action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Muốn ly hôn nhưng thương con, nên ly hôn hay tiếp tục chung sống?

Muốn ly hôn nhưng thương con, nên ly hôn hay vì con mà tiếp tục cuộc hôn nhân đã rạn nứt? Đây có lẽ là vấn đề mà các bậc phụ huynh nào cũng gặp phải khi cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc nhưng vì muốn bảo đảm cho con có điều kiện sống đầy đủ mà vẫn cố gắng níu giữ mối quan hệ. Với tình huống này, việc đưa ra quyết định có thể ảnh hưởng đến cả hai bên và có thể để lại hậu quả trong thời gian dài. Trong bài viết này, luật sư sẽ giải đáp chi tiết về tình huống này và đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí.

>> Luật sư hỗ trợ tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí, nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

muon-ly-hon-nhung-thuong-con-phai-lam-sao
Muốn ly hôn nhưng thương con, nên ly hôn hay tiếp tục chung sống?

Muốn ly hôn nhưng thương con thì nên ly hôn hay tiếp tục chung sống vì con?

 

Chị Hoa (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

Tôi và chồng kết hôn và chung sống với nhau cũng đã được 8 năm. Chúng tôi có một đứa con năm nay đã được 5 tuổi.

Tôi và anh cùng đi làm và thay phiên nhau chăm sóc con. Theo thời gian, chồng tôi vì áp lực công việc mà tính cách thay đổi, thường xuyên đi làm về muộn, nhậu nhẹt, những câu quát mắng vợ con cũng ngày càng thậm tệ, cũng không còn phụ giúp tôi trong việc nuôi dạy con nữa. Đối với những lúc anh tỉnh táo, tôi có nói chuyện và khuyên anh, anh vẫn có nghe và hứa sẽ sửa đổi. Nhưng cứ hễ rượu vào là lời ra không kiểm soát.

Một phần lo con sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, một phần tôi cũng đã mất đi tình cảm với anh như xưa và thật sự muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này nên 3 tháng gần đây tôi đã đưa con về nhà ngoại. Nhưng con thì vẫn luôn nhớ bố, có những hôm con khóc đến bỏ bữa vì muốn được gặp bố. Nhìn cảnh này tôi xót con lắm. Tôi không biết nên lựa chọn như thế nào. Tôi muốn ly hôn nhưng thương con thì nên ly hôn hay tiếp tục chung sống vì con? Mong Luật sư có thể hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!

 

> Có nên ly hôn khi đã có 2 con hay không? Liên hệ ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí.

Luật sư trả lời:

Chào chị Hoa, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với thắc mắc về vấn đề muốn ly hôn nhưng thương con thì phải làm thế nào của chị, cùng với lời trình bày về cuộc sống hiện tại, chúng tôi phần nào cũng hiểu được sự mệt mỏi, áp lực cũng như sự băn khoăn của chị.

Việc ly hôn sẽ là phương án giải quyết khó tránh khỏi khi một cuộc hôn nhân không còn đúng với mục đích, ngày càng trở nên khủng hoảng và không còn cách cứu vãn. Và quyền yêu cầu ly hôn là quyền của cả vợ và chồng nên khi cảm thấy giữa vợ chồng không còn có tiếng nói chung nữa thì hoàn toàn có thể yêu cầu được ly hôn. Nhưng phần trách nhiệm sẽ trở nên nặng nề và cần sự suy nghĩ thật thấu đáo khi cả hai có với nhau những đứa con. Lúc này, câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc chỉ vì hết yêu hay xích mích mà có thể dễ dàng buông bỏ.

Hậu quả sau ly hôn có lẽ tổn thương nặng nề nhất vẫn là con cái. Có những đứa trẻ sẽ dễ bị tác động tâm lý, nếu không có đủ sự sẻ chia sẻ ảnh hưởng sự phát triển về sau. Nhưng cũng có những đứa trẻ vì chứng kiến hết tất cả nên cũng dần hiểu chuyện, chấp nhận và không làm điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống. Dẫu vậy nếu chị chỉ nghĩ là vì thương con, sợ con sau này bị bắt nạt vì không có bố thì cũng chưa hẳn đã là một ý kiến hay. Bởi lẽ, thay vì giải thoát ngay lúc có thể, nếu nhẫn nhịn về lâu về dài chồng chị vẫn không thay đổi tính cách mà có xu hướng vô tâm hơn thì sẽ gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn cho đứa con khi phải chứng kiến quá nhiều những hành vi thô tục, bạo lực của bố. Khi con nhìn vào cách nhẫn nhịn của chị, dần dần con sẽ hình thành những suy nghĩ rằng phụ nữ phải nhẫn nhịn, không được nêu lên ý kiến của mình và dù chồng có như thế nào thì vẫn phải duy trì mối quan hệ hôn nhân ấy.

Chắc hẳn việc ly hôn là việc không hề dễ dàng đối với mỗi gia đình khi phải đưa ra quyết định. Mong rằng chị có thể bình tĩnh ổn định tâm lý, có một cuộc nói chuyện rõ ràng giữa chồng, cũng như cuộc gặp mặt để thưa chuyện với hai bên cha mẹ. Họ dù sao cũng là thế hệ đi trước, ít nhiều cũng sẽ có những đồng cảm và thấu hiểu được. Để cứu vãn một mối quan hệ, chúng ta cần phải dành thời gian để nói chuyện và lắng nghe nhau. Hãy thử tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và tìm cách giải quyết chúng một cách hòa bình.

Tuy nhiên, nếu sau tất cả những nỗ lực đó mà mối quan hệ vẫn không tốt đẹp thì chị hãy dũng cảm để buông tay và đi đến những quyết định khác. Điều quan trọng là cả hai đều sẽ tôn trọng và cảm thấy hài lòng với quyết định đó.

Tóm lại, cứu vãn hôn nhân là một việc làm cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn phải luôn đặt hạnh phúc của mình lên đầu, để từ đó mang lại hạnh phúc cho con cái và mọi người xung quanh.

Như vậy, muốn ly hôn nhưng thương con thì nên ly hôn hay tiếp tục chung sống vì con là tâm lý chung khi cuộc hôn nhân rạn nứt. Nhưng cũng đừng vì níu kéo mà gây ra tổn thương ngày càng sâu cho người trong cuộc và cho các con. Nếu bạn vẫn chưa thể tìm được hướng đi tốt nhất cho cuộc hôn nhân của mình, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Có nên ly hôn khi đã có 2 con?

 

Chị Nam (Bình Định) có thắc mắc như sau:

Xin chào luật sư, tôi và chồng kết hôn cũng đã được 5 năm và có với nhau 2 đứa con. Cuộc sống gia đình chúng tôi đều vẫn ổn cho đến khi bé sau được 1 tuổi, chồng tôi bắt lạnh nhạt dần với mẹ con, thậm chí là còn thường xuyên trở nên cáu gắt, đánh đập và chửi bới tôi rất nặng nề. Gia đình chồng cũng không ai đứng về phía tôi. Đỉnh điểm của sự tức giận, tôi đã đưa 2 đứa con về nhà ngoại ở và xin phép bố mẹ tôi ly hôn với chồng.

Bố mẹ tôi cũng vì thương con thương cháu, sợ cháu mình không bố thì bị bạn bè bắt nạt, sợ tôi không chồng thì sẽ sống vất vả hơn nữa. Ông bà khuyên tôi thương con mà chịu khó vì dù sao cũng đã sinh hai đứa, cũng không phải trẻ con mà hơi tí đã đòi ly hôn. Nếu chúng tôi chưa có con thì ông bà có thể sẽ cho ly hôn ngay.

Lúc này tôi đang vô cùng bế tắc vì không ai hiểu lòng mình, dù thương con nhưng tôi thà là không có chồng một mình nuôi hai đứa còn hơn là tiếp tục cuộc sống tủi nhục ấy. Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi có nên ly hôn khi đã có hai con không? Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

> Có nên sống vì con hay nên ly hôn vì hạnh phúc cá nhân? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Nam, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề về việc có nên ly hôn khi đã có 2 con hay không, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Việc chấm dứt hôn nhân do ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của vợ hoặc chồng (đơn phương ly hôn) hay cả vợ và chồng (thuận tình ly hôn) thông qua quyết định của Tòa án. Quyền yêu cầu ly hôn là quyền tự nhiên của vợ chồng và được pháp luật ghi nhận khi mục đích của hôn nhân không đạt được, cụ thể được quy định tại Điều 51, Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Việc vợ chồng có nên ly hôn khi đã có 2 con hay không thì tùy vào tình trạng hôn nhân hiện tại của vợ chồng. Nếu cuộc sống hôn nhân giữa hai người không còn có sự sẻ chia, hôn nhân không đạt được mục đích, rơi vào hoàn cảnh khủng hoảng, vợ chồng phải tìm đến phương thức ly hôn để giải quyết. Đây là một phương pháp để giải quyết tình trạng hôn nhân trầm trọng của mình và được pháp luật điều chỉnh.

Đối với trường hợp của chị, chị đã phải trải qua cuộc sống đầy uất ức và khó khăn gây ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Đây được xem là mấu chốt của một cuộc hôn nhân đang rơi vào khủng hoảng. Muốn ly hôn nhưng thương con luôn là tình trạng chung, không chỉ của riêng người trong cuộc. Tuy nhiên nếu như người chồng không chịu thay đổi mà vẫn tiếp tục những hành động thô lỗ ấy sẽ chỉ khiến chị tổn thương, khiến cho cuộc hôn nhân ngày càng rơi vào bế tắc. Chị Nam hoàn toàn có thể đệ đơn yêu cầu ly hôn lên Tòa án dù là có hai con hay không vì đây là quyền của chị khi đã bắt đầu kết hôn và cũng là quyền của chị để giải thoát cho chính bản thân mình.

Như vậy, vợ/chồng hoàn toàn có thể ly hôn kể cả khi đã có 2 con. Vấn đề về mặt tâm lý thường khó có thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Sự đổ vỡ về hôn nhân chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lên sự phát triển cả về tâm lý và thể chất của đứa trẻ. Nếu bạn gặp phải những khó khăn trong việc quyết định có nên ly hôn hay không hay cần chuyên viên đồng hành và tâm sự cùng bạn, đừng ngần ngại nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Nỗi đau của những đứa trẻ trong những vụ án ly hôn và hậu ly hôn là gì?

 

Chị Thu Hồng (Bạc Liêu) có câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư, tôi là Thu Hồng, sau khoảng thời gian hẹn hò 4 năm thì tôi và chồng quyết định kết hôn. Nhưng hóa ra cuộc sống hôn nhân không đẹp như tôi tưởng tượng. Đặc biệt sau khi có con, tôi dần không còn thời gian chăm sóc cho bản thân mà thay vào đó là dành toàn thời gian chăm con, chăm chồng, dọn dẹp nhà cửa tối mặt tối mày. Chồng tôi cũng không phụ giúp mà về đến nhà toàn vào lúc tối muộn lại còn say sỉn. Anh đã không yêu chiều tôi như trước nữa.

Tôi cảm thấy tôi sống đâu phải để như thế này, thế nên tôi đã nói chuyện với bố mẹ hai bên cũng như chồng về việc ly hôn. Tôi bày tỏ không muốn nuôi con vì bản thân sau này còn chưa lo xong sợ con phải khổ, chồng thì cũng ậm ờ tỏ vẻ không muốn. Bố mẹ hai bên bảo chúng tôi chỉ biết nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến cảm xúc của con cái. Tôi đã chịu đựng bao năm qua, đến giờ tôi muốn tự do, chăm sóc cho bản thân lại là sai hay sao?

Theo Luật sư thì tôi nên làm gì trong hoàn cảnh này và có thể cho tôi một số lời khuyên được không? Thực sự sẽ hằn lại nỗi đau rất lớn cho con nếu vợ chồng chúng tôi ly hôn hay sao? Rất mong Luật sư có thể hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!

 

> Giải đáp về những hậu quả để lại về tâm lý của những đứa trẻ trong những vụ án ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị Thu Hồng, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nỗi đau vẫn luôn là thứ còn hằn lại trong tâm lý của những đứa trẻ với gia đình không trọn vẹn.

Ly hôn là một quá trình đau khổ không chỉ đối với hai vợ chồng mà còn với những đứa trẻ – bị đẩy vào một tình huống khó khăn khi mà cha mẹ quyết định chia tay. Họ không chỉ phải đối mặt với sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống của mình mà còn phải đối mặt với sự phân cắt gia đình và mất mát tình cảm. Dưới đây là những hậu quả đau lòng của ly hôn đối với đứa trẻ:

Thứ nhất: Khi đứa trẻ đến Tòa án để lấy ý kiến, để làm chứng và trình bày với Tòa án những vấn đề mà chúng chưa chắc đã hiểu là có khách quan và công bằng hay không, chúng có thể nói theo ý kiến của cha hoặc mẹ dặn trước khi đến Tòa án, và không nhận thức được hết được Tòa án là gì, ly hôn là gì. Điều này có thể dẫn đến việc Tòa án buộc phải lựa chọn quyết định tước đi một quyền trực tiếp nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ đối với chính mình.

Thứ hai: Nếu có nhiều con chung, việc phải chia quyền trực tiếp nuôi con chung sẽ làm phai nhạt tình anh chị em ruột vì “phải sống cách biệt và ly tán nhau”. Điều này có thể dẫn đến sự cô đơn, lủi thủi và sự thiếu vắng tình cảm trọn vẹn của các thành viên trong gia đình. Nếu không có đủ sự quan tâm, giáo dục và chăm sóc tốt của cha mẹ đang nuôi dưỡng thì còn làm mất đi sự gắn kết giữa các anh chị em ruột sau này về cả tính cách, lối sống và sự phân biệt.

Thứ ba: Cuộc sống sau khi ly hôn, những đứa con sẽ có những câu hỏi cho cha mẹ nhưng cha mẹ không thể trả lời. Việc trẻ hỏi thể hiện việc chúng khao khát có cả cha lẫn mẹ, khao khát được bố mẹ sống cùng nhau và khát khao nhận được tình thương yêu, sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ nhưng tất cả đều rất xa vời mà không phải do lỗi của chúng. Nỗi đau về tinh thần này sẽ kéo dài dai dẳng với mỗi đứa trẻ mà không ai bù đắp được.

Thứ tư: Đứa trẻ bị một bên cha hoặc mẹ người nuôi dưỡng trực tiếp tẩy não chúng, nghĩa là vì nhiều lý do mà người nào ở với con thường hay nói xấu về người không ở với con và gia đình họ hàng của người không ở với con. Việc này có thể dẫn đến sự cắt đứt mọi liên hệ với một bên cha mẹ mình (người không trực tiếp nuôi dưỡng) và để lại hậu quả rất khủng khiếp.

Thứ năm: Những đứa trẻ này đối mặt với việc phải gọi người khác là cha hoặc mẹ. Khi đó, cha mẹ ai cũng có cuộc sống riêng, gia đình riêng để quan tâm chăm sóc và ít quan tâm chăm sóc cho những đứa con riêng của mình cả về tinh thần, thời gian và vật chất. Còn nếu những đứa trẻ này chẳng may bị hành hạ và bị hắt hủi nữa thì đây thực sự là bất hạnh vô bờ bến.

Cuối cùng: Khi những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn lớn lên, kịp nhận ra và hiểu được thế nào là ly hôn, khi đó đã mất đi cả một tuổi thơ có cha lẫn mẹ hồn nhiên bình thường như bao đứa trẻ khác. Khi cảm nhận được thì chỉ biết tự trách số phận mình mà không thể đỗ lỗi cho cha hoặc cho mẹ.

Đứa trẻ thường bị ảnh hưởng bởi tình huống ly hôn của cha mẹ và họ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Một số trẻ em có thể trở nên cô đơn, lo lắng, hoặc tự ti. Họ có thể trở nên khó chịu và cảm thấy bất an khi phải chuyển đổi giữa hai môi trường sống khác nhau. Nhiều trẻ em cảm thấy rằng họ phải chịu trách nhiệm cho việc ly hôn của cha mẹ và có thể cảm thấy bị lãng quên hoặc bị bỏ rơi.

Hậu ly hôn cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho trẻ em. Họ có thể phải đối mặt với việc chia sẻ thời gian giữa hai cha mẹ và có thể phải chuyển đổi giữa hai môi trường sống khác nhau. Họ có thể cảm thấy bất an, lo lắng, và có thể không biết làm thế nào để thích nghi với cuộc sống mới. Một số trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tài chính và căng thẳng giữa hai cha mẹ.

Trong một số trường hợp, những đứa trẻ có thể cần chăm sóc tâm lý để giúp họ vượt qua những khó khăn liên quan đến ly hôn và hậu ly hôn. Vì vậy, cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định ly hôn để tránh những hậu quả đau lòng này đối với đứa trẻ. Điều quan trọng là đảm bảo rằng trẻ em được yêu thương, chăm sóc và hỗ trợ trong suốt quá trình này.

Trong trường hợp của chị, rõ ràng là hai người chưa từng nghĩ đến cảm xúc của đứa con. Thay vì suy nghĩ đến việc kết thúc chỉ vì bản thân muốn tự do, hay thiếu trách nhiệm đối với vợ con như người chồng, thì cả hai đều có thể cùng ngồi xuống và chia sẻ, động viên lẫn nhau. Đôi khi vì sự vô tâm, sự uất ức tích tụ không được giãi bày nên mới làm cho cả hai trở nên tiêu cực hơn. Hãy cùng cố gắng vì nhau, hay ít nhất là vì con mà thay đổi những điều không hay trước đây, cùng nghĩ về mục đích ban đầu của cuộc hôn nhân này và duy trì phát triển nó. Nếu thực sự cảm thấy có cố gắng cũng không cứu vãn nổi thì cũng phải lựa chọn ly hôn theo hướng văn minh mà mang lại ít niềm đau cho con cái.

Như vậy, hôn nhân không hạnh phúc nhưng người trong cuộc cũng không nên vội buông tay. Việc cùng nghĩ đến những điều tốt đẹp ban đầu có thể sẽ làm trỗi dậy khát khao vụ đắp hạnh phúc cho mái ấm gia đình. Ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến vợ chồng mà còn mang theo nỗi đau của những đứa trẻ. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định ly hôn. Nếu bạn cần được tâm sự và tháo gỡ những khó khăn liên quan đến hôn nhân gia đình, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

muon-ly-hon-nhung-thuong-con-tam-ly-tre-nho-khi-ly-hon

Ly hôn khi có 2 đứa con thì quyền nuôi con thuộc về ai?

 

Anh Hải (Bình Phước) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, hiện tại tôi và vợ đang trong quá trình nộp đơn ly hôn lên Tòa án để chấm dứt cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng tôi có 2 đứa con: Con đầu 12 tuổi, con út 2 tuổi; và cả tôi và vợ đều muốn giành được quyền nuôi con.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: ly hôn khi có 2 đứa con thì quyền nuôi con thuộc về ai? Mong luật sư có thể hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!

 

> Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con hợp pháp MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Hải, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề về việc ly hôn khi có 2 đứa con thì quyền nuôi con thuộc về ai, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy có thể chia ra làm các trường hợp:

+ Trường hợp 1: Hai anh chị có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con sao cho phù hợp với điều kiện cũng như trong khả năng để đáp ứng đủ nhu cầu cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái; còn nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ chỉ định.

+ Trường hợp 2: Nếu cả hai không thỏa thuận được và người con đầu chọn ở cùng mẹ, lúc này vợ anh sẽ nuôi cả hai đứa con và anh có nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con và được quyền thăm nom con mà không có ai được phép từ chối theo quy định tại Điều 82 Luật này, trừ phi anh lạm dụng việc thăm nom dẫn đến làm phiền cuộc sống của con cũng như vợ anh thì anh sẽ bị hạn chế quyền này nếu vợ anh có yêu cầu lên Tòa.

+ Trường hợp 3: Nếu người con đầu chọn ở cùng bố, lúc này anh sẽ có các quyền, nghĩa vụ với người con đầu, còn vợ anh có các quyền, nghĩa vụ với người con sau. Lúc này, hai người sẽ đều có quyền và nghĩa vụ đối với các con tại Điều 82 Luật này, cũng như đảm bảo cuộc sống cho người con ở cùng mình.

+ Trường hợp 4: Nếu vợ anh sau một thời gian không đáp ứng đủ các điều kiện sống về mặt vật chất, tinh thần cho người con mà lúc này con đã hơn 3 tuổi (hơn 36 tháng tuổi) thì anh có quyền yêu cầu thỏa thuận với vợ về việc trao quyền nuôi con lại cho anh và mẹ bé vẫn được quyền lui tới thăm nom (miễn không lạm dụng gây ảnh hưởng cuộc sống) hoặc có thể yêu cầu lên Tòa và chứng minh được mình có thể chăm lo được cho hai con.

Có thể thấy, sau khi ly hôn thì cha mẹ vẫn phải có quyền và nghĩa vụ đối với việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái dù bản thân có được trực tiếp nuôi con hay không. Ngoài ra, cả hai người đều có thể có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có căn cứ hợp pháp theo quy định pháp luật tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Như vậy có thể thấy, quyền nuôi con thuộc về ai được quy định theo thỏa thuận của vợ chồng; khi không còn thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án chỉ định hoặc phụ thuộc vào độ tuổi của con mà quyết định.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào về các nội dung liên quan đến quyền nuôi con cũng như cách giành quyền nuôi con hợp pháp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, miễn phí.

Muốn nuôi cả 2 con sau ly hôn cần điều kiện gì?

 

Anh Quốc Trường (Hà Nam) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, hiện tại tôi và vợ đang ly thân được 2 tháng. Tôi dự định sẽ giành quyền nuôi hai con sau ly hôn và đưa hai con cùng đến một tỉnh khác sống. Vậy tôi cần những điều kiện gì để có thể nuôi cả 2 con sau ly hôn? Mong Luật sư có thể hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!

 

> Tư vấn miễn phí về điều kiện giành quyền nuôi con thành công, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Quốc Trường, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề về việc cần điều kiện như thế nào khi muốn nuôi cả 2 con sau ly hôn, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”

Trong đó:

+ Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ dựa trên ý kiến nguyện vọng của con xem con muốn ở với ai và Tòa án phải công nhận sự lựa chọn đó;

+ Đối với con từ trên 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi sẽ được Tòa quyết định giao cho vợ hoặc chồng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và cả vợ và chồng phải chứng minh được người nào có điều kiện tốt hơn, người đó sẽ được trực tiếp nuôi dưỡng con.

+ Còn đối với con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ tại khoản 3 Điều 81 Luật này quy định “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Khi xét đến người sẽ có quyền nuôi con, một trong những điều quan trọng đó là liên quan đến sự phát triển của đứa trẻ. Vậy nên, Tòa án thường dựa vào nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau để tìm người có thể đáp ứng tốt nhất, có thể đảm bảo cho đứa trẻ có khả năng phát triển đầy đủ nhất.

Những yếu tố này bao gồm:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ phải ổn định, đủ khả năng chăm lo cho đứa trẻ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

Trên đây là những yếu tố, điều kiện tham khảo để nâng cao khả năng có thể nuôi dưỡng được một đứa trẻ cho đến khi đủ tuổi trưởng thành. Còn đối với trường hợp của anh, anh chưa nêu rõ về tuổi của các con cũng như tình trạng hôn nhân, hay giữa hai bên đã có sự thỏa thuận chưa hay chỉ mới có ý định đơn phương từ phía của anh.

Giả sử nếu hai vợ chồng thỏa thuận và người vợ cũng đồng ý sau ly hôn để anh nuôi 2 đứa con thì lúc đó anh sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng hai con và người không nuôi dưỡng trực tiếp sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Điều 82 Luật này. Còn nếu hai người không thỏa thuận được, thì sẽ tùy thuộc vào điều kiện và khả năng về vật chất và tinh thần đáp ứng được thì sẽ được Tòa quyết định xem xét và chọn, hoặc sẽ xét dựa theo độ tuổi của con như phía trên chúng tôi vừa nêu.

Trên đây là giải đáp của luật sư về quyền nuôi con khi ly hôn có 2 con nhỏ. Nếu bạn chưa hiểu rõ hay có bất kỳ thắc mắc nào về quyền nuôi con theo quy định của pháp luật, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?

 

Chị Ngọc Mai (Hà Tĩnh) có câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư, tôi và chồng dù đã sống với đến nay cũng gần 10 năm nhưng tới thời điểm hiện tại chúng tôi mới đứa con đầu. Những tưởng anh sẽ vui vẻ, nhưng không, dường như sau 10 năm anh đã không còn mặn nồng với mối quan hệ vợ chồng này nữa. Khi biết tin tôi có bầu, anh còn chẳng mảy may quan tâm, tôi sinh con ra anh cũng chưa ngày nào vào chăm cho tới lúc xuất viện cũng thế. Càng ngày anh càng lạnh nhạt giống như người lạ. Và rồi mới đây anh đã đưa tờ đơn ly hôn và muốn tôi ký vào đó, trong khi con của chúng chỉ mới vỏn vẹn 6 tháng tuổi.

Qua những hành động sắc lạnh đó của anh, tôi cũng muốn ly hôn nhưng thương con còn quá nhỏ, nghĩ đến khi con lớn hơn, nhận thức được hơn và rồi hỏi về bố như thế nào lại làm tôi đau lòng và trăn trở. Vậy theo Luật sư tôi có nên ly hôn khi con còn nhỏ không hay cố gắng chịu đựng đợi đến khi con đủ trưởng thành và hiểu chuyện rồi mới kết thúc hoàn toàn mối quan hệ này?

Mong Luật sư có thể hỗ trợ tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!

 

> Giải đáp chi tiết về điều kiện ly hôn khi con còn nhỏ, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề về việc có nên ly hôn khi con còn nhỏ, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Dựa theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quyền yêu cầu ly hôn là thuộc về cả hai bên, tuy nhiên tại khoản 3 Điều này có giới hạn về quyền ly hôn của người chồng để đảm bảo quyền lợi cho vợ và con nhỏ, đó là người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lưu ý sự giới hạn này không có quy định cho người vợ.

Vậy nên, dù muốn ly hôn nhưng nếu chị không đồng thuận thì chồng chị cũng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn trong đoạn thời gian con đang dưới 12 tháng tuổi. Nhưng ngược lại, nếu chị đồng ý ly hôn thì cả hai sẽ là thuận tình ly hôn mà không cần quan tâm đến độ tuổi của con nữa.

Tuy vậy, trước khi đưa ra quyết định có nên ly hôn hay không thì chị cần phải thực sự cân nhắc kỹ những điều sau về điều kiện ly hôn:

Đối với khi làm đơn ly hôn thuận tình thì vợ chồng cần phải thỏa thuận với nhau về những vấn đề sau đây:

+ Quan hệ hôn nhân: Khi ly hôn thì cả vợ và chồng phải cùng nhau chấm dứt quan hệ hôn nhân;

+ Về con chung: Khi ly hôn, hai vợ chồng cần thỏa thuận trước với nhau về việc sau ly hôn thì ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con đến khi con trưởng thành;

+ Về tài sản chung: Tài sản chung của hai vợ chồng là bao nhiêu, gồm những tài sản nào, muốn chia như thế nào…;

+ Về nợ chung: Xem xét lại vợ chồng chị có nợ chung hay không, nếu có thì số nợ đó là bao nhiêu, sau khi ly hôn thì ai có nghĩa vụ phải trả nợ,…

Trong trường hợp của chị, đứa con 6 tháng tuổi tức là dưới 36 tháng nên quyền nuôi con sẽ do chị trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, phía trên chị vẫn chưa có nói rõ rằng chồng chị có ý định nuôi con hay không hay muốn trao quyền cho chị hết. Giả sử nếu trước đó vợ chồng có thỏa thuận được về quyền nuôi con thì khi tiến hành ly hôn, tòa án sẽ đồng ý với quyết định thỏa thuận của vợ chồng. Nhưng nếu trong trường hợp cả hai bên không thỏa thuận được thì xét theo độ tuổi cũng như chứng minh được điều kiện chị có thể cung cấp được cho con có cuộc sống đầy đủ, khi đó chị sẽ được trực tiếp nuôi dưỡng con. Còn nếu như chị chưa đáp ứng đủ điều kiện quyền lợi chăm sóc cho con thì Tòa sẽ quyết định giao con cho người có đầy đủ điều kiện hơn.

Qua đó, có thể nói việc ly hôn khi con còn nhỏ cũng chưa hẳn là sự lựa chọn ích kỷ. Muốn ly hôn nhưng thương con là điều dễ hiểu, tuy nhiên đối với một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, sai lệch với mục đích hôn nhân thì cách tốt nhất là nên dừng lại. Thay vì đợi cho đến khi con trưởng thành hiểu chuyện, khi ấy niềm đau thương và tâm lý khủng hoảng ngày một tích tụ sẽ là một điều vô cùng kinh khủng cho sự phát triển về mặt tâm lý của đứa con.

Nếu chị có bất kỳ vướng mắc nào hay cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện các thủ tục ly hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

muon-ly-hon-nhung-thuong-con-con-qua-nho
Muốn ly hôn nhưng thương con còn nhỏ, nên ly hôn hay tiếp tục?

Điều kiện và quá trình giải quyết ly hôn?

 

> Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục ly hôn từ A-Z NHANH CHÓNG, gọi ngay 1900.6174

Việc ly hôn là hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện và thỏa thuận của đôi bên, đây được gọi là thuận tình ly hôn, nhưng khi vấn đề phát sinh mà chỉ có một trong hai vợ, chồng đứng ra yêu cầu ly hôn thì đây được gọi là đơn phương ly hôn.

Về điều kiện ly hôn

– Điều kiện của thuận tình ly hôn:

Cơ sở pháp lý: Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

+ Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con

Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

– Điều kiện của đơn phương ly hôn:

Cơ sở pháp lý: Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

+ Hòa giải tại Tòa án không thành;

+ Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Lưu ý một số trường hợp đặc biệt:

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Cũng có một lưu ý quan trọng, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 51 về việc giới hạn quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điều này làm bảo vệ quyền lợi cho mẹ và con nhỏ. Nhưng do không có giới hạn về quyền của người vợ nên nếu người vợ vẫn muốn ly hôn thì trong trường hợp này sẽ không xét đến độ tuổi hay thời gian mang thai của con mà sẽ dựa vào ý chí của người vợ.

Về quá trình để giải quyết ly hôn:

Trong qua trinh trình tiến hành ly hôn, cần lưu ý những vấn đề sau:

– Chia tài sản sau khi ly hôn:

Trường hợp ly hôn xảy ra, Tòa sẽ giải quyết việc phân chia tài sản vợ chồng theo căn cứ của pháp luật, việc phân chia tài sản sẽ được quy định:

Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung như sau:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch “.

Ngoài ra cũng cần làm rõ về các khoản tài sản riêng của hai vợ, chồng để thuận lợi cho quá trình giải quyết ly hôn.

– Quyền và nghĩa vụ nuôi con sau ly hôn

Quyền nuôi con ưu tiên sự thỏa thuận riêng của vợ và chồng. Trong trường hợp vợ chồng không thống nhất được quyền đó, tòa án sẽ căn cứ vào khả năng để phân chia quyền nuôi con.

Dựa trên quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ nuôi con sẽ được giao cho ai là tùy vào từng độ tuổi của con:

+ Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải dựa trên nguyện vọng của con và ý kiến của con phải được tòa án công nhận.

+ Đối với con chưa đủ 7 tuổi (từ đủ 3 đến dưới 7 tuổi) vợ chồng anh được xem xét là người nuôi con nếu như có thể đáp ứng được điều kiện vật chất tinh thần tốt nhất cho con.

+ Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng hay có thỏa thuận khác giữa ba mẹ.

– Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định: Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.

– Hồ sơ ly hôn bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
  • Chứng minh nhân dân bản sao có công chứng của vợ và chồng;
  • Giấy khai sinh của các con trong gia đình (nếu có);
  • Bản sao sổ hộ khẩu gia đình có công chứng;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản chung của vợ chồng.

– Ly hôn đóng phí bao nhiêu?

Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 có quy định cụ thể về các khoản phí khi ly hôn như sau:

+ Trường hợp thuận tình ly hôn không có mâu thuẫn, tranh chấp tài sản là 300.000đ.

+ Trường hợp đơn phương ly hôn, hai bên có tranh chấp quyền lợi hoặc tài sản, ngoài lệ phí ly hôn 300.000đ, vợ chồng phải trả thêm các khoản phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp được quy định trong danh mục Án phí, Lệ phí Tòa án.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu được điều kiện ly hôn và các quy trình, thủ tục tiến hành ly hôn. Trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, đơn phương hay ly hôn có yếu tố nước ngoài, nếu bạn cần chúng tôi hỗ trợ, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết và kỹ càng hơn.

Sau khi vợ sinh con bao lâu chồng được ly hôn?

 

Chị Phương Thanh (Yên Bái) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi và chồng kết hôn với nhau được 3 năm và hiện tại con gái tôi mới được 9 tháng tuổi nhưng tôi phát hiện ra chồng mình ngoại tình với đồng nghiệp nữ cùng công ty đã được 1 năm và dường như họ đang rất sâu đậm. Chồng tôi cũng ít về nhà hơn, thường lấy cớ đi công tác hay tăng ca, không quan tâm đến mẹ con tôi nữa dù cho tuần trước con vừa phát sốt nằm viện nhưng anh ta cũng không hề hỏi thăm. Đỉnh điểm là hôm qua anh ta đã đưa đơn xin ly hôn và yêu cầu tôi ký vào. Quá uất ức, tủi thân nên dù thương con nhưng tôi vẫn muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này.

Nhưng tôi có nghe bạn mình nói rằng trong khoảng thời gian con còn nhỏ như vậy thì vợ chồng tôi muốn ly hôn cũng không được phép. Xin hỏi luật sư: sau khi vợ sinh con được bao lâu thì chồng được ly hôn? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Có nên ly hôn khi chồng ngoại tình không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí

Luật sư trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề sau khi vợ sinh con bao lâu chồng được ly hôn, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Về quyền được ly hôn, căn cứ theo Điều 51, Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, người có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn gồm:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người. Trong đó:

+ Vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn (ly hôn thuận tình): Trong trường hợp cả hai bên đều tự nguyện ly hôn, cùng yêu cầu Tòa án giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như đã thỏa thuận được về việc chia tài sản chung vợ, chồng; giành quyền nuôi con. Nếu các bên không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

+ Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên hay ly hôn đơn phương): Trong trường hợp này chỉ có một trong hai bên yêu cầu ly hôn mà Tòa án hòa giải không thành và có căn cứ khiến cuộc hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể sống chung với nhau hoặc khi một bên bị Tòa tuyên bố mất tích…

– Cha, mẹ hoặc người thân thích khác: Đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng bị tâm thần/bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi, là nạn nhân bạo lực gia đình do người kia gây ra ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.

Từ đó có thể thấy, khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng đều có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con nhỏ, dựa trên quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã giới hạn quyền yêu cầu ly hôn của người chồng như sau: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, xét theo tình huống của chị đã đưa ra thì người bạn của chị mới chỉ nói đúng một phần. Bởi lẽ, nhận thấy con gái của hai vợ, chồng mới được 9 tháng tuổi nhưng chồng chị đã có đơn yêu cầu ly hôn như vậy là trái với pháp luật cũng như trái với đạo đức và lương tâm. Chồng chị không được phép yêu cầu ly hôn khi con chị vẫn còn dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại khoản 3, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nhưng dù khi người con được trên 12 tháng tuổi mà người chồng không có những căn cứ chứng minh được rằng cuộc hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể sống chung với nhau thì cũng không thể yêu cầu Tòa án ly hôn.

Dẫu vậy, nếu chị cũng đã muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của mình thì độ tuổi của người con không phải là yếu tố quyết định. Lúc này cả chị và chồng chị đều muốn ly hôn, đây là thuận tình ly hôn. Bởi vì không có quy định nào giới hạn việc yêu cầu ly hôn của người phụ nữ. Do đó, chị có thể yêu cầu ly hôn ngay cả khi bản thân đang mang thai, con mới sinh ra hoặc con chưa được 12 tháng tuổi.

Nếu chị vẫn chưa hiểu rõ về điều kiện ly hôn cũng như các giới hạn của pháp luật đối với việc ly hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ luật sư

Không ký đơn ly hôn thì không được nuôi con?

 

Anh Hưng (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi và vợ kết hôn được 10 năm, có với nhau 2 đứa con – đứa đầu 9 tuổi, đứa sau 2 tuổi. Vì mâu thuẫn nảy sinh lâu năm và cũng không thể cứu vãn nên mặc dù thương con thế nhưng vợ chồng tôi vẫn muốn ly hôn. Tuy nhiên vì cả hai đều muốn giành quyền nuôi 2 con nên vợ tôi không quyết định ký đơn. Vậy nên tôi đã quyết định sẽ gửi đơn yêu cầu đơn phương ly hôn, nhưng vợ tôi kiên quyết ngăn cản và ép tôi phải giao toàn quyền nuôi con cho cô ấy vì cô ấy nghe một người bạn đang làm về luật nói rằng nếu cô ấy không ký vào tờ đơn ly hôn thì sẽ không được nuôi con.

Theo luật sư thì thông tin này liệu có đúng không ạ? Rất mong luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

 

>> Khi ly hôn, quyền nuôi con thuộc về ai? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn nhanh chóng

Luật sư trả lời:

Chào anh Hưng, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với thắc mắc về việc không ký đơn ly hôn thì không được nuôi con, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có thể chia ra làm các trường hợp tùy theo độ tuổi của con mà sẽ xem xét đến việc quyền nuôi con thuộc về ai:

+ Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải dựa trên nguyện vọng của con và ý kiến của con phải được tòa án công nhận;

+ Đối với con chưa đủ 7 tuổi (từ đủ 3 đến dưới 7 tuổi) vợ chồng anh được xem xét là người nuôi con nếu như có thể đáp ứng được điều kiện vật chất tinh thần tốt nhất cho con;

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn,… của cha mẹ;

+ Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng hay có thỏa thuận khác giữa ba mẹ.

Trong trường hợp của anh, hai vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn, vậy nên nếu xét theo độ tuổi mà luật quy định như trên thì: Người con đầu (9 tuổi) được quyền lựa chọn sẽ ở cùng với bố hoặc mẹ – căn cứ theo khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; người con sau (2 tuổi) sẽ được giao cho vợ của anh trực tiếp nuôi dưỡng – căn cứ khoản 3 Điều này.

Vậy nên lời của người bạn trên là hoàn toàn vô căn cứ và không đúng theo quy định của pháp luật. Việc ký đơn hay không ký đơn ly hôn, điều đó cũng không hề có ảnh hưởng đối với việc quyết định ai sẽ là người nuôi dưỡng trực tiếp con.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào về quyền nuôi con, đừng ngần ngại nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp kịp thời và chi tiết nhất từ luật sư.

muon-ly-hon-nhung-thuong-con

Lời khuyên giúp ly hôn văn minh, tránh tổn thương con trẻ

 

Ly hôn là một quá trình khó khăn và có thể gây tổn thương cho cả vợ chồng và con cái. Tuy nhiên, nếu vợ chồng quyết định ly hôn, dưới đây sẽ là một số lời khuyên đến từ Luật Thiên Mã giúp thực hiện quyết định này một cách văn minh và tránh tổn thương đến con cái.

+ Hãy đối xử tốt với nhau: Dù cho đã quyết định ly hôn thì vợ chồng vẫn cần đối xử tốt với nhau. Điều này sẽ giúp cho quá trình ly hôn được diễn ra suôn sẻ hơn.

+ Tránh tranh chấp dữ dội: Tranh chấp và bất đồng quan điểm có thể làm tăng căng thẳng trong quá trình ly hôn. Vợ chồng cần cố gắng giải quyết mọi mâu thuẫn một cách hòa bình và tránh xảy ra tranh chấp dữ dội.

+ Luôn đặt lợi ích của con cái lên trên hết: Con cái là người bị ảnh hưởng nhiều nhất khi vợ chồng ly hôn. Vì vậy, cần đặt lợi ích của con cái lên trên hết và cố gắng giảm thiểu tổn thương cho con cái.

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần thiết: Ly hôn là một quá trình khó khăn và có thể cần đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia như luật sư, tâm lý học gia hay những người thân thiết để giúp vợ chồng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

+ Giữ sự kiên nhẫn và đồng cảm: Cuối cùng, vợ chồng cần giữ sự kiên nhẫn và đồng cảm với nhau và với con cái trong suốt quá trình ly hôn. Điều này sẽ giúp cho mọi người cảm thấy được sự ủng hộ và yêu thương trong cuộc sống mới.

Dịch vụ Luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn của Luật Thiên Mã

 

Khi sử dụng dịch vụ ly hôn và giải quyết ly hôn của Luật Thiên Mã, các bạn sẽ nhận được những lợi ích như sau:

– Với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, giải quyết nhiều vụ việc khác nhau, Luật sư tại Luật Thiên Mã sẽ giúp đỡ các bạn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình ly hôn.

– Các luật sư tại Luật Thiên Mã sẽ luôn lắng nghe và đồng cảm với hoàn cảnh của bạn, giúp bạn vượt qua khó khăn và tìm ra giải pháp tốt nhất cho tình huống của mình.

– Khi sử dụng dịch vụ tư vấn và giải quyết ly hôn tại Luật Thiên Mã, các luật sư sẽ đảm bảo rằng quyền lợi của con được đặt lên hàng đầu và được bảo vệ một cách tối đa.

– Giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến quá trình trước, trong và sau ly hôn để bạn có cái nhìn thực tế nhất.

Chúng tôi cam kết những câu trả lời đều có đủ căn cứ pháp lý. Khi đến với chúng tôi, các bạn sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Qua bài viết, hy vọng các bạn tháo gỡ được băn khoăn của mình liên quan đến việc ly hôn và các vấn đề pháp lý liên quan. Muốn ly hôn nhưng thương con là tâm lý chung của nhiều người khi đứng trước quyết định nên ly hôn hay nên tiếp tục vì tương lai sau này của con. Tuy nhiên, nếu việc tiếp tục quá khó khăn thì ly hôn vẫn là cách tốt nhất để giải thoát cho cả hai. Nếu như bạn đang mông lung không biết nên giải quyết thế nào trong trường hợp của mình, cần người tâm sự, cần lời khuyên từ các luật sư, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng của Luật Thiên Mã 1900.6174 . Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ bạn mọi lúc – mọi nơi – mọi vấn đề.