơn phương nhưng vẫn không đạt được thoả thuận chung về vấn đề này thì Toà án sẽ trực tiếp đứng ra giải quyết.

Việc cấp dưỡng này có thể được thực hiện theo tháng, quý, nửa năm hoặc một năm một lần. Các bên hoàn toàn có thể đàm phán thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm dừng cấp dưỡng nếu người có bổn phận cấp dưỡng gặp tình trạng khó khăn về tài chính mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ này. Trong trường hợp các bên không đạt được thoả thuận chung về vấn đề này thì Toà án sẽ trực tiếp đứng ra giải quyết.

ly hôn đơn phương

Việc phân chia tài sản được quy định như thế nào?

Khi tiến hành ly hôn, vợ, chồng có quyền thoả thuận với nhau về việc phân chia tài sản. Trong trường hợp các bên không đạt được thoả thuận chung về vấn đề này thì có thể tìm đến những luật sư tư vấn dịch vụ ly hôn đơn phương để giải quyết hoặc đưa ra Toà án để giải quyết.

Tài sản riêng

Tài sản riêng của vợ hoặc chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên sở hữu trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản vợ hoặc chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án,…

Phần tải sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của hai vợ chồng sau khi phân chia tài sản chung được quy định là tài sản riêng, ngoại trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Phân tài sản còn lại không chia được quy định là tài sản chung của vợ chồng.

Tài sản riêng của ai thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong trường hợp xảy ra sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng và tài sản chung mà các bên có yêu cầu phân chia tài sản, thì vợ chồng sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản mà mình đóng góp vào khối tài sản chung đó, ngoại trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

Nếu bạn đang có thắc mắc xoay quanh vấn đề trên, bạn có thể liên hệ tới tổng đài dịch vụ ly hôn đơn phương của Luật Thiên Mã để được tư vấn ngay theo hotline 0936.380.888 

Tài sản chung

Tài sản chung được quy định là những tài sản được hình thành và tạo ra trong quá trình hôn nhân (trừ trường hợp được quy định là tài sản riêng như ở trên).

Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn được quy định là tài sản chung của hai vợ chồng trừ trường hợp thông qua giao dịch bằng tài sản cá nhân như đã nêu trên.

Nếu vợ hoặc chồng không cung cấp được chứng cứ chứng minh tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó được xem là tài sản chung.

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương của Luật Thiên Mã xin được tư vấn cho các bạn về phân chia tài sản chung của hai vợ chồng như sau. Tài sản chung của hai vợ chồng có thể được phân chia theo sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc chia đôi theo quyết định của Toà nhưng phải tính đến các yếu tố sau để xác định tỷ lệ tài sản được chia:

  • Hoàn cảnh của gia đình vợ hoặc chồng.
  • Công sức đóng góp của các bên vào việc xây dựng, duy trì và phát triển tài sản chung.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong việc sản xuất, kinh doanh để họ có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập.
  • Lỗi của các bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.

ly hôn đơn phương

Tài sản của vợ chồng trong tổng khối tài sản chung của gia đình

Nếu tài sản của vợ chồng thuộc khối tài sản chung của gia đình mà các bên không xác định được chính xác được khối lượng tài sản thì phải căn cứ vào công sức đóng góp của các bên trong việc xây dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình để phân chia. Việc phân chia này có thể được thực hiện dựa trên thoả thuận của các bên hoặc theo quyết định của Toà.

Nếu vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản riêng của người đó nằm trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được thì dịch vụ làm ly hôn đơn phương của Thiên mã tư vấn cho các bạn rằng: Sau khi ly hôn, phần tài sản riêng đó sẽ được trích ra từ khối tài sản chung của gia đình để chia theo quy định phân chia tài sản chung khi ly hôn.

Ở đây, Toà án có nghĩa vụ xác định có sự liên quan của bên thứ ba hay không để đưa người đó vào quá trình tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ trực tiếp tới vụ án. Nếu vợ hoặc chồng có quyền và nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà người đó yêu cầu giải quyết thì Toà án phải giải quyết khi chia tài sản chung. Nếu vợ chồng có nghĩa vụ với bên thứ ba mà người đó không yêu cầu giải quyết thì Toà có trách nhiệm hướng dẫn người đó giải quyết bằng một vụ án khác.

Cuối cùng, khi giải quyết phân chia tài sản khi ly hôn, Toà án có trách nhiệm xem xét và cân kỹ lưỡng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến dịch vụ làm ly hôn đơn phương tại các đơn vị uy tín để tiến hành xác minh, tham gia vào bảo vệ quyền lợi tối đa cho minh.

Có được vắng mặt khi tòa xét xử ly hôn đơn phương không?

Dịch vụ ly hôn đơn phương tại Luật Thiên Mã xin được tư vấn cho các bạn như sau: Theo Điều 228 Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định, khi vợ hoặc chồng vắng mặt, Toà vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong các trường hợp sau:

  • Người vắng mặt đã nộp đơn đề nghị Tòa xét xử vắng mặt.
  • Người vắng mặt có người đại diện tham gia phiên tòa.
  • Vắng mặt vì gặp phải sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Trong đó, nếu một trong hai người vắng mặt lần đầu thì Toà sẽ hoãn lại buổi xét xử. Tuy nhiên, nếu vắng mặt lần hai thì Toà sẽ xét xử theo hình thức vắng mặt. Trong trường hợp người yêu cầu ly hôn không tham gia xét xử sau 02 lần được triệu tập thì sẽ bị coi là huỷ bỏ yêu cầu Ly hôn đó và Toà sẽ chấm dứt giải quyết vụ việc này. Để tránh những rủi ro này, các bạn nên tìm cho mình một địa chỉ cung cấp dịch vụ làm ly hôn đơn phương uy tín để họ hỗ trợ và có thể thay mặt bạn giải quyết vụ việc sớm nhé.

ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương nhưng vợ/chồng ở nước ngoài thì có ảnh hưởng gì không?

Các luật sư tư vấn luật ly hôn đơn phương của Luật Thiên Mã xin trả lời câu hỏi trên như sau:
Trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài, việc ly hôn đơn phương phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, khi ly hôn, vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài thì người còn lại ở trong nước có thể gửi đơn yêu cầu ly hôn đến Toà án nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân Sự 2015 như đã nêu ở trên hoặc tìm cho mình một luật sư chuyên về dịch vụ ly hôn đơn phương đại diện hỗ trợ.

Nếu vợ hoặc chồng không có địa chỉ của đối phương ở nước ngoài thì theo hướng dẫn của Công văn 253 của Toà án Nhân dân tối cao, có thể biết được địa chỉ và tin tức của người vợ hoặc chồng ở nước ngoài từ thân nhân của họ.

Trong trường hợp sau 02 lần Toà yêu cầu mà những người thân đó vẫn từ chối cung cấp thông tin thì Toà sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo quy định. Sau khi xét xử, Toà sẽ gửi bản sao của bản án/quyết định đến người thân của vợ hoặc chồng ở nước ngoài để chuyển cho người đó.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Thiên Mã dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình, vợ ngoại tình,…. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì về dịch vụ pháp lý hay cần tư vấn luật ly hôn đơn phương chi tiết hơn xin hãy liên hệ qua số điện thoại 0936.380.888   để nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các chuyên viên của chúng tôi.