action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài như thế nào?

Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài có được pháp luật cho phép? Khi vợ chồng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân thông qua việc ly hôn và con được giao cho người chồng trực tiếp nuôi dưỡng, người vợ vẫn có thể yêu cầu Tòa án trao lại quyền nuôi con cho mình khi chồng đi nước ngoài. Lúc này, người vợ cần chứng minh có đủ các điều kiện để nuôi con tốt hơn so với chồng. Ngay trong bài viết dưới đây, Luật sư của Luật Thiên Mã sẽ giải đáp chi tiết cho các bạn về những vướng mắc vừa nêu. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, các bạn vui lòng kết nối trực tiếp đến số hotline 1900.6174  để được Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

quy-dinh-gianh-lai-quyen-nuoi-con-khi-chong-di-nuoc-ngoai

Vợ có được giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài không?

 

Chị Hường (Quảng Bình) có câu hỏi như sau:

“Dạ chào Luật sư tư vấn!

Sau hơn 07 năm chung sống cùng nhau, vợ chồng tôi đã có với nhau một con trai 05 tuổi. Do chúng tôi có nhiều điểm không hợp nhau, nên hay xảy ra bất đồng quan điểm và cự cãi to tiếng, và có lần khiến con phải hoảng sợ vì chứng kiến điều này.

Chính vì vậy, chúng tôi đã quyết định ly hôn để mỗi người có cuộc sống riêng. Chúng tôi đã thỏa thuận giao con cho chồng tôi trực tiếp nuôi, và mỗi tháng tôi sẽ chu cấp 02 triệu đồng.

Sắp tới, chồng tôi được phân đi công tác ở nước ngoài khoảng 02 năm, và anh ấy nói sẽ thuê người giúp việc để chăm sóc con. Tôi có trao đổi với chồng về việc giao cho tôi nuôi con, nhưng anh ấy kiên quyết không chịu. Do thương con vì không có ba mẹ ở gần bên để quan tâm, chăm sóc, nên tôi có ý định gửi đơn lên Tòa án để được trao quyền nuôi con cho mình.

Do không nắm chắc quy định của pháp luật, nên tôi mong Luật sư giải đáp giúp thắc mắc vợ có được giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”.

 

>> Tư vấn miễn phí quy định về việc giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, liên hệ 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Hường đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài của chúng tôi! Với vướng mắc về việc giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, Luật sư xin giải đáp như sau:

Trong trường hợp người chồng là người được Tòa án hoặc do các bên thỏa thuận để trực tiếp nuôi con, cần có trách nhiệm tạo những điều kiện thuận lợi để con được phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nếu trong quá trình nuôi con mà người chồng lại đi nước ngoài, việc giành lại quyền nuôi con của người vợ vẫn có thể được thực hiện trên thực tế.

Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn được áp dụng như sau:

– Thứ nhất, nếu có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức theo quy định, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người con;

– Thứ hai, về các căn cứ để Tòa án giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:

+ Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con trong việc được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt;

+ Vợ hoặc chồng đang trực tiếp nuôi con đã không còn đủ các điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con một cách tốt nhất.

– Thứ ba, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải xem xét nguyện vọng của người con đã từ đủ 07 tuổi trở lên.

– Thứ tư, nếu xét thấy cả vợ và chồng đều không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con, Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật dân sự.

Theo thông tin chị Hường chia sẻ, chồng chị sẽ công tác ở nước ngoài trong thời gian 02 năm và dự định thuê người giúp việc chăm sóc con. Tuy nhiên, anh ấy lại nhất quyết không trao lại quyền nuôi con cho chị. Có thể thấy, vợ chồng chị đã không thể thỏa thuận được việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để phù hợp với lợi ích của con.

Do đó, chỉ còn một căn cứ duy nhất mà chị có thể yêu cầu Tòa án quyết định cho chị nuôi con đó là việc chồng chị không còn đủ điều kiện và khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con một cách tốt nhất.

Cụ thể, chị cần chứng minh khi chồng đi công tác ở nước ngoài không thể có thời gian ở gần con cũng như quan tâm, chăm sóc cho con. Khi đã có đầy đủ cơ sở nêu trên, chị hoàn toàn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Ngoài ra, để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và được Tòa án chấp nhận, việc thu thập thêm những chứng cứ, tài liệu chứng minh về việc chồng chị không còn đủ điều kiện và khả năng tốt nhất để nuôi dưỡng, giáo dục con.

Bên cạnh đó, chị cũng cần chứng minh bản thân đáp ứng đủ điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để nuôi con, ví dụ như có công việc với mức lương ổn định, có nhà ở hợp pháp và có thời gian để quan tâm và chăm sóc con…

Như vậy, theo quy định hiện hành, người vợ hoàn toàn có quyền được giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài trong trường hợp có các cơ sở chứng minh việc người chồng không còn đáp ứng các điều kiện cơ bản để chăm sóc, giáo dục tốt cho con.

Nếu các bạn có thắc mắc về những căn cứ giành quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp chi tiết và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?

Căn cứ giành quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

 

Chị Lan (Trà Vinh) có thắc mắc như sau:

“Chào Luật sư tư vấn! Tôi có vấn đề vướng mắc cần được giải đáp như sau:

Sau khi kết hôn và chung sống với nhau được hơn 05 năm, vợ chồng tôi có một cháu gái được 04 tuổi. Chúng tôi ly hôn đã được gần nửa năm và Tòa án đã quyết định chồng tôi có quyền nuôi con, do lúc ly hôn tôi chưa có nghề nghiệp ổn định.

Cách đây một tháng, chồng tôi đã hoàn tất các thủ tục và đã đi lao động ở nước ngoài, nhưng tôi không nhận được bất cứ thông báo nào từ chồng. Sau khi đi xuất khẩu lao động, chồng tôi đã gửi con cho gia đình một người bạn chăm sóc giúp.

Hiện nay, tôi cũng đã có công việc ổn định và muốn đón con về nhà để tôi trực tiếp chăm sóc và nuôi con. Luật sư cho tôi hỏi căn cứ giành quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài được quy định như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư!”.

 

>> Giải đáp miễn phí căn cứ giành quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Lan! Cảm ơn chị đã quan tâm đến chủ đề giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài trong chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi! Với thắc mắc của chị đặt ra về căn cứ giành quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, Luật sư xin được tư vấn như sau:

Về nguyên tắc, sau khi ly hôn, vợ hoặc chồng đều có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp nhận thấy bên trực tiếp nuôi con không đảm bảo các điều kiện để chăm sóc và nuôi dưỡng con.

Như Luật sư đã có đề cập, những căn cứ giành quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

Khi cha, mẹ có thỏa thuận và thống nhất với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sao cho phù hợp với lợi ích của con;

Bên vợ hoặc chồng đang trực tiếp nuôi con không còn đáp ứng đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con một cách tốt nhất;

Có thể thấy rằng, theo quy định trên của pháp luật hiện hành, việc Tòa án xem xét cho thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp hai bên vợ chồng đã có thỏa thuận với nhau.

Tuy nhiên, nếu việc thỏa thuận không thể thực hiện hoặc thỏa thuận không thành, người vợ hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi có đủ cơ sở chứng minh bên đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để tiếp tục nuôi dạy, giáo dục con trong điều kiện tốt nhất so với ban đầu.

Như vậy, đối với trường hợp của chị Lan, chị hoàn toàn có thể giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài trong trường hợp xét thấy có đầy đủ các căn cứ theo luật định về việc chồng chị không đủ điều kiện và khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Do chồng chị đã đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhưng không thông báo cho chị biết, nên việc thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con là rất khó.

Tuy nhiên, việc chồng chị đi nước ngoài để lao động và không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con mà phải gửi gia đình một người bạn để nuôi, đây có thể là cơ sở đầu tiên để Tòa án xem xét giao con cho chị trực tiếp nuôi dưỡng. Lúc này, chị có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và nộp đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Trong trường hợp chị Lan còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến căn cứ giành quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài theo quy định mới nhất, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình chính xác và miễn phí!

>> Xem thêm: Ly hôn khi con dưới 1 tuổi như thế nào? – Hồ sơ, thủ tục A-Z

Điều kiện giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

 

Chị Phương (Cần Thơ) có câu hỏi như sau:

“Kính thưa Luật sư!

Sau khi vợ chồng tôi ly hôn, chúng tôi đã có thỏa thuận trước với nhau chồng tôi sẽ là người nuôi con và cần đảm bảo những điều kiện tốt nhất để con lớn lên khi bị thiếu tình thương của ba mẹ. Con tôi năm nay đã 09 tuổi và từ khi chúng tôi ly hôn, chồng tôi chăm sóc con rất tốt.

Tuy nhiên, dạo gần đây con tôi có thông báo với tôi rằng chồng tôi thường hay dẫn một người phụ nữ lạ về nhà và sắp tới sẽ làm đám cưới để ra nước ngoài sinh sống. Nghe vậy, tôi có hẹn gặp chồng để trao đổi, anh ấy bảo sau khi cưới vợ sẽ gửi con về nhà ông bà nội chăm sóc.

Trong trường hợp này, điều kiện giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài được pháp luật quy định ra sao? Chân thành cảm ơn Luật sư!”.

 

>> Giải đáp miễn phí điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. Liên hệ đến 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Phương! Với vướng mắc của chị về điều kiện giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, Luật sư chúng tôi đã xem xét và đưa ra lời giải đáp chi tiết ngay dưới đây:

Nếu trong quá trình nuôi con mà người chồng lại đi nước ngoài, với tư cách là một người mẹ, người vợ trong trường hợp này vẫn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết về việc giành lại quyền nuôi con. Theo đó, để được Tòa án có thẩm quyền xem xét và giải quyết yêu cầu giành quyền nuôi con, chị Phương cần chứng minh bản thân đáp ứng những điều kiện cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, điều kiện về chủ thể

Theo quy định của pháp luật dân sự, bản thân người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự do luật định. Ngoài ra, người này cần có đạo đức và lối sống tốt, và không rơi vào các trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định ở Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Thứ hai, điều kiện về kinh tế để nuôi con

Theo đó, khi muốn giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, người vợ cần chứng minh mình có đủ điều kiện về kinh tế như có công việc, có thu nhập ổn định và chỗ ở để nuôi con và đáp ứng tối thiểu nhu cầu thiết yếu để con được học tập và phát triển toàn diện.

Thứ ba, điều kiện về mặt tinh thần khi nuôi dưỡng, chăm sóc con

Đối với điều kiện mang tính phi vật chất này, người vợ cần chứng minh rõ trước đây và ở thời điểm hiện tại không có các hành vi bạo lực gia đình đối với con cái (ví dụ như đánh đập, chửi mắng…), cũng như không để con tiếp xúc gần với các tệ nạn xã hội xấu trong đời sống hàng ngày.

Ngoài ra, người yêu cầu giành quyền nuôi con cũng cần có thời gian để quan tâm, chăm sóc tốt cho con, đặc biệt là việc tạo môi trường học tập và vui chơi lành mạnh để con có thể phát triển tốt nhân cách và đạo đức.

Như vậy, trên đây là những điều kiện cơ bản mà chị Phương cần đáp ứng để có thể giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài một cách suôn sẻ nhất. Theo như thông tin chị cung cấp, sau khi ly hôn sắp tới chồng chị sẽ kết hôn với người phụ nữ khác và ra nước ngoài sinh sống.

Trong trường hợp này, chị cần chứng minh chồng chị khi ra nước ngoài sinh sống và gửi lại con cho ông bà nội chăm sóc, rõ ràng đã không đáp ứng điều kiện về việc ở gần bên con để nuôi dưỡng, quan tâm và nuôi dạy con trở thành một người tốt.

Đây sẽ là một trong những căn cứ quan trọng mà chị có thể đề cập trong đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn để được Tòa án giải quyết trao lại quyền nuôi con cho chị.

Thông qua thông tin mà Luật sư đã giải đáp, nếu chị Phương còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến điều kiện giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn pháp luật tận tình, chính xác từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài có phải hỏi ý kiến con không?

 

Chị Diễm (Hậu Giang) có vướng mắc như sau:

“Thưa Luật sư! Tôi với chồng tôi đã ly dị đã gần 3 năm và con chung của chúng tôi năm nay đã 08 tuổi. Lúc ra Tòa để giải quyết ly hôn, trong giấy thỏa thuận của vợ chồng tôi thể hiện rõ chồng tôi sẽ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, và trong trường hợp chồng tôi không còn đủ điều kiện để nuôi con giao lại con cho tôi nuôi.

Sắp tới đây, chồng tôi được công ty cử đi nước ngoài để tham gia khóa đào tạo nâng cao chuyên môn khoảng 12 tháng, nhưng anh ấy vẫn không chịu giao con cho tôi nuôi dưỡng. Do đó, tôi đã quyết định nộp đơn lên Tòa án địa phương để xem xét giao lại quyền nuôi con cho tôi, bởi chồng tôi sẽ không thời gian chăm sóc con khi tham gia khóa đào tạo này.

Luật sư cho tôi hỏi việc giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài có phải hỏi ý kiến con không? Tôi xin được cảm ơn!”.

 

>> Khi nào con được tự quyết ở với ai? Liên hệ 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Diễm! Với thắc mắc của chị về việc hỏi ý kiến của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi con, Luật sư đã nghiên cứu, xem xét và đưa ra lời tư vấn như sau:

Theo đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã thể hiện rõ việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Bởi với độ tuổi này, con đã phần nào có sự nhận thức về mọi thứ xung quanh có tác động đến quyền và lợi ích của con. Do đó, trong trường hợp này người con hoàn toàn có quyền tự do thể hiện ý kiến và nguyện vọng về việc có sự thay đổi về người trực tiếp nuôi mình.

Tuy nhiên, quy định trên chỉ nêu là Tòa án sẽ xem xét chứ không phải quyết định trên cơ sở hoàn toàn dựa vào ý kiến, nguyện vọng của người con.

Do đó, nếu chị Diễm muốn giành lại quyền nuôi con khi chồng chị đi nước ngoài, bên cạnh văn bản xác nhận nguyện vọng của con, chị cần cung cấp thêm những chứng cứ chứng minh bản thân có đủ điều kiện nuôi con và đồng thời chứng minh chồng chị không còn đủ điều kiện về thời gian để quan tâm, chăm sóc tốt cho con khi đi nước ngoài.

Trong trường hợp chị Diễm và bạn đọc còn gặp bất kỳ khó khăn nào khi thu thập bằng chứng giành lại quyền nuôi con khi chồng nước ngoài hoặc cần tìm kiếm mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Mẫu đơn giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

 

>> Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn giành quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho người dân trong việc chuẩn bị các loại giấy tờ khi thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn, Luật sư cũng xin cung cấp đến các bạn Mẫu đơn giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài chính xác và chuẩn nhất. Xin mời các bạn đọc cùng tham khảo và sử dụng trong trường hợp cần thiết!

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận /huyện……………………………………………..

Tên tôi là:……………………………….. Sinh năm:………………………………………………………

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………

Tạm trú:…………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………………………

Tại bản án, quyết định:……………………………………………………………………………………..

tại:………………….ngày….tháng….năm……….của Tòa án nhân dân………………………….

Về phần con chung:…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

Hiên con chung đang ở với anh (chị)…………………………………………………………………

là…………………………………………………… trực tiếp nuôi dưỡng.

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………..

Tạm trú:………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………………………………..

Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:…………………

……………., ngày……tháng……năm….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trong quá trình tham khảo và sử dụng mẫu đơn giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài mà chúng tôi đã cung cấp bên trên, nếu bạn đọc gặp bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần Luật sư hướng dẫn chi tiết cách điền thông tin vào đơn sao cho đầy đủ và chính xác, vui lòng liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174  của tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình của chúng tôi!

Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

 

Chị Trâm (Bình Dương) có câu hỏi như sau:

“Kính chào Luật sư tư vấn!

Do chồng tôi đảm bảo điều kiện kinh tế tốt hơn so với tôi và con tôi (năm nay 12 tuổi) cũng muốn ở cùng với ba, nên chúng tôi đã thống nhất với nhau chồng sẽ là người trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng con.

Do công ty của chồng tôi đang làm việc đang thiếu nhân sự ở chi nhánh tại Hàn Quốc, nên tạm thời anh ấy được bố trí công tác và làm việc ở nước ngoài một thời gian. Do nhận thấy con đang ở lứa tuổi có nhiều sự biến đổi về tâm lý, nên tôi muốn đưa con về nhà để thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dạy con.

Trong trường hợp này, rất mong được Luật sư tư vấn chi tiết về thủ tục giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài được thực hiện cụ thể như thế nào? Cảm ơn Luật sư!”.

 

>> Tư vấn miễn phí trình tự, thủ tục để giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, liên hệ ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Trâm! Có thể nói, thủ tục giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài là vấn đề không chỉ riêng chị quan tâm mà còn rất nhiều khách hàng đã gọi đến tổng đài và nhờ chúng tôi tư vấn và hỗ trợ. Do đó, Luật sư cũng xin trình bày chi tiết các vấn đề liên quan đến thủ tục trên để giúp chị thuận tiện trong quá trình thực hiện.

Hồ sơ giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

 

>>  Mất bao lâu để được giải quyết hồ sơ? Gọi ngay 1900.6174 

Trước tiên, người có yêu cầu giành lại quyền nuôi con cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định để có thể nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Theo đó, chị Trâm cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây để hoàn thiện hồ sơ giành lại quyền nuôi con:

– Thứ nhất, đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn theo mẫu đơn khởi kiện số 23 – DS, được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP;

– Thứ hai, bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực trên thực tế (bản gốc);

– Thứ ba, giấy khai sinh của con chung (bản sao có công chứng/chứng thực);

– Thứ tư, sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao có công chứng/chứng thực);

– Thứ năm, các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có công chứng/chứng thực) nhằm đối chiếu thông tin của các bên;

– Thứ sáu, các tài liệu, chứng cứ để thay đổi quyền nuôi con do người chồng không còn đủ các điều kiện để nuôi con, và các bằng chứng chứng minh việc người vợ đã có đầy đủ các điều kiện kinh tế, tình thần tốt hơn để chăm sóc, giáo dục tốt cho con.

Nếu chị Trâm và các bạn cần sự hỗ trợ, tư vấn từ các Luật sư trong quá trình chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên trong hồ sơ giành lại quyền nuôi con, vui lòng nhấc máy và gọi về số điện thoại 1900.6174 để được các Luật sư sẵn sàng tiếp nhận thắc mắc và giải đáp tận tình, chi tiết!

Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

>> Các bước thủ tục khi không đạt được thỏa thuận, liên hệ 1900.6174 

Theo đó, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, và căn cứ vào kết quả của sự thỏa thuận, mà từ đó cần có sự chuẩn bị về hồ sơ cũng như thực hiện các bước trong thủ tục giành lại quyền nuôi con cho phù hợp.

Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được

Về nguyên tắc khi giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, pháp luật sẽ tôn trọng sự thỏa thuận và tự định đoạt của các bên. Bởi lúc này, cả vợ và chồng đều được tự do thể hiện ý kiến và nguyện vọng của mình nhằm hướng đến mục đích đảm bảo những quyền lợi tốt nhất cho con.

Theo đó, trường hợp vợ chồng chị Trâm thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, tiến hành yêu cầu Tòa án có thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận của các bên, cụ thể như sau:

– Thứ nhất, vợ chồng cần lập văn bản thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

– Thứ hai, tiếp theo vợ chồng cần nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi dưỡng, chăm sóc con;

– Thứ ba, sau khi đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Tòa án sẽ xem xét hồ sơ, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của vợ hoặc chồng được trao lại quyền nuôi con. Nếu có đủ cơ sở cho việc thỏa thuận trên của vợ chồng là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc và phù hợp với quyền lợi chính đáng của con, lúc này Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn do chồng đi nước ngoài.

Nếu chị Trâm và các bạn cần sự hỗ trợ trong quá trình vợ chồng thỏa thuận với nhau về các nội dung liên quan đến việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, vui lòng nhấc điện thoại gọi về đường dây nóng 1900.6174  để được Luật sư tư vấn chi tiết và áp dụng giải quyết tình huống trên thực tế một cách hiệu quả nhất!

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được

Nếu sự thỏa thuận giữa hai bên về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con không đạt được như ý muốn, vợ hoặc chồng có thể yêu cầu Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con theo quy định ở khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020. Theo đó, chị Trâm cần thực hiện các bước trong thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Theo đó, khi người vợ có yêu cầu giành lại quyền nuôi con, tiến hành nộp đơn khởi kiện cùng các giấy tờ trong hồ sơ giành lại quyền nuôi con đến Tòa án có thẩm quyền nơi người chồng đang cư trú, làm việc.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020, chị Trâm có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án thông qua ba cách thức sau:

– Đến trực tiếp tại Tòa án để nộp;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận đơn khởi kiện

Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định, thời hạn để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án là không quá 01 tháng kể từ ngày nhận thông báo từ Thẩm phán về việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và hồ sơ giành quyền nuôi con.

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người nộp đơn đóng tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, chị Trâm cần nộp nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết yêu cầu khởi kiện của chị.

Bước 3: Xác minh hồ sơ và mở phiên tòa xét xử sơ thẩm

Tòa án sẽ thực hiện xác minh hồ sơ, đơn khởi kiện cùng các chứng cứ giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài của chị Trâm, và tiến hành hòa giải cho vợ chồng chị. Nếu các bên hòa giải thành, Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành về vấn đề thay đổi quyền nuôi con của vợ chồng chị. Quyết định hòa giải thành của Tòa án trong trường hợp này sẽ có hiệu lực và vợ chồng chị không được kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đó, thời gian mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án khởi kiện giành quyền nuôi con là trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử (khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020).

Trường hợp một trong các bên không đồng ý với nội dung trong bản án hoặc quyết định mà Tòa án đã ban hành, có quyền thực hiện thủ tục kháng cáo trong thời hạn mà pháp luật quy định.

Nếu các bên đều đồng tình các nội dung trong bản án hoặc quyết của Tòa án, quyền và nghĩa vụ của người có yêu cầu giành quyền nuôi con sẽ phát sinh trên thực tế.

Trong quá trình tiếp cận những thông tin mà Luật sư đã chia sẻ về thủ tục giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, nếu chị Trâm và bạn đọc có thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tiếp nhận và hỗ trợ miễn phí!

thu-tuc-gianh-lai-quyen-nuoi-con-khi-chong-di-nuoc-ngoai

Làm sao để giành lại quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài?

 

 

Chị Tuyết (Đồng Tháp) có thắc mắc như sau:

“Dạ chào Luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc về việc giành quyền nuôi con cần được Luật sư hỗ trợ như sau:

Vợ chồng tôi đã ly hôn được gần một năm vì cả hai nhận thấy không hợp nhau sau khoảng thời gian 11 năm chung sống.

Khi ly hôn, chúng tôi thỏa thuận để hai con (bé trai 06 tuổi và bé gái 04 tuổi) cho chồng nuôi dưỡng, và tôi có trách nhiệm chu cấp 07 triệu đồng/tháng để chăm lo cho các con về nhu cầu ăn uống hàng ngày và học hành. Chúng tôi cũng thỏa thuận rõ nếu chồng tôi không còn đủ điều kiện về kinh tế, tôi sẽ giành lại quyền nuôi con.

Hiện tại, tôi đang đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản do công ty trước đây tôi làm đã bị phá sản. Cách đây một tuần, các con của tôi có gọi điện và báo lại chồng tôi bị cơ quan chức năng bắt về hành vi tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Tôi rất lo lắng và có ý định đưa các con qua Nhật Bản để có thể quan tâm và chăm sóc tốt cho con.

Vậy trong trường hợp này, tôi cần làm sao để giành lại quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài? Chân thành cảm ơn Luật sư!”.

 

>> Trình tự thủ tục khi giành lại quyền nuôi con nhưng đang ở nước ngoài, liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chúng tôi xin cảm ơn chị Tuyết đã tin tưởng và để lại câu hỏi cần tư vấn cho Luật sư. Với vấn đề cần làm gì để giành lại quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài, Luật sư xin tư vấn đến chị như sau:

Theo đó, việc giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn dù dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng, hoặc do Tòa án can thiệp giải quyết đều phải dựa trên nguyện vọng và ý kiến con từ đủ 07 tuổi trở lên (khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Do hai con chung của vợ chồng chị Tuyết đều dưới 07 tuổi, nên Tòa án sẽ không thực hiện việc xem xét này.

Tuy nhiên, trên thực tế giải quyết các tranh chấp liên quan đến giành lại quyền nuôi con, các căn cứ về nhân thân, điều kiện kinh tế, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của người có yêu cầu được trao quyền nuôi con mới là căn cứ quan trọng để Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Do đó, nếu người trực tiếp nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện về trông nom, chăm sóc, giáo dục tốt cho con, bên còn lại hoàn toàn có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn khi có yêu cầu (khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Theo thông tin bạn chị Tuyết chia sẻ, do chồng chị bị cơ quan chức năng bắt về hành vi tàng trữ và sử dụng chất ma túy, nên không đáp ứng các điều kiện về đạo đức, lối sống tốt cũng như sẽ không có thời gian quan tâm, chăm sóc con trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo.

Đây chính là cơ sở để chứng minh chồng chị không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Do đó để việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn là có căn cứ, và được thụ lý giải quyết nhanh chóng, chị cần nộp đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con kèm theo các chứng cứ về việc chị có đầy đủ các điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục tốt cho con (ví dụ như hợp đồng đi lao động với mức thu nhập ổn định, giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp…).

Ngoài ra, chị Tuyết cũng cần chứng minh bản thân chưa từng bị xử lý hoặc bị áp dụng các hình thức xử phạt hành chính về hành vi bạo lực gia đình hoặc các tệ nạn xã hội, để đáp ứng điều kiện tạo cho con một môi trường sống lành mạnh và phát triển tốt.

Trên đây là giải đáp của Luật sư về cách thức để giành lại quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu chị Tuyết và bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ, thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài, đừng ngần ngại liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174  để được Luật sư chúng tôi hỗ trợ tận tình và miễn phí!

Luật sư tư vấn giải quyết giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài tại Luật Thiên Mã

 

Vấn đề giành lại quyền nuôi con nói chung, và việc giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài nói riêng là một trong những chủ đề pháp lý mà chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của khách hàng trong thời gian gần đây.

Bởi xét cho cùng, việc giành lại quyền nuôi con nhằm hướng đến mục đích giúp các con có thể được sống trong môi trường tốt nhất về điều kiện vật chất lẫn tinh thần khi ba mẹ đã chấm dứt cuộc hôn nhân.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thủ tục giành lại quyền nuôi con gặp khá nhiều những trở ngại nhất định cho người có yêu cầu. Do đó, đội ngũ Luật sư tư vấn giải quyết giành lại quyền nuôi con tại Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hôn nhân và gia đình một cách hiệu quả nhất.

Liên quan đến việc giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài, chúng tôi tư vấn và hỗ trợ khách hàng những vấn đề sau đây:

– Tư vấn cho khách hàng những quy định cơ bản của pháp luật về căn cứ, điều kiện cụ thể của các bên về việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn;

– Tư vấn cho khách hàng về những nội dung cơ bản trong văn bản thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con giữa vợ và chồng;

– Tư vấn và hỗ trợ khách hàng về việc điền thông tin và soạn thảo đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con một cách đầy đủ và chính xác nhất;

– Tư vấn cho khách hàng về việc thu thập các chứng cứ chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đáp ứng đủ các điều kiện và khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Tư vấn về trình tự các bước trong thủ tục giành lại quyền nuôi con tại Tòa án có thẩm quyền;

– Nhận ủy quyền theo pháp luật từ phía khách hàng để Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giành quyền nuôi con tại Tòa án;

– Tư vấn và hỗ trợ những vấn đề pháp lý khác có liên quan đến việc giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là một số lĩnh vực pháp lý cơ bản liên quan đến vấn đề giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài mà đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Luật Thiên Mã sẽ tư vấn và hỗ trợ cho quý khách hàng. Nếu khách hàng cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

Liên hệ Luật sư tư vấn giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài

tu-van-mien-phi-gianh-lai-quyen-nuoi-con-khi-chong-di-nuoc-ngoai

Trong cuộc sống hôn nhân, nếu không may rơi vào trường hợp tranh chấp và muốn giành lại quyền nuôi con, các bạn hãy liên hệ ngay với Luật sư Luật Thiên Mã để chúng tôi có thể hỗ trợ tận tình và kịp thời cho các bạn.

Với nhiều năm thực hiện dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý trong cuộc sống, chúng tôi tự hào vì hội tụ những Luật sư, chuyên viên pháp lý vừa có chuyên môn cao, vừa có lòng nhiệt huyết trong nghề. Do đó, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Chỉ với một cuộc gọi đến tổng đài tư vấn giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài 1900.6174 , các bạn đã có cơ hội được kết nối trực tiếp và nhận được lời tư vấn, lời khuyên cùng những hướng dẫn tận tình từ các Luật sư. Dưới đây là một số thông tin liên hệ Luật sư tư vấn giành lại quyền nuôi con mà các bạn có thể ghi chú lại:

Đường dây nóng: 1900.6174 

Website: https://luatthienma.com.vn/ 

Địa chỉ email: luatthienma@gmail.com

Trong quá trình liên hệ với Luật sư tư vấn giành lại quyền nuôi con, mà các bạn gặp bất kỳ trở ngại nào trong quá trình kết nối với tổng đài, hoặc có khó khăn trong việc truy cập vào trang thông tin điện tử của đội ngũ Luật sư Luật Thiên Mã hãy nhấc máy gọi về số hotline 1900.6174 để chúng tôi có thể giải đáp chi tiết cho các bạn!

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ pháp lý bổ ích về vấn đề giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài mà Luật sư xin cung cấp đến các bạn đọc. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ phần nào giúp ích cho các bạn khi tiến hành yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình tìm hiểu bài viết trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số máy 1900.6174  để được Luật sư giải đáp chi tiết, đúng luật!

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7