action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?

Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì được xử lý như thế nào, có giống với tranh chấp đất đai thông thường không? Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng cho chúng tôi 1900.6174 để được tư vấn miễn phí!

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài được hiểu là thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 và tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, chỉ những tranh chấp xác định được ai là người có quyền sử dụng đất (gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) thì mới gọi là tranh chấp đất đai

Đối với những trường hợp tranh chấp về giao dịch quyền sử dụng đất, nhà ở, tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa chồng và vợ khi ly hôn là tranh chấp liên quan đến đất đai. 

Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai là điều rất quan trọng bởi vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau.

tranh-chap-dat-dai-co-yeu-to-nuoc-ngoai

Như vậy, tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam mà đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. 

Như vậy, Luật sư đã giúp các bạn đọc làm rõ khái niệm tranh chấp đất đai có yếu tố người nước ngoài theo quy định mới nhất. Trường hợp các bạn còn bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần Luật sư tư vấn và đưa ra lời khuyên, vui lòng kết nối với Luật sư qua tổng đài 1900.6174 để được giải đáp và hướng dẫn tận tình!

>>> Xem thêm: Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Anh Hoà (Bạc Liêu) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề cần được hỗ trợ giải đáp như sau:  

Năm 2012, tôi cưới vợ là người Anh và sống cùng với bố mẹ tôi ở Việt Nam. Sau thời gian làm việc đến 2016, tôi đã mua được căn nhà tại Xã Tân Thạnh, Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Đến nay, vì mâu thuẫn về văn hoá, ngôn ngữ mà chúng tôi quyết định ly hôn. Theo pháp luật tài sản chung của vợ chồng phải được chia đôi, thế nhưng căn nhà tại thời điểm mua là tôi trả tiền.

Vợ tôi muốn chia đôi tài sản, tôi không đồng ý? Tôi muốn nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề này. Vậy tranh chấp đất đai mà có yếu tố nước ngoài thì phải gửi đơn cho cơ quan nào giải quyết?

Rất mong Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Tư vấn về tranh chấp đất đai có yếu tố người nước ngoài theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn như sau:

Chào anh Hòa, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung thông tin mà anh đã trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:

Trường hợp tranh chấp đất đai ở Việt Nam?

Khi tranh chấp quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 203 của Luật đất đai 2013 như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã những không thành thì sẽ được giải quyết như sau:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì phải do Tòa án giải quyết

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn hình thức sau để giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền 

+ Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

– Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp do Chủ tịch UBND cấp huyện; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết này thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính

+ Trường hợp tranh chấp đất đai mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp tỉnh; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính

– Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013 thì phải đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp này có hiệu lực thi hành thì các bên tranh chấp phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

tranh-chap-dat-dai-co-yeu-to-nuoc-ngoai

Như vậy, để đảm bảo giữ hoà khí vợ chồng, thì cần phải tiến hành hòa giải trước, anh Hoà có thể nộp đơn tại UBND Xã Tân Thạnh để giải quyết. Nếu trong trường hợp vẫn không thể hoà giải được anh có thể lựa chọn nộp đơn tại UBND Thị xã Giá Rai hoặc Toà án nhân dân Thị xã Giá Rai để được giải quyết. 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Trường hợp tranh chấp đất đai ở nước ngoài?

Khi tranh chấp đất đai ở nước ngoài, nếu có một trong các bên khởi kiện tại Tòa án Việt Nam thì Tòa chỉ thụ lý nếu không thuộc trường hợp trả đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 472 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Đối với vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng thuộc trong các trường hợp sau:

+ Các đương sự được thỏa thuận để lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Tòa án nước ngoài hoặc Trọng tài giải quyết vụ việc dân sự đó.

Trường hợp các bên có sự thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hay Tòa án nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc do thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài hoặc Trọng tài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc do Tòa án nước ngoài hoặc Trọng tài từ chối thụ lý đơn thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án Việt Nam:

+ Vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và vụ việc này thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan

+ Vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đã được Tòa án nước ngoài hoặc Trọng tài thụ lý giải quyết

+ Vụ việc dân sự đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài.

+ Nếu trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó

+ Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

– Nếu thuộc trường hợp trả lại đơn hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài như trên thì tiền tạm ứng án phí, lệ phí được xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. 

Như vậy, Luật sư đã vừa chia sẻ về Trường hợp tranh chấp đất đai ở nước ngoài?. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn pháp luật cụ thể, chính xác nhất!

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai bị lấn chiếm bị xử lý như thế nào?

Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài, thủ tục giải quyết như thế nào?

Anh Dũng (Hà Giang) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề cần được hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi là Việt kiều sống ở Thụy Sĩ về quê thăm bố mẹ, mua đất và chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất ở Xã Cán Tỷ, Huyện Quản Bạ, tình Hà Giang. Khi tiến hành thủ tục mua bán đất với giá tại thời điểm lúc này là 300.000.000 (trả 100.000.000 tiền mặt và 31 chỉ vàng). Sau đó tôi chuyển nhượng sang cho em trai (ông Dưỡng) tôi quản lý, canh tác.

Sau khi nhận chuyển nhượng, khi chưa được sự cho phép, ông Dưỡng đã thực hiện chuyển nhượng cho ông Hoàng (Nghệ An) với trị giá quyền sử dụng đất là 900.000.000. Tôi yêu cầu ông Dưỡng trả lại số tiền thu được từ việc chuyển nhượng đất, nhưng ông Dưỡng cho rằng do ông cải tạo, giữ gìn làm tăng giá trị của mảnh đất này nên không đồng ý.

Tôi có nộp đơn lên UBND Huyện Quản Bạ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài này như thế nào? 

Rất mong Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về tranh chấp đất đai có yếu tố người nước ngoài theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn như sau:

Chào anh Dũng, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung thông tin mà anh đã trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:

Hoà giải tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài?

Theo quy định pháp luật về hòa giải và thủ tục hòa giải, với các vụ việc tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài vẫn có bước hòa giải tranh chấp.

Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất. Việc hòa giải tại cấp cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi người sử dụng đất tiến hành thực hiện việc khởi kiện ra tòa.

Hồ sơ đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài gồm:

– Đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai

– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu: giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu,..

– Các giấy tờ chứng minh về quan hệ tranh chấp.

Trình tự, thủ tục hòa giải:

Căn cứ theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục như sau: 

Khi nhận được đơn yêu cầu thì UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp đất đai, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất

– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp (trong trường hợp tranh chấp tại khu vực nông thôn);

– Đại diện của một vài hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn và biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đối với thửa đất đang tranh chấp đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

– Tổ chức phiên họp hòa giải cần có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

tranh-chap-dat-dai-co-yeu-to-nuoc-ngoai

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai vi bằng được giải quyết như thế nào?

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài:

Kết quả phải được lập thành biên bản, gồm những nội dung:

– Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải có yếu tố nước ngoài

– Thành phần tham dự hòa giải có yếu tố nước ngoài

– Tóm tắt nội dung tranh chấp nhằm làm rõ nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai

– Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã

Biên bản hòa giải phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Khi các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung. Theo đó nội dung này khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải nhằm xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất hoặc có thay đổi về chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của Luật Đất đai.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành nhưng có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến với kết quả hòa giải này thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài tại Toà án?

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài

– Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

– Tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền sử dụng đất và tranh chấp phát sinh

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu của bên khởi kiện (bản photo có chứng thực từ cơ quan có thẩm quyền)

– Văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về nơi thường trú hoặc tạm trú của người bị kiện.

tranh-chap-dat-dai-co-yeu-to-nuoc-ngoai

Sau khi có đầy đủ hồ sơ trên. Các bên tiến hành nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết tranh chấp. Theo đó Tòa án nơi có bất động sản sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp nói trên.

Thời hạn tiếp nhận và xử lý hồ sơ khởi kiện tại Tòa án là 8 ngày. Thời gian chuẩn bị xét xử sở thẩm là 4 tháng kể từ ngày thụ lý phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét xử có thể được kéo dài thêm 2 tháng

Như vậy, anh Dũng nộp đơn và những giấy tờ, tài liệu có liên quan cho UBND xã Cán Tỷ để hòa giải. Nếu trường hợp hòa giải không thành thì gửi đơn Tòa án nhân dân tỉnh nơi có bất động sản (Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang) để được giải quyết (phải nộp biên bản hòa giải tại UBND Xã Cán Tỷ). Trình tự, thủ tục trong 02 trường hợp này được tiến hành tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. 

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai vi bằng được giải quyết như thế nào?

Thời hạn kháng cáo bản án tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài?

Trường hợp đương sự cư trú ở nước ngoài mà không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là 01 tháng, kể từ ngày tống đạt bản án, quyết định hợp lệ hoặc kể từ ngày niêm yết bản án, quyết định hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 477 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là 12 tháng, kể từ ngày tuyên án. 

Đương sự có mặt tại Việt Nam có quyền kháng cáo với bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp đương sự cư trú ở nước ngoài nên không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo với bản án, quyết định của Tòa án là 01 tháng kể từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật.

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài tại Luật Thiên Mã?

Khi quý khách hàng gặp vấn đề trong tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì liên hệ đến Luật Thiên Mã để được hỗ trợ:

– Tư vấn cụ thể vấn đề tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài mà quý khách hàng đang gặp phải

– Gặp trực tiếp Luật sư của Luật Thiên Mã với kinh nghiệm dày dạn giúp tư vấn luật đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng

– Tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí đi lại của quý khách hàng, thời gian tư vấn linh hoạt 24/7

– Hỗ trợ quý khách hàng có hướng giải quyết và sử dụng dụng các dịch vụ pháp lý

– Nội dung tư vấn đến quý khách hàng đều dựa trên kinh nghiệm giải quyết những vụ việc trên thực tế nhằm đảm bảo tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất và hiệu quả nhất

– Đảm bảo vấn đề tranh chấp đất đai được giải quyết một cách nhanh nhất, chính xác nhất và hiệu quả nhất.

Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài là một vấn đề phức tạp chính vì vậy khi thực hiện cần phải tuân thủ quy định pháp luật để tránh những hậu quả bất lợi về mình. 

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về giải quyết tranh chấp đất đai. Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã về tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài. Qua bài viết trên đây sẽ phần nào cung cấp cho quý khách những thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.