Tranh chấp đất đai bị lấn chiếm bị xử lý như thế nào?

Tranh chấp đất đai bị lấn chiếm làm thế nào để đòi lại quyền lợi? Về mặt pháp lý, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất bị lấn chiếm? Hiện nay, tình trạng tranh chấp đất đai trong quá trình sử dụng đang diễn ra ngày càng phổ biến, và chiếm tỷ lệ cao trong số những vụ việc được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Bởi đất đai là một loại tài sản “đặc biệt” giúp mang lại giá trị lớn cho người nắm quyền chiếm hữu, sử dụng.

Chính vì vậy, đội ngũ Luật sư Luật Thiên Mã sẽ giúp các bạn làm rõ những vấn đề trên ngay trong bài viết này. Trường hợp các bạn có nhu cầu cần được Luật sư giải đáp, tư vấn về quy định pháp luật, hoặc các thủ tục pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai bị lấn chiếm, hãy nhấc máy gọi đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời! 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề tranh chấp đất bị lấn chiếm? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai

Hành vi lấn chiếm đất xảy ra ngày càng phổ biến trên thực tế với nhiều mức độ và hậu quả gây ra khác nhau, và đây thường được xem là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến các tranh chấp về đất đai. Vậy, thế nào là hành vi lấn chiếm đất?

Theo đó, lấn chiếm đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm mà pháp luật đất đai đã đề cập tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất của người dân phù hợp với pháp luật. 

Theo nghĩa thông thường, hành vi lấn chiếm đất là việc có sự tác động trên thực tế nhằm làm thay đổi về ranh giới đất đai so với nội dung bản vẽ được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), hoặc trường hợp sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

tranh-chap-dat-dai-bi-lan-chiem

Về khía cạnh pháp lý, căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, thì hành vi lấn đất và chiếm đất được quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hành vi lấn đất

Theo đó, hành vi lấn đất là việc người dân thực hiện việc chuyển dịch mốc giới, ranh giới đất nhằm mục đích mở rộng diện tích đất, nhưng không được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, hoặc không được người sử dụng đất hợp pháp cho phép việc lấn đất này.

Thứ hai, về hành vi chiếm đất

Cụ thể, hành vi chiếm đất bao gồm các hành vi cụ thể dưới đây:

– Một là, có hành vi tự ý sử dụng đất khi không có sự cho phép cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương nơi có đất;

– Hai là, có hành vi tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác, nhưng không có sự cho phép của các chủ thể này;

– Ba là, có hành vi sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn, nhưng không được Nhà nước gia hạn sử dụng (chỉ trừ khi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp theo quy định).

– Bốn là, có hành vi sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Như vậy, Luật sư đã giúp các bạn đọc làm rõ khái niệm thế nào là hành vi lấn chiếm đất theo quy định mới nhất. Trường hợp các bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác về khái niệm và cách hiểu của hai hành vi trên, hoặc cần Luật sư tư vấn và đưa ra lời khuyên về cách thức đòi lại quyền lợi khi có tranh chấp đất đai, vui lòng kết nối với Luật sư qua tổng đài 1900.6174 để được giải đáp và hướng dẫn tận tình!

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai có sổ đỏ – Dịch vụ tư vấn & Làm thủ tục từ [A-Z]

Tranh chấp đất đai bị lấn chiếm làm thế nào để đòi lại quyền lợi?

 

Anh Khương (Cần Thơ) có vướng mắc như sau:

Hiện nay, vợ chồng tôi đang canh tác 1000 mét vuông đất nông nghiệp trồng cây ăn trái lâu năm (cây xoài). Khu vườn trồng xoài này nằm ở vị trí giáp với mảnh đất vườn kế bên của người hàng xóm gần nhà tôi.

Cách đây một tuần, tôi có bắt gặp việc người hàng xóm tiến hành kéo hàng rào xung quanh mảnh đất vườn của họ, nhưng lại kéo rào chiếm một phần nhỏ nằm giáp ranh giới thửa đất của các bên. Tôi có tìm cách trao đổi, nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất được để giải quyết suôn sẻ vấn đề này.

Liên quan đến việc bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp, Luật sư cho tôi hỏi tranh chấp đất đai bị lấn chiếm làm thế nào để đòi lại quyền lợi? Rất mong được Luật sư giải đáp giúp vướng mắc này!”.

Phần trả lời của Luật sư:

Chân thành cảm ơn anh Khương đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai của chúng tôi! Với câu hỏi trên, Luật sư đã tiếp nhận và xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Tranh chấp đất đai bị lấn chiếm làm thế nào để đòi lại quyền lợi?  Đây có lẽ là vấn đề mà nhiều người dân gặp thắc mắc trong thời gian gần đây. Cụ thể, căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, trường hợp khi hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất, thì theo Luật sư, người bị lấn chiếm đất cần tiến hành thực hiện những việc như sau:

– Thứ nhất, pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng khá chú trọng đến việc thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm. Bởi thông qua hòa giải, thì các bên trong tranh chấp có thời gian nắm rõ, và có thể nhanh chóng giải quyết theo các yêu cầu hợp pháp mà Tòa án đưa ra.

Thứ hai, nếu các bên tiến hành hòa giải không thành hoặc không thống nhất được các nội dung mà các bên thỏa thuận, thì có quyền  gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định.

Thứ ba, nếu Tòa án đã tiến hành hòa giải theo trình tự luật định, mà các bên lại hòa giải không thành, thì trường hợp này người có đất bị lấn chiếm trái phép có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án, để được thụ lý và xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng.

tranh-chap-dat-dai-bi-lan-chiem

Theo thông tin anh Khương chia sẻ, anh có phát hiện sự việc người hàng xóm tiến hành kéo hàng rào, và có hành vi lấn chiếm một phần nhỏ diện tích đất của anh. Do đó, tùy thuộc vào việc anh và người hàng xóm hòa giải, cũng như xem xét việc hòa giải thành hay không.

Và anh sẽ có quyền nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm đến Tòa án có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Đó cũng chính là phương thức bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình khi diện tích đất đang sử dụng bị lấn chiếm trên thực tế.

Như vậy, Luật sư đã vừa chia sẻ đến anh những cách thức cơ bản để đòi lại quyền lợi của mình khi gặp phải tranh chấp đất đai bị lấn chiếm. Nếu anh khương và bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn pháp luật cụ thể, chính xác nhất!

>>>> Xem thêm: Tư vấn tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay – Thủ tục từ [A-Z]

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm

Trong quá trình sử dụng đất, khi người dân gặp phải tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai bị lấn chiếm nói riêng, thì việc xác định rõ cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là điều rất cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp người sử dụng đất thuận tiện trong việc nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền một cách nhanh chóng nhất.

Về cơ sở pháp lý, căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, thì việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm như sau:

– Thứ nhất, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với tranh chấp đất đai bị lấn chiếm mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định.

– Thứ hai, trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ theo quy định, thì các bên chỉ được phép lựa chọn một trong các hình thức sau đây để giải quyết tranh chấp:

+ Cách thứ nhất: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;

+ Cách thứ hai: Tiến hành khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm theo quy định mới nhất, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất!

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề tranh chấp đất bị lấn chiếm? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm

Chị Ngọc (Hậu Giang) có câu hỏi như sau:“Kính chào Luật sư tư vấn!

Gia đình tôi đã gắn bó với nghề trồng lúa nhiều đời nay trên mảnh đất ruộng với diện tích 5000 mét vuông. Trong thời gian gần đây, những khu đất gần mảnh ruộng mà gia đình đang canh tác đã được người dân nơi đây sang lấp và trồng cây ăn trái.

Do chưa thực hiện cắm mốc ranh giới trước đó giữa các mảnh đất liền kề, nên gia đình tôi và hộ gia đình gần bên có xảy ra tranh chấp do phía bên kia đã cắm mốc lấn chiếm một phần đất nằm giáp ranh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình tôi.

Để bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của mình, gia đình tôi rất mong được Luật sư tư vấn về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm theo quy định của pháp luật.

Rất mong nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư!”.

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Ngọc! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai của Luật Thiên Mã. Với băn khoăn về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm, Luật sư xin tư vấn đến chị như sau:

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm trên thực tế bao gồm thủ tục hòa giải ở cơ sở và thủ tục khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

Thủ tục hòa giải cơ sở

Căn cứ theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

– Về thẩm quyền, trường hợp các bên trong tranh chấp không thể hòa giải thành,  thì có thể nộp đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để tiến hành hòa giải.

– Về trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho các bên hòa giải theo quy định. 

– Về thời gian thực hiện: Thủ tục hòa giải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai từ người dân.

– Việc hòa giải tranh chấp đất đai bị lấn chiếm cần được lập thành biên bản (có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành), và được gửi đến các bên trong tranh chấp.

– Trong trường hợp các bên có hòa giải thành, nhưng có sự thay đổi ranh giới, người sử dụng đất, thì Ủy ban nhân dân cấp xã cần gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư); hoặc gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong các trường hợp còn lại. Tiếp theo đó, các cơ quan này sẽ trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định về việc thay đổi ranh giới thửa đất, cấp mới Giấy chứng nhận theo quy định.

>> Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục hòa giải tại cơ sở về vấn đề tranh chấp? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Thủ tục khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, đối với tranh chấp đất đai bị lấn chiếm đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, thì có thể nộp đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trong trường hợp hai bên không hòa giải thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì chị Ngọc cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật để nộp đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể, hồ sơ bao gồm:

– Đơn khởi kiện theo quy định;

– Các loại tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh hành vi lấn chiếm đất đai trái phép trên thực tế;

– Các loại giấy tờ về nhân thân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản sao có công chứng/chứng thực).

tranh-chap-dat-dai-bi-lan-chiem

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định, thì chị Ngọc cần tiến hành nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để được thụ lý và giải quyết (Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019).

Căn cứ theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, thì chị có thể nộp hồ sơ đến Tòa án thông qua ba cách sau:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền;

– Nộp hồ sơ đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 3: Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Theo khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trường hợp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo hợp lệ, thì Thẩm phán sẽ thông báo ngay cho người khởi kiện biết về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án

Về thời gian nộp tiền tạm ứng án phí: Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và đồng thời nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.

Bước 5: Tòa án ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục xét xử theo quy định

Theo đó, Tòa án sẽ thụ lý vụ án tranh chấp đất đai khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. 

Về thời hạn chuẩn bị xét xử: Đối với vụ án về tranh chấp đất đai bị lấn chiếm, thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án (hoặc có thể được gia hạn không quá 02 tháng trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan).

Theo khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có thể đưa ra một trong các quyết định sau đây:

– Quyết định về việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án;

– Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

– Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;

– Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Về thời hạn đưa vụ án ra xét xử: Căn cứ theo khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử (hoặc có thể kéo dài thêm 01 tháng nếu có lý do chính đáng).

Về việc giao, gửi bản án sau khi xét xử: Tòa án sẽ giao hoặc gửi bản án cho đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai bị lấn chiếm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án (khoản 2 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Như vậy, Luật sư đã vừa trình bày một cách chi tiết về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp chị Ngọc gặp bất kỳ trở ngại nào trong quá trình thực hiện thủ tục trên, vui lòng liên hệ với đội ngũ Luật sư chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ miễn phí và tận tình nhất!

>> Luật sư tư vấn miễn phí về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Lấn chiếm đất đai có bị xử phạt không?

Anh Đức (Trà Vinh) có vướng mắc như sau:

“Chào Luật sư! Tôi có vấn đề vướng mắc cần được Luật sư tư vấn như sau:

Cách đây gần một tháng, chủ hộ của mảnh đất vườn trồng sầu riêng lâu năm nằm ở sát phần đất của gia đình tôi đã tiến hành san lấp mặt bằng và xây dãy nhà trọ cho thuê. Tuy nhiên, do ranh giới đất của hai bên chưa được đánh dấu bằng hàng rào hay trụ cột xi măng, nên người hàng xóm này đã cố tình xây lấn qua phần đất vườn của gia đình tôi đang trồng cây thanh long. Theo như tôi đo đạc, diện tích đất bị lấn chiếm là gần 20 mét vuông.

Với hành vi trên của người hàng xóm, Luật sư cho tôi hỏi trường hợp lấn chiếm đất đai có bị xử phạt không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”.

Phần trả lời của Luật sư:

Lời đầu tiên, chúng tôi cảm ơn anh Đức đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Luật sư. Với thắc mắc về vấn đề xử phạt khi có hành vi lấn chiếm đất đai, Luật sư xin gửi đến anh lời giải đáp như sau:

Về nguyên tắc, hành vi lấn chiếm đất đai trong quá trình canh tác, sử dụng đất sẽ bị pháp luật nghiêm cấm, và có thể bị xử phạt về hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật tùy vào mức độ và hậu quả gây ra. 

Xử phạt hành chính

Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất trên thực tế được ghi nhận cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp (không phải đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất), thì hình thức và mức xử phạt được áp dụng bao gồm:

Thứ nhất, về mức phạt tiền sẽ căn cứ vào diện tích đất bị lấn chiếm:

– Diện tích đất dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng;

– Diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;

– Diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng;

– Diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30 triệu  đồng đến 50 triệu đồng;

– Diện tích đất từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 120 triệu đồng.

Trường hợp hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp tại khu vực đô thị, thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt ở khu vực nông thôn, và ở đây mức phạt tối đa được áp dụng không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức).

tranh-chap-dat-dai-

Thứ hai, về biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài hình thức phạt tiền, chủ thể có hành vi lấn chiếm đất trái phép của người khác, thì còn có thể bị áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;

– Buộc đăng ký đất đai trong trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định;

– Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Theo thông tin mà anh Đức cung cấp, người hàng xóm đã có hành vi lấn chiếm trái phép phần đất vườn của anh với diện tích khoảng 20 mét vuông (dưới 0,05 héc ta), nên theo quy định trên thì người này có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn có thể bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng thêm một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả mà Luật sư đã đề cập ở trên. 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về xử phạt hành chính trong tranh chấp đất đai? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Liên quan đến vi phạm trong lĩnh vực đất đai, thì chủ thể vi phạm vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). 

Thứ nhất, người phạm tội bị áp dụng mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có hành vi lấn chiếm đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó, hoặc đã bị kết án về tội này, nhưng chưa được xóa án tích mà còn thực hiện tiếp hành vi vi phạm.

Thứ hai, áp dụng mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi có các tình tiết tăng nặng dưới đây:

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội từ 02 lần trở lên;

– Hành vi vi phạm thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, về hình phạt bổ sung, thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng tùy vào tính chất và hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra.

Có thể thấy, trường hợp hành vi vi phạm lấn chiếm đất đai của người hàng xóm đủ yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, thì người này có thể bị áp dụng các hình phạt nêu trên như phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc nặng hơn là chịu hình phạt tù.

Trong trường hợp anh Đức còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến hành vi lấn chiếm đất đai có bị xử phạt không theo quy định pháp luật mới nhất, hãy liên hệ trực tiếp Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật đất đai nhanh chóng nhất!

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai bị lấn chiếm uy tín, chuyên nghiệp nhất hiện nay. Gọi ngay 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ những vấn đề pháp lý hữu ích mà Luật sư Luật Thiên Mã cung cấp đến quý bạn đọc về vấn đề tranh chấp đất đai bị lấn chiếm. Hy vọng rằng nội dung bài viết sẽ phần nào giúp các bạn nắm rõ quy định pháp luật hiện hành, cũng như thực hiện quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm một cách suôn sẻ nhất. Nếu bạn đọc còn gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào cần Luật sư hỗ trợ, vui lòng nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất!