Khác đạo có cưới nhau được không? Giải đáp thắc mắc chi tiết nhất

Khác đạo có cưới nhau được không? Từ lâu đời thì Việt Nam đã được du nhập truyền thống tôn giáo, đạo giáo trên thế giới, và mỗi cá nhân, gia đình lại mang cho mình những gốc đạo khác nhau. Mỗi tôn giáo sẽ lại có những quy định và luật lệ mà người theo đạo cần tuân thủ. Hãy cùng Luật Thiên Mã đi tìm lời giải chi tiết cho vấn đề này.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến vấn đề khác đạo có cưới nhau được không. Cũng như trong quá trình tìm hiểu nội dung, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý giải đáp kịp thời!

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề khác đạo có cưới nhau được không? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Hôn nhân khác đạo là như thế nào?

Hôn nhân khác đạo có thể được hiểu là mới quan hệ hôn nhân giữa một bên là Công giáo, và một bên không phải là công giáo, hay một bên sẽ theo đạo khác với người còn lại… Tuy xã hội đã và đang phát triển vượt bậc, thế nhưng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số quan điểm khắt khe đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo.

Về phía bên không Công giáo; nếu đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp. Còn về phía bên công giáo chưa được rửa tội; thì hôn nhân này được gọi là dị giáo hay gọi cách khác là hôn nhân khác đạo.

khac-dao-co-cuoi-nhau-duoc-khong

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Ví dụ, xét theo luật hiện hành của của Hội Giáo có quy định như việc hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp và được diễn ra khi có phép rõ ràng của giáo quyền; hay hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền.

Như vậy có thể thấy, nếu hai người có ý định muốn kết hôn mà khác đạo giáo thì cần phải có sự hiểu biết kỹ lưỡng, rõ ràng nhất định về đối phương có đạo khác mình. Nếu vẫn quyết định kết hôn thì cần chấp nhận và tôn trọng mục đích cũng như đặc tính chính yếu của hôn nhân theo giáo lý Công giáo. Thêm nữa, Bên công giáo cần cam kết rằng sẽ giữ đức tin của mình; đồng thời bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo.  

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề khác đạo có cưới nhau được không? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Hai người khác đạo có cưới nhau được không? 

Anh Hà có đặt ra câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi hiện có mối quan hệ yêu đương cùng bạn gái đã được 6 năm và tôi muốn đi đến hôn nhân cùng cô ấy. Bạn gái tôi thì theo đạo Phật trong khi tôi không theo một tín ngưỡng nào mà chỉ thờ cúng ông bà tổ tiên mà thôi.

Tôi không biết liệu rằng khi cưới nhau về thì tôi có phải theo đạo của bên nhà vợ hay không và nếu tôi không đồng ý theo thì liệu chúng tôi có đi đến hôn nhân lâu dài được với nhau hay không?

Vậy nên luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề giữa hai người khác đạo thì có cưới nhau được không? Mong có thể nhận được phản hồi, xin cảm ơn!”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Hà, rất cảm ơn anh đã lựa chọn tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi, đối với vấn đề về việc hai người khác đạo có được cưới nhau hay không, chúng tôi xin phép đưa ra lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, đối với thời kỳ hôn nhân, đây được xem là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, nếu không thực hiện thủ tục này này việc kết hôn sẽ không có giá trị về mặt pháp lý. Cùng với đó, khi đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ phải đáp ứng một số điều kiện được quy định theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như:

– Xét về độ tuổi: Từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam; từ đủ 18 tuổi trở lên với nữ;

– Việc kết hôn phải do hai bên tự nguyện quyết định;

– Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời…

Thông qua đó có thể thấy, pháp luật không có quy định nào về việc khác đạo thì sẽ không được kết hôn cả. Và đối với đạo Phật cũng không có sự bắt buộc nhất định với việc Phật tử phải thuyết phục được đối phương của mình theo đạo Phật thì mới có thể kết hôn.

Mối quan hệ giữa anh cũng như người bạn là 6 năm, đây ắt hẳn là một khoảng thời gian đủ lâu để hai người có được sự tìm hiểu, hiểu biết về nhau. Nếu hai người không có bất cứ sự trở ngại hay cảm thấy khó xử đối với việc hai bên không chung đạo thì cả hai hoàn toàn có thể tiến tới hôn nhân miễn là giữa hai người đều đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật hôn nhân và gia đình bắt buộc.

Khi trở thành vợ chồng thì điều cần chú ý đấy là cả hai phải tôn trọng những tín ngưỡng, cách sống của nhau. Nếu muốn thì anh cũng có thể đến chùa cùng cô ấy để cầu may, hay chỉ đơn giản là đến ngắm phong cảnh, tịnh tâm…, lúc này anh cũng có thể tìm hiểu được sâu hơn về một khía cạnh của bạn gái mình. 

Vậy nên, chung quy lại thì chỉ cần không vi phạm những điều pháp luật cấm cũng như hai bên tự nguyện, tôn trọng và mong muốn đi đến mối quan hệ vợ chồng cùng nhau thì việc khác đạo sẽ không phải là một rào cản lớn để hai bên đi đến việc cưới nhau, thành vợ thành chồng.

Vừa rồi chúng tôi đã giải đáp cho anh về câu hỏi Hai người khác đạo có cưới nhau được không?” nếu anh còn có thắc mắc hay muốn trao đổi thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn.

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề khác đạo có cưới nhau được không? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân hai người khác đạo? 

Chị Mai có câu hỏi như sau:

“Tôi và bạn trai dự định đi đến hôn nhân, tuy nhiên gia đình ngăn cản vì biết anh theo đạo, trong khi nhà tôi thì không. Ban đầu gia đình đều không có ý kiến nhưng khi biết chúng tôi muốn kết hôn với nhau thì ngăn cản vì không muốn có người trong nhà theo đạo, việc này ảnh hưởng đến cuộc sống. Tôi cảm thấy ba mẹ mình rất vô lý nhưng có giải thích như thế nào ba mẹ cũng không chịu hiểu.

Luật sư có thể giải đáp giúp tôi pháp luật hiện nay quy định như thế nào về hôn nhân giữa hai người khác đạo được không? Để tôi có được cơ sở pháp lý cùng với người yêu tôi nói chuyện lại với gia đình một lần nữa, mong mọi người hiểu cho. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Mai, trước tiên xin cảm ơn chị đã lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi để gửi gắm tâm tư, thắc mắc của mình. Đối với vấn đề hôn nhân, hơn nữa lại là liên quan đến tôn giáo, đây là một trong những trường hợp khá khó để có thể dùng pháp luật giải thích được, chủ yếu nó phải xuất phát từ lòng tin cũng như sự tôn trọng, tin tưởng đối với tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người và với đối phương của mình. 

Theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay, mối quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ khi hai bên nam, nữ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hai bên còn phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi luật định: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi đổ lên.

Hơn nữa, việc kết hôn và chung sống với nhau như vợ chồng phải là quyết định do hai bên tự lựa chọn mà không có bất cứ sự can thiệp hay bắt ép từ một ai, hai người đều tự chủ được hành vi dân sự của mình. Ngoài ra, hôn nhân này không phạm phải những điều cấm theo Điều 5 Luật này quy định.

Song với đó là đối với vấn đề tín ngưỡng, theo Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì một trong những hành vi bị cấm được nêu tại Điều 5 Luật này, mỗi người đều không được có hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng hay xúc phạm đến tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Ngoài ra tại Điều 6 Luật này cũng quy định mỗi một con người, mỗi một công dân đều có quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo hay kể cả không theo bất kỳ tín ngưỡng nào. 

Thông qua đó, chị có thể dùng những điều luật trên để giải thích cho bố mẹ bên gia đình mình có thể hiểu, từ xa xưa cho đến nay, Việt Nam chúng ta đã du nhập cũng như cởi mở chào đón các tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau, và miễn là lý tưởng không đi sai lệch với đạo đức xã hội, vi phạm điều cấm của pháp luật thì mọi người ai cũng đều cần được tôn trọng.

Thêm nữa, nếu giữa chị và người yêu thực sự yêu nhau, hai người cũng hiểu cho nhau cũng như tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tôn giáo của tôn phương, đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật Hôn nhân và gia đình đã đặt ra, như vậy việc kết hôn giữa hai người khác đạo là hoàn toàn bình thường và không hề trái những quy tắc chuẩn mực của xã hội.

khac-dao-co-cuoi-nhau-duoc-khong

Chị có thể giải thích hoặc nhờ những người lớn hiểu biết về các vấn đề tôn giáo nói chuyện cùng bố mẹ mình, bởi vì không có bất cứ đạo giáo nào bắt ép một người không cùng đạo phải chuyển sang đạo của mình cả.

Đây hoàn toàn là sự lựa chọn cũng như tâm niệm riêng của mỗi người, chị có thể chọn việc học và tìm hiểu sâu hoặc là không cần mà thay vào đó là chỉ cần thực hiện một số những thủ tục mà đạo bên người yêu chị có yêu cầu để chấp nhận cho tiến hành việc kết hôn khác đạo.

Nói tóm lại, việc hai người khác đạo nhau không phải là một bước cản để hai người tiến tới hôn nhân, có thể là do phụ huynh vẫn chưa hiểu quá nhiều, vẫn còn có những quan niệm xưa cũ không hay đối với những người theo đạo. Chị cần cho họ có thời gian cũng như giải thích và chứng minh rằng hai người yêu nhau và muốn đi với nhau lâu dài, những việc như tôn giáo, tín ngưỡng không là vấn đề ngăn cách được hai người.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi có thể giải đáp cho chị về vấn đề Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân hai người khác đạo, nếu chị còn có thắc mắc hay cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174.

>>> Xem thêm: Luật mới về độ tuổi kết hôn là bao nhiêu? khác gì không?

Làm sao để cưới người khác đạo?  

Anh Yên đặt câu hỏi như sau:

“Thưa luật sư, bạn gái tôi là người theo đạo Thiên Chúa, chúng tôi đã yêu nhau được 5 năm và vừa rồi hai bên gia đình đã đồng ý cho chúng tôi đi đến hôn nhân. Vì nhà tôi không theo đạo nên còn nhiều điều liên quan đến thủ tục kết hôn hay việc tiến hành hôn lễ tôi chưa thể nắm rõ.

Luật sư có thể tư vấn cho tôi biết về những thông tin liên quan đến việc làm sao để cưới người khác đạo được không? Tôi xin cảm ơn!”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Rất cảm ơn anh Yên đã lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp về việc làm sao để cưới người khác đạo, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề này, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:

Hiện nay, khi anh đã có quyết định sẽ lấy vợ là người theo đạo Thiên Chúa, tức là đầu tiên anh cần chắc chắn rằng bản thân mình cũng như gia đình những người xung quan anh phải có sự tôn trọng, hiểu biết một mặt nhất định về đạo giáo mà bạn gái anh đang theo.

Đó là một trong những điều quan trọng khi muốn bước xa hơn cùng với vợ tương lai của mình cũng như để đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân giữa hai người không gặp phải những trở ngại.

Thứ hai, hai người cần đáp ứng được các điều kiện liên quan mà luật quy định, cụ thể về độ tuổi kết hôn; ý chí tự nguyện; năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không phạm phải những điều cấm mà pháp luật đặt ra theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Thứ ba là việc hôn lễ của hai người sẽ được cử hành ở nhà thờ. Lúc này, anh cần nhờ đến hai người có mặt để có thể làm chứng cho cô dâu chú rể đồng thời gửi nhẫn cưới cho cha để làm phép lên nhẫn. Một trong những nghi thức cưới thiêng liêng nhất khi lấy vợ theo đạo Thiên Chúa đó là bí tích hôn phối.

Trước Chúa, đôi bên thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái chúa ban. Đồng thời, trước khi tổ chức đám cưới trên thánh đường, thông tin hai người chuẩn bị kết hôn sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba thánh lễ chủ nhật liên tiếp.

Mục đích của việc này là để những ai có ý phản đối cuộc hôn nhân này sẽ có ý trình lên cha xứ. Tuy nhiên nếu muốn được thông báo thì ban phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân. 

Nếu muốn lấy vợ cũng như muốn tìm hiểu thêm về đạo Thiên Chúa, anh có thể học các lớp giáo huấn để theo kịp họ. Người theo đạo thường vừa học văn hóa ở trường và cũng đọc sách học các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích giải tội cùng bí tích thánh thể. Sau đó họ sẽ học các lớp giáo lý thêm sức và lãnh nhận bí tích thêm sức. Thời gian hoàn thành các bí tích này thường rơi vào khoảng 6-7 năm. Thông thường ít nhất cũng 6 năm.

Tùy giáo xứ và chương trình học mà thời gian có thể kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Lớp giáo lý tân tòng giúp học viên có thêm hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin trọn vẹn. Đồng thời anh cần phải học thuộc các bài kinh theo yêu cầu theo yêu cầu của lớp giáo lý.

Các tân tòng được tổ chức thánh lễ trọng thể và sẽ được lãnh nhận đồng thời các bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bí tích rửa tội và thêm sức cần có người đỡ đầu. Do đó, anh cần nhờ một người cùng giới tính với mình và có đạo đỡ đầu. Và quan trọng nhất khi đã chính thức được đón nhận là con Chúa, anh phải hoàn thành điều răn “trong một năm phải xưng tội ít nhất một lần”.

Việc tham gia và theo đạo không phải là điều bắt buộc, vậy nên nếu anh không có ý định thì cũng không cần thiết phải theo. Tuy nhiên, anh có thể tham gia đi lễ vào cuối tuần hay những dịp đặc biệt quan trọng cùng con cái xem như một phần tìm hiểu thêm về đạo giáo của vợ mình.

Chúng tôi đã vừa trình bày xong về những nguyên tắc liên quan đến việc Làm sao để cưới người khác đạo, nếu anh còn những vướng bận, hãy liên hệ với chúng tôi bằng phương thức gọi điện thoại trực tiếp qua số điện thoại 1900.6174.

>>>> Xem thêm: Luật hôn nhân nam nữ bao nhiêu tuổi kết hôn năm 2023 ĐỌC NGAY

Nghi thức kết hôn khác đạo như thế nào? 

Anh Kiên đặt câu hỏi được được giải đáp như sau:

“Xin chào luật sư, hiện tôi và bạn gái đang chuẩn bị để tiến tới hôn nhân, tuy nhiên vì bạn gái của tôi là người theo đạo Thiên Chúa, vậy nên tôi nghĩ sẽ có những điểm khác biệt so với những đám cưới thông thường. Vì để đảm bảo, nên tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về việc nên thực hiện nghi lễ kết hôn khác đạo như thế nào là đúng với pháp luật quy định?

Mong luật sư có thể giải đáp giúp tôi, xin cảm ơn!”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Kiên, chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi được anh tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật bên chúng tôi. Đối với vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình, đặc biệt là về việc kết hôn với người khác đạo, pháp luật nước ta không có những quy định nào cụ thể cho thấy cần phải thực hiện một nghi thức kết hôn như thế nào là đúng, thế nào là hợp lệ. 

Chỉ cần anh và bạn gái mình đáp ứng đủ các điều kiện mà Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Điều 8 như về đủ độ tuổi; sự tự nguyện kết hôn giữa đôi bên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; cũng như không phạm phải những trường hợp kết hôn bị pháp luật cấm như cưỡng ép kết hôn, tảo hôn…

Song với đó, anh chị phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó mối quan hệ vợ chồng giữa hai người sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Việc tổ chức hôn lễ sẽ tùy thuộc vào những quy định riêng của từng tôn giáo khác nhau mà anh cần phải tìm hiểu từ bạn gái của anh. Đối với trường hợp trên thì anh có nói rằng bạn gái anh theo đạo Thiên Chúa. Căn cứ vào đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho anh một số thông tin cơ bản để anh có thể nắm được về một nghi thức kết hôn khác đạo sẽ được thực hiện như sau:

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Nghi thức kết hôn khác đạo

Giáo hội cho phép người công giáo kết hôn với người không theo công giáo qua việc “chuẩn hôn phối”. Phép chuẩn này được ban do đấng bản quyền địa phương. Để làm phép chuẩn hôn phối khác đạo cần chuẩn bị như sau: Chứng chỉ giáo lý hôn nhân; Giấy đăng ký kết hôn; Nhẫn cưới; 2 người làm chứng cho hai bên; sổ gia đình công giáo (bản chính).

Bước 1: Học chứng chỉ giáo lý hôn nhân

Đem theo giấy giới thiệu từ Cha xứ họ đạo và hai tấm hình thẻ của anh đến xem lịch học và đăng ký lớp phù hợp. Thời gian học dự kiến khoảng 3 tháng.

Bước 2: Đăng ký kết hôn

Để đăng ký kết hôn, anh chị cần đến UBND phường/xã nơi cư trú của một trong hai người sau đó nộp một bản sao Giấy chứng nhận kết hôn cho Giáo xứ nơi hai anh chị dự định đăng ký làm phép chuẩn. Khi có đủ cả chứng chỉ giáo lý hôn nhân và Giấy đăng ký kết hôn, hai người sẽ tiến hành đến nhà thờ để xin làm phép chuẩn khác đạo. 

Đồng thời cần nhờ 2 người làm chứng cho cuộc hôn nhân này, cũng như chuẩn bị nhẫn cưới cho Cha để làm phép nhẫn.

khac-dao-co-cuoi-nhau-duoc-khong

>>> Xem thêm: Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? Hồ sơ, thủ tục A-Z

Bước 3: Làm phép chuẩn tại nhà thờ

Sau khi đã làm đơn xin chuẩn khác đạo tại nhà thờ, thông tin về sự kiện hai người kết hôn sẽ được thông báo khắp nhà thờ và kéo dài trong ba thánh lễ chủ nhật tiếp theo (mục đích của việc này nhằm việc nếu có ai đó không đồng ý với hôn lễ thì có thể trình ý lên Cha xứ).

Tiếp đó, Cha sẽ sắp xếp thời gian để tiến hành làm phép chuẩn (ngoài thánh lễ). Trước Chúa, đôi bên hứa thề chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái chúa ban.

Lưu ý cần học thuộc những câu sau:

Anh (Tên thánh + họ tên) nhận em (Họ tên) làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh.

Em (Họ tên) nhận anh (Tên thánh + Họ tên) làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em.

Em (Họ tên) em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Anh (Tên thánh + Họ tên) anh hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của em.

Sau buổi lễ này ở tại nhà thờ, hai người sẽ chính thức trở thành một gia đình với nhau và được cấp cuốn sổ Gia đình công giáo.

Trên đây là các bước cơ bản mô tả việc tiến hành Nghi thức kết hôn khác đạo như thế nào. Nếu anh có bất kỳ thắc mắc về nghi lễ kết hôn với người khác đạo hay những vấn đề liên quan khác, hãy nhấc máy và gọi đến số 1900.6174 để được tư vấn rõ hơn.

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề khác đạo có cưới nhau được không? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Một số câu hỏi thường gặp

Vợ đạo Phật lấy chồng đạo Chúa có được không?

Chị An có thắc mắc như sau:

“Tôi và bạn trai yêu nhau được gần ba năm, chúng tôi vẫn chưa ra mắt gia đình của nhau cũng như tôi vẫn chưa cho người yêu biết mình đang theo đạo Phật. Bởi vì anh là người theo đạo Chúa, vậy nên tôi sợ chúng tôi sẽ không thể tiến tới hôn nhân lâu dài mặc dù tôi và anh rất yêu nhau.

Luật sư có thể cho tôi biết pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân giữa hai người khác đạo không? Nếu chúng tôi đến với nhau thì một trong hai người có phải từ bỏ tín ngưỡng của nhau hay không? Rất mong nhận được lời giải đáp của Luật sư, xin chân thành cảm ơn!”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi vô cùng trân trọng và cảm ơn khi chị An đã tìm đến dịch vụ tư vấn phía chúng tôi, đối với vấn đề hôn nhân đặc biệt là về việc hai người thuộc hai trường phái tín ngưỡng khác nhau, có những băn khoăn khó có thể nói hay quyết định được.

Thấu hiểu được nỗi lòng của chị, chúng tôi xin phép đưa ra phản hồi về vấn đề liệu vợ đạo Phật lấy chồng đạo Chúa có được hay không:

Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay quy định, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên kết hôn và thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng sẽ là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày hai người chấm dứt hôn nhân.

Để được hợp pháp hóa mối quan hệ vợ chồng thì hai bên nam, nữ phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định như: Đáp ứng độ tuổi với nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; hai bên tự nguyện quyết định đi đến hôn nhân, không bị mất năng lực hành vi dân sự; cũng như quan hệ hôn nhân không thuộc các trường hợp bị luật cấm bao gồm kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân, đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời…

Đồng thời, việc kết hôn phải được đăng ký và thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu không tiến hành đăng ký thì việc kết hôn sẽ không có giá trị pháp lý và quan hệ đó sẽ không được pháp luật công nhận.

Đối với trường hợp của chị, một người theo đạo Chúa còn một người theo đạo Phật. Pháp luật Việt Nam cụ thể là Luật Hôn nhân gia đình 2014 không có quy định nào liên quan đến việc hai bên khác đạo thì không được kết hôn.

khac-dao-co-cuoi-nhau-duoc-khong

Điều lưu ý đó là nếu hai người muốn đi cùng nhau lâu dài và tiến đến hôn nhân thì cần phải thành thực với nhau về mọi vấn đề, đặc biệt là đối với vấn đề tín ngưỡng giữa hai bên là khác nhau, bởi lẽ mỗi một đạo giáo đều có những quy định và yêu cầu riêng tuy nhiên không có sự bắt buộc người này phải theo đạo của người kia thì mới được phép kết hôn. 

Trong đạo thiên chúa nếu hai người khác đạo muốn kết hôn với nhau thì người không theo đạo chỉ cần học giáo lý hôn nhân tức là nếu một người muốn được công nhận hôn nhân khi kết hôn thì chỉ cần theo học giáo lý. Cũng có những trường hợp một bên không cần phải học giáo lý nếu bên còn lại không có yêu cầu.

Lớp học giáo lý là hình thức chứ không phải sự ép buộc một người theo đạo, nên bạn có thể theo học và không cần phải đi lễ hằng tuần và chung sống vợ chồng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

Từ đó có thể thấy, việc hai người khác đại, khác tín ngưỡng không phải là điều đáng kể để quyết định việc kết hôn giữa hai người có được thực hiện hay không mà nó còn phải phụ thuộc vào việc đáp ứng được quy định pháp luật đề ra cũng như sự tôn trọng giữa hai bên.

Chúng tôi đã vừa trả lời cho câu hỏi Vợ đạo Phật lấy chồng đạo Chúa có được không của chị, nếu như chị muốn chúng tôi hỗ trợ, giải đáp chi tiết hơn nữa hoặc muốn được giải thích thêm về những vấn đề phát sinh liên quan, hãy gọi cho chúng tôi thông qua số liên hệ 1900.6174.

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề khác đạo có cưới nhau được không? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

 Giáo Luật quy định như thế nào về hôn nhân khác đạo? 

Chị Kiều có đặt câu hỏi sau:

“Xin chào Luật sư, tôi hiện đang tìm hiểu những vấn đề liên quan đến một mối quan hệ hôn nhân khác đạo. Tuy đã nắm được đại khái những quy định mà pháp luật nước ta có yêu cầu đối với việc kết hôn nói chung hay sự tôn trọng tín ngưỡng trong việc kết hôn khác đạo nói riêng, thế nhưng tôi chưa tìm hiểu được nhiều những thông tin cụ thể về Giáo luật liên quan.

Vậy Luật sư có thể cho tôi biết thêm về việc Giáo Luật quy định như thế nào về hôn nhân khác đạo được không? Xin cảm ơn!”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Kiều, cảm ơn chị vì đã lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật phía chúng tôi để gửi gắm những thắc mắc của mình, đối với vấn đề liên quan đến việc Giáo Luật quy định như thế nào về hôn nhân khác đạo chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Nếu khi kết hôn mà bên không Công giáo có ý định muốn tham gia theo đạo giáo, chỉ cần học và hoàn thành các bí tích được yêu cầu, bắt buộc, hằng tuần tham gia đi lễ cũng như các hoạt động bên Giáo hội tổ chức.

Trong trường hợp nếu không muốn gia nhập đạo thì Giáo Luật cũng không có quy định nào liên quan để cản trở việc hai người đến với nhau, cũng không gây khó khăn cho bên Công Giáo đồng thời cũng để đảm bảo bên Công Giáo không mất đức tin do cuộc hôn nhân khác đạo, Giáo Hội vẫn chấp nhận sự kiện kết hôn này, với phép của Đức Giám Mục giáo phận.

Tuy vậy cũng cần tuân thủ theo các điều kiện quy định ở Giáo Luật, Điều 1125, lúc này Đức Giám Mục mới có thể tiến hành ban phép:

– Thứ nhất, Bên Công Giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và thành thật cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.

Việc bên Công Giáo “phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin” – đây là bổn phận của bên Công giáo phải lo cho đức tin của chính mình, cần phải tiếp tục chu toàn một cách tích cực và tránh xa những điều làm cho bản thân mình bị nguội lạnh dẫn đến kết quả là không còn niềm tin và thực hành những gì đã được dạy liên quan đến Thiên Chúa và Giáo Hội.

Hơn nữa, cần phải nghĩ đến đức tin cho con cái mình bằng cách “cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo”. Việc cam kết “làm hết sức” có thể hiểu rằng liên quan đến việc để các con của mình sau này được rửa tội hoặc được giáo dục trong giáo hội sẽ có nhiều yếu tố tác động, có thể là sự ngăn cản từ phía bên không Công giáo hoặc do ý chí của các con không muốn.

Vậy nên bên Công giáo cũng chỉ có thể cam kết làm hết sức có thể để giữ đức tin, ít nhất là cho con biết về tôn giáo cha/mẹ mình đang theo. 

Thông thường, việc tuyên bố hay cam kết này phải được thực hiện trước mặt vị linh mục (hoặc phó tế được uỷ quyền) bằng văn bản hay lời nói. Nếu các vị này nhận thấy bên Công Giáo không hiểu hoặc không ý thức về những điều mình hứa hoặc nhận thấy người đó không muốn hứa thì có quyền từ chối viết thư giới thiệu để xin phép chuẩn của Đức Giám Mục.

Mục đích cũng là để bảo vệ đức tin của bên Công Giáo cũng như của con cái họ. Đơn giản vì Giáo Hội không muốn mất đi người con nào của mình, nhưng đồng thời Giáo Hội cũng không quá đòi buộc để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình những người con của mình. Bởi lẽ, theo Điều 748 cũng đã ghi rõ: “Không ai được phép cưỡng bách người khác chấp nhận đức tin công giáo trái với lương tâm của họ”.

– Thứ hai, Bên Công Giáo phải kịp thời thông báo cho bên không Công Giáo biết những điều bên Công Giáo phải cam kết để họ ý thức thật sự về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công Giáo.

Việc thông báo này nên được diễn ra trước cuộc hôn nhân để cho bên không Công Giáo biết về những gì mà bên Công Giáo phải cam kết và thực thi trong nghĩa vụ và bổn phận của mình. Việc này là nhằm để bên không Công giáo có thể nắm được tình hình cũng như quyết định có cho phép những người con sau này của mình được tham gia theo đạo hay không, hoặc xem xét, tôn trọng cũng như cùng với bên Công giáo có thể thực hiện cam kết đó một cách đồng thuận.

– Thứ ba, cả hai bên phải được giáo huấn về những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân mà không bên nào được phép loại bỏ.

Điều kiện này chắc hẳn có liên quan đến chương trình đào tạo mà giáo phận (hoặc giáo xứ) phải có đối với các cặp đôi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân để cả bên Công giáo lẫn bên khoong Công giáo có thể hiểu về “mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân”.

Người không theo đạo chỉ cần tham gia học cũng cần có một “đức tin”, tôn trọng với người Công Giáo, ít nhất có thể giúp bên Công Giáo chu toàn bổn phận của mình hoặc là cùng theo đạo và nuôi dạy các con sau này cũng theo đức tin của hai người.

Nói tóm lại, việc kết hôn giữa hai người khác đạo cần trải qua một số thủ tục kèm theo tuỳ quy định của từng giáo phận như phải gặp cha xứ, để xin ngài giúp xin phép của Đức Giám Mục… Giáo Hội quy định những điều này cũng chỉ vì lợi ích đức tin, không có bất kỳ sự ý bắt buộc người nào phải theo đạo hay phải từ bỏ đạo thì mới được kết hôn.

Vừa rồi là những quy định liên quan đến vấn đề Giáo Luật quy định như thế nào về hôn nhân khác đạo mà chúng tôi có thể thông tin đến cho chị. Nếu chị còn thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để chúng tôi có thể tiện hỗ trợ.

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề khác đạo có cưới nhau được không? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Hôn nhân khác đạo tổ chức ở đâu? 

Anh An gửi đến thắc mắc sau:

“Tôi có một người bạn gái theo đạo Thiên Chúa, chúng tôi có dự định kết hôn và chung sống với nhau. Tuy nhiên, do đặc thù công việc nên cô ấy khá bận rộn nên tôi muốn tự tìm hiểu trước về những điều liên quan đến một đám cưới khác đạo, đặc biệt Luật sư có thể giải đáp giúp tôi nơi diễn ra hôn nhân khác đạo tổ chức ở đâu được không?

Tôi muốn chuẩn bị thật kỹ lưỡng để mang đến hạnh phúc cho vợ tương lai của mình. Mong Luật sư giúp đỡ, xin cảm ơn!”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh An đã tin dùng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi, để anh có thể chuẩn bị một buổi lễ đúng cách nhất, chúng tôi xin thông tin đến anh về việc hôn nhân khác đạo sẽ được tổ chức ở đâu như sau:

Việc cử hành hôn lễ mà bên không Công giáo đã được rửa tội thì được của hành trong nhà thờ giáo xứ, cũng có thể là trong một nhà thờ khác nếu hai người có mong muốn thực hiện nghi lễ tại đó hoặc trong một nhà nguyện nếu có phép của Đấng Bản Quyền địa phương hay của Cha sở.

Theo quy định tại §3 Điều 1118 Giáo Luật thì đối với hôn nhân khác đạo mà người không Công giáo không được rửa tội có thể được cử hành trong nhà thờ hoặc ở một nơi thích hợp khác (việc này phải nằm trong sự cho phép của Đấng Bản Quyền địa phương).

Có thể linh động cho kết hôn khác đạo trước hay sau Thánh lễ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi Hôn nhân khác đạo tổ chức ở đâu? Nếu anh muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan. Hãy nhấc máy và liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.6174 để chúng tôi có thể trao đổi thêm nhiều thông tin hữu ích khác đến anh.

>> Luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề khác đạo có cưới nhau được không? Gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Hậu quả của những cuộc hôn nhân khác đạo? 

Chị Nhi có đặt câu hỏi sau:

“Thưa luật sư, tôi có người chị họ thân thiết cách mình 6 tuổi. Chị ấy đang hẹn hò với người yêu được 4 năm và họ dự định sẽ kết hôn với nhau. Tuy nhiên, anh người yêu của chị là người theo đạo Thiên Chúa, còn gia đình chị thì không theo tôn giáo hay tín ngưỡng gì. Mà tôi nghe nói nếu lấy người theo đạo thì sẽ người còn lại cũng phải theo đạo giống vậy thì mới được kết hôn.

Tôi rất muốn ngăn cản chị mình trong chuyện kết hôn này. Luật sư có thể cho tôi biết thêm về những hậu quả của cuộc hôn nhân khác đạo có thể mang tới được không? Xin chân thành cảm ơn! ”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Trước tiên, xin cảm ơn chị Nhi đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Tuy nhiên về việc hôn nhân giữa hai người khác đạo cụ thể là giữa chị họ của chị và người yêu chị ấy chỉ có thể dựa theo sự tin tưởng, tôn trọng giữa họ, họ chấp nhận sự khác biệt này, cũng như việc kết hôn đó không vi phạm điều cấm mà pháp luật hôn nhân và gia đình quy định, đáp ứng những điều kiện về độ tuổi; sự tự nguyện cũng như năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Như vậy, không có lý do gì chị cần phải ngăn cản hôn nhân giữa hai người đó cả. Còn đối với vấn đề về tôn giáo, đặc biệt đối với đạo Thiên Chúa mà bạn trai của chị họ – không có bất kỳ sự bắt buộc nào mà Giáo Luật quy định liên quan đến kết hôn khác đạo, buộc bên không Công giáo phải theo đạo rồi mới được kết hôn. Chỉ có quy định đối với bên Công giáo phải cam kết giữ đức tin của mình mà thôi.

khac-dao-co-cuoi-nhau-duoc-khong

Còn đối với hậu quả những cuộc hôn nhân khác đạo, chúng tôi có thể đưa ra trường hợp như sau: Quan hệ hôn nhân khác đạo có thể gặp nguy hiểm và tan vỡ, nếu hai bên không chịu nhân nhượng nhau trước những mối bất đồng do sự khác biệt về niềm tin tạo ra.

Phía Công giáo có thể trở nên nguội lạnh và dẫn đến bỏ đạo. Đây là kết quả mà phía Giáo hội không hề muốn điều này xảy ra. Ngoài ra, việc không tin tưởng và tôn trọng tín ngưỡng của nhau cũng sẽ phần nào xảy ra sự hiểu lầm, có thể mang những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến uy tín của đạo giáo.

Chúng tôi đã phần nào giải giải thích cơ bản về Hậu quả của những cuộc hôn nhân khác đạo thường hay xuất hiện trong đời sống, nếu chị còn có câu hỏi liên quan đến vấn đề trên, chị có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Luật hôn nhân nam nữ bao nhiêu tuổi kết hôn năm 2023 ĐỌC NGAY

Tại sao Hội thánh bận tâm và tỏ ra dè dặt về hôn nhân khác đạo? 

Chị Linh có đặt ra câu hỏi sau:

“Tôi và chồng vừa mới kết hôn được 2 tháng, chồng tôi là một người theo đạo còn tôi thì chỉ thờ cungs ông bà, tổ tiên mà thôi. Trải qua việc kết hôn với anh tôi mới thấy cũng khá nhiều vấn đề khi chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân và cho tới bây giờ. Lúc có thông báo với mọi người rằng tôi và anh chuẩn bị kết hôn, cũng có phản đối, cũng có những ý kiến trái chiều từ mọi người xung quanh nhất là từ phía gia đình của anh, nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn đến được với nhau. 

Luật sư có thể cho tôi biết tại sao Hội thánh lại bận tâm và tỏ vè dè dặt về hôn nhân khác đạo được không? Mặc dù chỉ biết một phần nhưng tôi vẫn còn một vài trăn trở. Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi về vấn đề này, xin chân thành cảm ơn!”

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Linh, rất cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi để bày tỏ những thắc mắc cần được giải đáp. Liên quan đến lý do tại sao Hội thánh lại bận tâm và tỏ vè dè dặt về hôn nhân khác đạo, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

Giáo hội biết rằng, cùng với tình yêu, tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống hôn nhân và gia đình, bởi vì đức tin không chỉ ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi, mà còn ảnh hưởng đến những lựa chọn liên quan đến các vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con cái.

Vì những khác biệt sâu xa như vậy, hôn nhân khác đạo thường gặp nhiều trở ngại, hạnh phúc khó đạt được, và người Công giáo chịu nhiều thiệt thòi hơn khi mối quan hệ vợ chồng đi đến kết cục ly hôn. Lý do lớn nhất có lẽ là vì người Công giáo khi ly hôn sẽ không thể tái hôn, chừng nào người kia còn sống.

thu-tuc-ly-hon-khi-co-con-chung

Để gia đình hạnh phúc, cả chồng và vợ đều phải nỗ lực, cố gắng. Đó không phải là điều dễ dàng, bởi thực tế giữa họ có khá nhiều điểm khác biệt: khác biệt về giới tính, tính cách, học vấn, gia đình, lối sống… Như vậy, “đạo ai người nấy giữ” là một điều cần thiết trong bất kỳ cuộc hôn nhân khác đạo nào cũng cần có.

Vậy nên, nhiều người trong Hội thánh luôn có mong muốn kết hôn với người cùng đạo với mình hoặc may mắn có thể cảm hóa đối phương cùng theo đạo, khi đó họ có cùng niềm tin tôn giáo, có nền tảng vững chắc, có khả năng vượt qua khó khăn thử thách, xây nên tổ ấm hạnh phúc của gia đình. Chính vì lẽ đó mà nhà thờ luôn yêu cầu hai bên thỏa thuận trước khi bước vào hôn nhân có phép chuẩn.

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến lý do Tại sao Hội thánh bận tâm và tỏ ra dè dặt về hôn nhân khác đạo, nếu anh còn có câu hỏi hay mong muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến hôn nhân khác đạo, hãy nhấc máy và liên hệ trực tiếp cho chúng tôi thông qua số điện thoại 1900.6174.

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về khác đạo có cưới nhau được không?. Gọi ngay 1900.6174

Thông qua bài viết trên, các chuyên viên tư vấn, Luật sư của Luật Thiên Mã đã chia sẻ về khác đạo có cưới nhau được không và đưa ra những nội dung quy định của pháp luật có liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn hỗ trợ thêm thông tin về các vấn đề trên, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số liên hệ 1900.6174 để có thể được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.