action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà có được hay không?

Giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà hay không? Đây là một trong những nội dung khiến hai bên vợ và chồng vì yêu thương con, đều muốn dành cho con một cuộc sống tốt nhất mà dẫn đến tranh cãi, không tự thỏa thuận được mà cần phải nhờ đến sự can thiệp của Tòa án giải quyết. Liên quan đến những vấn đề về quá trình ly hôn cũng như hệ quả lúc ly hôn và sau ly hôn, Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ tư vấn mọi thắc mắc của quý khách hàng thông qua hotline 1900.6174.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà. Liên hệ ngay: 1900.6174

Điều kiện giành quyền nuôi con

Pháp luật cho phép các bên khi ly hôn có quyền được thỏa thuận về nhân thân, tài sản, đặc biệt là quyền nuôi dưỡng con cái như như có con chung. Khi vợ chồng đã không thể thỏa thuận với nhau về vấn đề nuôi con do ai cũng muốn được chăm sóc con, lúc này Tòa án sẽ xét theo độ tuổi của con để quyết định theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Tiếp đó, cần tìm hiểu về những điều kiện để đảm bảo rằng có thể nắm chắc phần thành công trong việc giành quyền nuôi dưỡng, chăm sóc cho con cái. Phải biết rằng, một trong những điều quan trọng nhất đó là liên quan đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của con.

gianh-quyen-nuoi-con-khi-dang-thue-nha

>>> Liên hệ luật sư tư vấn vè thủ tục giành quyền nuôi con khi đang thê nhà. Gọi ngay: 1900.6174

Từ dó Tòa án mới có căn cứ để xác định nên trao quyền nuôi con lại cho vợ hay chồng. Để đảm bảo cho con có khả năng phát triển một cách đủ đầy nhất, có thể xét theo các yếu tố như sau: 

– Xét điều kiện về mặt vật chất:

Các bên cần phải chứng minh được về thu nhập của bản thân cũng như khả năng về mặt tài chính có triển vọng và theo hướng ổn định, đủ có thể chăm sóc cho cuộc sống của con ít nhất cho đến khi con thành niên, đủ 18 tuổi.

Có thể thông qua các hình như như chứng minh về công việc ổn định; môi trường sinh hoạt ổn, thoải mái cho cuộc sống của con; điều kiện học tập được đảm bảo; có nhà ở hợp pháp (có thể là nhà thuê hay nhà ở thông thường…) chỉ cần không phải dựa trên những khoản tiền bất hợp pháp hay đang trong tình trạng thiếu nợ…

Cách tốt nhất và dễ thành công trong việc giành quyền nuôi con đó là có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình với mức thu nhập cao hơn người kia. Đây là yếu tố tiên quyết đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Bên cạnh đó, còn cần phải cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm để xác minh như: Hợp đồng lao động có hiệu lực theo pháp luật, sổ đỏ, hợp đồng/giấy thuê nhà hợp pháp (nếu có),…

– Các yếu tố về tinh thần cũng cần được chú trọng rất nhiều điển hình như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước khi ly hôn cho đến thời điểm hiện tại, điều kiện có thể cho con vui chơi giải trí. Ngoài ra, cũng cần suy xét những mặt liên quan đến nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ. Tất cả cũng chỉ để đảm bảo cho sự phát triển của con được tốt nhất, không để con có những chuyển biến tâm lý tiêu cực trong và sau quá trình bố mẹ ly hôn.

>>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt như thế nào?

Đối với người mẹ

Theo pháp luật về hôn nhân và gia đình, khi vợ chồng không thể thỏa thuận được về vấn đề nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét và đưa ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cũng như căn cứ vào điều kiện về mặt vật chất và tinh thần mà bố.mẹ có thể đảm bảo cung cấp  đầy đủ cho con. Nhưng nếu trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. 

Còn nếu như con từ 36 tháng trở lên, vợ chồng thỏa thuận người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thoả thuận được thì lúc này Tòa án sẽ phải quyết định người có quyền nuôi con dựa vào việc đáp ứng đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ. Để giành được quyền nuôi dưỡng con, người mẹ cần đáp ứng các điều kiện chung được nêu ở phía trên, cụ thể như:

– Với điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt thông thường, … của con.

– Về mặt tinh thần: Đáp ứng được việc có thể giành thời gian chăm sóc, vui chơi, giáo dục con, không có bất cứ sự thay đổi về tình yêu thương đối với con…

Nếu chứng minh được khả năng vật chất và tinh thần cao hơn so với người cha thì người mẹ hoàn toàn có đủ điều kiện để tiếp tục việc nuôi con.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà. Liên hệ ngay: 1900.6174

Đối với người cha

Cũng giống như đối với mẹ, người cha nếu muốn giành quyền nuôi con cũng cần phải xem xét các yếu tố như:

– Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương

– Có thu nhập, tích góp tài sản đảm bảo cho quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con

– Về thời gian, có thể dành nhiều sự quan tâm, tình cảm, yêu thương dành con

– Đưa ra được các minh chứng liên quan đến việc đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp

Đối với người cha cần có sự lưu ý khi trường hợp có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nếu như người cha muốn có được quyền nuôi dưỡng con trực tiếp thì cần chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Bởi vì theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định trường hợp này người mẹ sẽ được trực tiếp giao cho quyền nuôi con.

gianh-quyen-nuoi-con-khi-thue-nha

Như vậy, luật sư đã trình bày với các bạn điều kiện giành quyền nuôi con đối với người cha. Nếu trong quá trình tiếp nhận thông tin, có bất kỳ thắc mắc nào. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện giành quyền nuôi con đối với người cha. Liên hệ ngay: 1900.6174

Có được giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà không?

 

Chị Nam có đặt câu hỏi như sau:

“Tôi và chồng trong quá trình ly hôn, mặc dù chúng tôi đã thỏa thuận xong xuôi về vấn đề tài sản nhưng chồng tôi lại không đồng ý khi tôi yêu cầu được quyền nuôi đưa con trai 8 tuổi.

Anh ấy cho rằng giữa cha con với nhau sẽ dễ hiểu nhau hơn và chỉ có anh mới tạo điều kiện sống tốt nhất cho con bởi vì trong thời gian ly thân thì tôi ra ngoài sống ở trọ và hiện nay tôi vẫn đang ở thuê nhà trọ đó. Còn đối với tôi, tôi chỉ lấy phần tiền chia từ khối tài sản chung cũng như có công việc ổn định với lương tháng 12 triệu đồng. 

Như vậy, tôi muốn được luật sư tư vấn về vấn đề liệu tôi có được giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà không? Mong luật sư hồi đáp, xin chân thành cảm ơn!”

>> Tư vấn, giải đáp chi tiết về vấn đề Có được giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà không, liên hệ ngay đến hotline 1900.6174

Luật sư Trả lời:

Chào chị Nam, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề liên quan đến việc liệu chị có được giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà không, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ nuôi con sẽ được Tòa án quyết định giao cho ai phụ thuộc vào độ tuổi cũng như các điều kiện cơ bản cần đáp ứng để có thể giành quyền nuôi con:

Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét dựa theo nguyện vọng của con và ý kiến của con đưa ra phải được tòa án cũng như các bên công nhận.

Đối với con trên 36 tháng đến dưới 7 tuổi, người được xem xét là người được quyền nuôi con nếu như có thể đáp ứng được điều kiện tốt nhất cho con về mặt vật chất như thu nhập ổn định, nhà cửa đang ở phải là hợp pháp… kèm theo là mặt tinh thần như có khả năng giáo dục, chăm sóc, tạo không gian vui chơi, dành tình cảm yêu thương quan tâm đến con. 

Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng hay có thỏa thuận khác giữa ba mẹ.

Như vậy, đối với trường hợp của chị, đầu tiên cần xem xét đến nguyện vọng của con do con trai chị đã 8 tuổi và có quyền được quyết định rằng bé muốn được ở với ai. 

Nếu bé chọn mẹ thì lúc này chị có quyền được nuôi dưỡng con, kèm theo đó chị cần cung cấp đến phía cơ quan Tòa án về các minh chứng liên quan đến việc mặc dù ở nhà thuê nhưng đây là nhà mà chị thuê hợp pháp, kinh tế ổn định khi vẫn còn đang làm việc cùng với đó là số tài sản đủ để lo cho con sau khi được chia với chồng.

gianh-quyen-nuoi-con-khi-dang-thue-nha

Hơn nữa chị cũng cần cho Tòa án thấy rằng mình có khả năng dành thời gian để chăm sóc, giáo dục con cũng như ho con có được môi trường sống ổn định.

Còn nếu con chọn ở cùng bố thì lúc này chị nên tôn trọng quyết định của con, không thể cố gắng bắt ép con bởi vì chồng chị cũng đã nói rằng có thể cho con một cuộc sống tốt nhất. Nhưng nếu chị có thể chứng minh rằng tuy mình thuê nhà nhưng về điều kiện vật chất hay tinh thần đều hơn so với chồng.

Lúc này chị hoàn toàn có thể được Tòa án xem xét và nếu các chứng cứ chị nêu ra là sự thật có căn cứ thì chị sẽ giành được quyền nuôi con.

Thông qua tình huống của chị Nam, chúng tôi đã đưa ra điều kiện cũng như cách giải quyết giúp chị hiểu rõ hơn về vấn đề Có được giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà không, nếu chị còn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.6174 để được trao đổi với chuyên viên một cách nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thuê luật sư giành quyền nuôi con – Tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn

Để giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà phải chuẩn bị những bằng chứng gì?

Khi vợ hoặc chồng không thống nhất được về quyền nuôi con, lúc này nếu cả hai đều muốn giành quyền nuôi con thì cần đáp ứng được các điều kiện về mặt vật chất lẫn tinh thần cho con cũng như chứng minh được điều kiện của mình hơn đối phương.

Tuy nhiên cần phải cung cấp những minh chứng có xác thực, hợp pháp, rõ ràng, hợp lý, thuyết phục để từ đó xác suất giành quyền nuôi con được cao hơn. Sau đây là một số bằng chứng quan trọng mà chúng tôi có thể đưa ra để bạn có  thể dựa theo đó để chuẩn bị:

– Đầu tiên là về tài sản, thu nhập

Đây được xem là yếu tố quan trọng cần có một khi cha hoặc mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu muốn con có một cuộc sống đảm bảo, phát triển đầy đủ đầy đủ về mọi mặt thì điều kiện yêu cầu cha mẹ cần đáp ứng: 

Có công việc, thu nhập ổn định, lương tháng đủ để lo cho con 

Sổ tiết kiệm cũng là một minh chứng được đặt lên hàng đầu bởi yếu tố về tài chính này có thể đảm bảo cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái được đầy đủ, đảm bảo cho con được học hành và giáo dục trong môi trường tốt trong một khoảng thời gian có thể là đến khi con đủ trưởng thành và có thể tự lập.

– Tiếp đó là có thể dành thời gian và tình cảm chăm sóc con 

Đi kèm với yếu tố vật chất thì đảm bảo về mặt tinh thần của con cũng là một vấn đề quan trọng. Bằng chứng liên quan đến yếu tố này có thể chứng minh về việc ngoài thời gian làm việc của mình thì vẫn có khoảng thời gian nhất định để ở cùng và chăm sóc cho con; còn đối phương thì thường xuyên đi công tác, không có thời gian bên cạnh con…

– Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn so với đối phương

Bên muốn giành quyền nuôi con có thể đưa ra các bằng chứng khác để chứng minh với Tòa án rằng bản thân có thể tạo được môi trường cũng như không gian tốt nhất giúp con học tập và phát triển. 

Đây được xem là cách tốt nhất để Tòa án xem xét và quyết định ai có đủ điều kiện được quyền nuôi con. Những vấn đề cần chứng minh ở ở đây có thể gồm: 

Đối phương không hề quan tâm đến con trong thời gian chung sống, bản thân người muốn giành nuôi con luôn phải bảo vệ con khỏi sự đánh đập, bạo hành về cả thể xác lẫn tinh thần của con; hoặc cung cấp những căn cứ xác thực liên quan đến việc đối phương không tạo điều kiện, hết mực ngăn cản vì định kiến khiến con không đủ khả năng phát triển toàn diện về những mặt như năng khiếu, học tập…

Cung cấp các chứng cứ được xem là nguyên nhân dẫn đến ly hôn hoàn toàn là do lỗi của đối phương như: bạo lực gia đình, ngoại tình,… và những hành vi này là những hành vi không chuẩn mực, điều này dẫn đến việc đối phương có thể không phải là tấm gương tốt để giáo dục con, sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý cũng như hình thành nhân cách theo hướng xấu đi nếu chung sống. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các bằng chứng cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà. Liên hệ ngay: 1900.6174

Có được giành quyền nuôi cả hai con khi đang thuê nhà không?

Anh Thành có thắc mắc như sau:

“Hiện tại tôi và vợ đang tiến hành việc ly hôn, chúng tôi thỏa thuận được về việc chia tài sản chung nhưng về vấn đề nuôi con thì tôi có đưa ra yêu cầu tôi sẽ nuôi con trai lớn 12 tuổi, còn con gái nhỏ 2 tuổi thì để vợ tôi nuôi vì thiết nghĩ mẹ nó sẽ có thể chăm sóc một cách tốt nhất cho con.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ chu cấp hàng tháng cho hai mẹ con đầy đủ vì vợ hiện đang thuê nhà ở, tôi sợ vợ sẽ không lo được đầy đủ cho con. Thế nhưng vợ tôi không chấp nhận và muốn một mình cô ấy nuôi dưỡng hai đứa con. 

Luật sư có thể tư vấn cho tôi về việc liệu vợ tôi có được giành quyền nuôi cả hai con khi đang thuê nhà không? Mong nhận được hồi đáp của luật sư, tôi đang khá bế tắc về vấn đề này!”

>>> Tư vấn về vấn đề Có được giành quyền nuôi cả hai con khi đang thuê nhà không, gọi ngay 1900.6174

Luật sư Trả lời:

Chào anh Thành, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề về việc liệu vợ anh có được giành quyền nuôi cả hai con khi đang thuê nhà không, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Đầu tiên, tuy đã dẫn đến hệ quả là ly hôn, điều mà các đôi vợ chồng không mong muốn thế nhưng cách giải quyết của anh cũng là đúng đắn. Bởi vì thông thường để tránh gánh nặng về mặt tài chính thì sẽ giải quyết mỗi người được quyền nuôi dưỡng một người con để đảm bảo chăm lo đầy đủ cho con.

Tòa án cũng ưu tiên sự thỏa thuận đôi bên về vấn đề này nhưng nếu cả hai đều không thể thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi con, hoặc như trong trường hợp của anh là vợ đòi giành quyền nuôi cả hai con trong điều kiện là đang ở nhà thuê, lúc này sẽ căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể quy định tại Điều 81:

Theo đó, trước hết là xem xét đến độ tuổi của hai người con của anh và vợ. 

Đối với người con đầu – 12 tuổi, pháp luật quy định con từ đủ 7 tuổi trở lên được quyền lựa chọn sẽ ở cùng ai và Tòa án sẽ công nhận nguyện vọng đó. Như vậy sẽ có hai trường hợp:

Nếu con lựa chọn ở với anh, lúc này anh sẽ được quyền nuôi con, cùng với đó là phải có những chứng minh hợp pháp, sự thật về những điều kiện vật chất và tinh thần, đảm bảo anh có thể chăm sóc, nuôi dưỡng con một cách tốt nhất.

Nếu con lựa chọn ở cùng mẹ, anh cần chấp nhận và tôn trọng quyết định của con. Bên cạnh đó, nếu anh vẫn muốn đỡ đần cho vợ thì anh có thể thực hiện việc chu cấp nhiều hơn; trường hợp anh muốn giành quyền nuôi con thì phải chứng minh được vợ anh không đủ điều kiện để nuôi con.

Đối với người con nhỏ 2 tuổi, theo khoản 3 Điều này quy định con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp anh có thể minh chứng xác thực lên Tòa án rằng vợ anh không đủ điều kiện để có thể chăm sóc cho con một cách đầy toàn diện, chứng minh điều kiện mà anh dành cho con sẽ là tốt nhất, đảm bảo nuôi dưỡng con lâu dài đến khi con có thể tự lo cho cuộc sống của mình…

Như vậy có thể thấy, vợ anh có thể có quyền được giành nuôi hai con kể cả khi đang thuê nhà nếu cô ấy chứng minh và được Tòa án xác thực là có đủ điều kiện về mặt vật chất và tinh thần để có thể trực tiếp nuôi hai con. Lúc này, anh có nghĩa vụ sẽ chu cấp cho cô ấy tài chính cũng như được quyền được thăm nom con.

Nhưng nếu anh dẫn chứng được và Tòa án cũng xác thực dẫn chứng về việc vợ anh không đủ điều kiện nuôi hai con trong khi đang thuê nhà là đúng, lúc này anh có quyền được nuôi dưỡng trực tiếp hai con.

Qua những trường hợp được nêu trên, tùy thuộc vào ý chí của con cũng như những điều kiện mà vợ chồng anh có thể chứng minh được bản thân mình có đủ khả năng nuôi con kể cả khi đang trong tình trạng thuê nhà ở. Nếu như còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề Có được giành quyền nuôi cả hai con khi đang thuê nhà không, liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài như thế nào?

Trình tự, thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con 

Chị Hà đặt câu hỏi như sau:

“Thưa luật sư, hiện tại tôi đang muốn gửi đơn yêu cầu được đơn phương ly hôn bởi vì tôi không thể chịu nổi cảnh bạo lực của chồng suốt ngày hành hạ mình cũng như đứa con gái nhỏ. Tôi đã cố chịu đựng vì muốn con có một gia đình đầy đủ, nhưng chồng tôi kể cả không say rượu thì anh ta vẫn luôn đay nghiến và đánh đập mẹ con tôi.

Luật sư có thể tư vấn cho tôi về trình tự, thủ tục ly hôn cũng như giành quyền nuôi con không? Tôi không thể để con sống với người cha như vậy mặc dù anh ta có điều kiện khá và có thể cho con về mặt tài chính ổn định. Mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của luật sư, xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về vấn đề Có được giành quyền nuôi cả hai con khi đang thuê nhà không, gọi ngay 1900.6174

Luật sư Trả lời:

Chào chị Hà, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc với trường hợp gia đình mình. Với vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng có quy định cụ thể.

Theo đó, chị hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn do không thể  hòa giải tại Tòa cũng như có hành vi bạo lực gia đình của người chồng trong một khoảng thời gian, làm tổn thương đến chị và người con. Với vấn đề này, chúng tôi sẽ đưa ra cho chị một cách chi tiết về Trình tự, thủ tục thực hiện việc ly hôn và giành quyền nuôi con như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Đối với việc chuẩn bị hồ sơ ly hôn và giành quyền nuôi con, do trường hợp của chị là đơn phương ly hôn nên sẽ bao gồm những giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị như sau:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (Theo mẫu của Tòa án có thẩm quyền);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);

– CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ, chồng/Thẻ cư trú;

– Giấy khai sinh của con; Nếu con trên 7 tuổi thì nộp kèm đơn nguyện vọng của con;

– Giấy tờ liên quan chứng minh tài sản trong trường hợp có tranh chấp về tài sản;

– Giấy tờ, bằng chứng chứng minh sự bạo lực của người chồng, có thể là video, hình ảnh, hay những tin nhắn gây xúc phạm, ức chế… tác động đến chị và con;

– Giấy tờ liên quan chứng minh chị có đủ điều kiện nuôi dưỡng con hơn là chồng như: chồng hay có hành vi đánh đập con và mẹ, sẽ là tấm gương đen tối không nuôi dạy được con, còn có thể khiến con trở thành một nhân cách tiêu cực nếu sống chung…

gianh-quyen-nuoi-con-khi-dang-thue-nha

>>> Chuyên viên tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà. Liên hệ ngay: 1900.6174

Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

Thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con sẽ được Tòa án giải quyết theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Sau khi chuẩn bị các hồ sơ nêu trên, chị cần nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các hình thức sau:

Nộp trực tiếp tại Tòa án (Cần tìm hiểu lịch tiếp nhận hồ sơ của Tòa án đó).

Nộp thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện).

Nộp thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Tòa án tiến hành giải quyết

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Thẩm phán sẽ được phân công xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các quyết định sau đây:

Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, chưa hợp lệ: Thẩm phán sẽ thông báo đến chị bằng văn bản. Trong đó nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ. Thời hạn sửa đổi bổ sung do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng. Trừ trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Khi hồ sơ đã hợp lệ: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường. Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, chị sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, chị cần nộp lại cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Lúc này, Tòa án sẽ bắt đầu tiến hành thụ lý vụ việc.

Trường hợp nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác, Tòa án sẽ thực hiện việc chuyển đơn khởi kiện cho một Tòa án khác có thẩm quyền và thông báo cho chị ngay.

Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Nhận thông báo thụ lý

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý bằng văn bản cho: chị; chồng chị; người có nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp con chung khi vợ chồng ly hôn; cho Viện Kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con.

Bước 4: Tòa triệu tập các đương sự.

Sau khi thụ lý, vụ án sẽ bước vào giai đoạn xét xử. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trường hợp tranh chấp giành quyền nuôi con chung thì thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng. 

Bước 5: Tòa án mở phiên hòa giải

Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết về vấn đề quyền nuôi con thuộc về ai; trừ trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại các Điều 206, Điều 207 BLTTDS 2015. 

Trường hợp vợ chồng đều có mặt và hòa giải không thành, lúc này Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Xét xử vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án mở phiên Tòa. Thời hạn 01 tháng này có thể kéo dài thành 02 tháng nếu có lý do chính đáng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc. Kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các bên đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án. Tòa án giao hoặc gửi bản án cho các đương sự.

Trên đây là trình tự, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà. Nếu trong quá trình tiếp nhận thông tin, có bất kỳ thắc mắc nào. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục, trình tự giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà. Liên hệ ngay: 1900.6174

Vợ/chồng đang thuê nhà có phải cấp dưỡng cho con không? 

Anh Bình có câu hỏi như sau:

“Tôi và vợ đã ly hôn, sau khi ly hôn cô ấy cũng đã nhận được số tiền chia từ tài sản chung. Do con mới 5 tuổi nên cô ấy yêu cầu tôi phải chu cấp một khoản tiền mỗi tháng cho cô ấy nuôi con. Tôi hiện tại làm lương chỉ đủ ăn và trả tiền phòng trọ, tôi muốn để dành tiền để phục vụ cho những vấn đề khác trong cuộc sống sau này nên không đồng ý việc chu cấp đó.

Tôi nghĩ tôi đang ở trọ thì đã đủ điều kiện cho thấy mình không có khả năng cấp dưỡng cho con phụ vợ cũ. Luật sư có thể giải đáp cho tôi liệu vợ/chồng đang thuê nhà có phải cấp dưỡng cho con không? Để tôi căn cứ vào câu trả lời của luật sư mà thương lượng lại với cô ấy.”

> Hỗ trợ giải đáp chi tiết về vấn đề Vợ/chồng đang thuê nhà có phải cấp dưỡng cho con không, liên hệ ngay đến hotline 1900.6174

Luật sư Trả lời:

Thưa anh Bình thân mến, theo quy định pháp luật tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể là khoản 2 có quy định một trong những nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con đó là phải cấp dưỡng cho con.

Việc cấp dưỡng bao gồm chu cấp tài chính cho con, đỡ đần người nuôi con trực tiếp về mặt vật chất. Theo như anh chia sẻ, thì anh vẫn còn có khoản tiết kiệm cũng như sau khi ly hôn, anh cũng có một khối lượng tài sản không nhỏ, cùng với đó là một công việc có thu nhập ổn, anh nên thực hiện việc cấp dưỡng cho con mình.

Việc cấp dưỡng này anh có thể thương lượng lại với vợ cũ của anh về thời gian chu cấp cũng như anh chỉ chu được một số tiền nhất định. 

Cũng theo như quy định tại Điều 110 Luật này có nêu rõ đối với con chưa thành niên thì cha mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con trong trường hợp không sống chung với con. 

Điều 116 và Điều 117 Luật này cũng quy định, mức cấp dưỡng sẽ do vợ cũ và anh quyết định, nếu anh lấy lý do chính đáng là mình vẫn còn đang thuê nhà để ở, điều kiện kinh tế còn khó khăn, anh có thể thương lượng với cô ấy về mức tiền phù hợp với khả năng của anh cũng như về mặt thời gian, không nhất thiết phải là hàng tháng, miễn là có sự chu cấp tài chính phụ giúp chăm sóc cho con.

Vì dẫu sao đây cũng là con của anh, tuy anh và vợ cũ đã ly hôn nhưng máu mủ vẫn không thể quên. Còn nếu như không thương lượng được mức cấp dưỡng, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết nếu người vợ cũ có yêu cầu.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho vấn đề Vợ/chồng đang thuê nhà có phải cấp dưỡng cho con không, nếu anh còn có thắc mắc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174.

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn 

Chị Linh có thắc mắc như sau:

“Tôi và chồng đã ly hôn được 5 tháng, vì gặp chút khó khăn về kinh tế trước đó nên tôi đã để anh Nam – chồng cũ của tôi giành quyền nuôi con vì anh và gia đình đều khá giả, có thể lo cho con gái tôi một cuộc sống đủ đầy.

Gần đây chuyện làm ăn của tôi có suôn sẻ, tôi cũng có chuyển một ít tiền qua để coi như chu cấp cho con tiền tiêu vặt linh tinh. Vài hôm trước tôi có gọi bảo anh Nam rằng tôi muốn đến thăm con vì lâu quá rồi chưa được gặp con và anh cũng đồng ý. Đến sáng hôm qua, tôi có đến nhà anh, tôi thấy con trên tầng lầu thì gọi với, cũng như có bấm chuông xin phép mọi người cho mình được vào thăm con.

Nhưng có lẽ anh Nam vắng nhà, ba mẹ anh ấy ngăn, cấm không cho tôi gặp con và dùng những lời lẽ rất thậm tệ, mặc dù tôi có gọi điện cho anh Nam và anh cũng có nói với ba mẹ anh. Nhưng thái độ của họ vẫn như vậy.

Tôi quá bức xúc về vấn đề này thưa luật sư, liệu tôi có thể kiện họ vì đã xâm phạm đến quyền thăm nom con sau khi ly hôn không? Tôi thật sự chỉ muốn gặp con một lúc thôi, mong luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề này. Xin cảm ơn!”

> Hỗ trợ giải đáp chi tiết về vấn đề Vợ/chồng đang thuê nhà có phải cấp dưỡng cho con không, liên hệ ngay đến hotline 1900.6174

Luật sư Trả lời:

Dựa vào quy định tại khoản 3 Điều 82 và khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, pháp luật cho phép người không trực tiếp nuôi con có quyền được thăm nom con sau khi ly hôn mà không ai được cản trở, cũng như quy định rõ ràng nghĩa vụ của những người trực tiếp nuôi con không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom con, kể cả là người không trực tiếp nuôi con thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Vậy nên việc làm từ phía ba mẹ anh Nam đã vi phạm đến quyền lợi của chị – người không trực tiếp nuôi con. Chị có thể thương lượng riêng với anh Nam rằng nếu anh ấy có thời gian rảnh thì có thể sắp xếp cho chị một buổi gặp và được vui chơi cùng con. Hoặc có thể cho chị phương thức liên lạc với con để chị có thể nói chuyện cùng với con cho đỡ nhớ.

Bên cạnh đó, nếu như sự việc chị bị mọi người ngăn cản mặc dù chị chưa từng làm gì sai hay có phạm tội hay bất kì một điều gì ảnh hưởng đến danh tiếng, chị có thể yêu cầu tới Tòa án để Tòa có thể xem xét giải quyết trường hợp này, tốt nhất là khi nộp đơn yêu cầu xem xét vụ việc chị nên có kèm minh chứng cho việc ba mẹ anh Nam đã gây khó dễ, cản trở chị trong việc thăm nom con mình.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho vấn đề liên quan đến Quyền thăm nom con sau khi ly hôn, nếu chị còn có thắc mắc hay cần sự hỗ trợ nào, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại 1900.6174, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ chị trong việc giải quyết các khó khăn của chị gặp phải.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn. Liên hệ ngay: 1900.6174

Dịch vụ Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con của Luật Thiên Mã

Dịch vụ Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con được cung cấp để giúp các bên liên quan trong các tranh chấp liên quan đến quyền nuôi con của trẻ nhỏ. Các vấn đề chính mà dịch vụ này bao gồm bao gồm nhưng không giới hạn:

Với nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết nhiều vụ việc khác nhau, Luật sư tại Luật Thiên Mã sẽ tư vấn cho bạn về những vấn đề xoay quanh việc giành quyền nuôi con.

Luật sư cùng chuyên viên tư vấn sẽ giúp định rõ quyền và trách nhiệm của phụ huynh trong quyết định về việc nuôi con; các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện quyền nuôi con, bao gồm điều kiện, trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và nguồn thu nhập của các bên để đưa ra các đề xuất hợp lý về quyền nuôi con.

Luật sư sẽ giúp định rõ các điều kiện và quy trình thay đổi quyền nuôi con trong trường hợp có sự thay đổi về tình hình gia đình hoặc sự phát triển của trẻ em.

Tư vấn về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài có liên quan đến vấn đề giành quyền nuôi con

Tư vấn, hỗ trợ trong việc thực hiện chuẩn bị hồ sơ, trình tự thủ tục cũng như bằng chứng chứng minh đủ điều kiện nuôi con

Tư vấn những vấn đề có thể phát sinh trong khi tham gia tranh chấp

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con, hãy tìm kiếm dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Thiên Mã về giành quyền nuôi con để có được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Liên hệ Luật sư – Luật Thiên Mã

> Hỗ trợ giải đáp chi tiết về vấn đề giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà, liên hệ ngay đến hotline 1900.6174

Mọi thắc mắc của quý khách về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung và việc giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà nói riêng, quý khách hàng hoàn toàn có thể nhấc máy lên và liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại sau: 1900.6174 để được trao đổi hỗ trợ giải đáp thắc mắc một cách nhanh và tiện lợi nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Quyền nuôi con khi ba mẹ ly hôn chỉ thuộc về người chứng minh được mình có đủ những điều kiện về mặt vật chất lẫn tinh thần, đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của con trong cuộc sống hằng ngày cũng như môi trường học tập, giáo dục.

Bên cạnh đó còn cần xét đến độ tuổi cũng như nguyện vọng của con đã đủ lớn để ý thức được mình mong muốn ở với ai hơn. Vậy nên việc ở nhà thuê khi ly hôn chỉ là một phần, nếu bản thân có thể chứng minh được khả năng nuôi con của mình tốt hơn đối phương thì bạn hoàn toàn có thể giành quyền nuôi con về phía mình!