Luật mới về độ tuổi kết hôn 2021 là bao nhiêu? khác gì so với năm 2020?

Kết hôn là 1 trong 3 việc trọng đại của đời người từ xưa đến nay – tậu trâu, dựng nhà, lấy vợ. Tuy nhiên, không giống như “ngày xưa” bao nhiêu tuổi cũng có thể kết hôn, luật mới về độ tuổi kết hôn 2019 quy định khá nghiêm ngặt.

Kết hôn theo quy định của pháp luật

Kết hôn hiện nay là một trong những sự kiện pháp lý phát sinh rất nhiều mối quan hệ. Chính vì thế pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. 

Theo đó, kết hôn được hiểu là việc mà nam và nữ xác lập một mối quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật hôn nhân và gia đình. Mối quan hệ này được xác lập dựa trên những điều kiện cụ thể về kết hôn, mà trong đó điển hình là độ tuổi đăng ký kết hôn.

>>Xem thêm: Dịch vụ ly hôn nhanh uy tín, giá rẻ, tận tâm

Độ tuổi kết hôn trung bình ở việt nam

Hiện nay, việc kết hôn cũng như các điều kiện về kết hôn được quy định rất rõ trong Luật hôn nhân và gia đình 2014, được Quốc hội ban hành vào 19/6/2014. Luật này đã có hiệu lực từ 1/1/2015 cho đến nay. 

Bạn đang tìm 1 luật sư ly hôn giỏi

Gọi ngay: 0936380888

Bên cạnh đó, các Nghị định cũng quy định khá cụ thể về các điều luật của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về độ tuổi kết hôn trung bình ở Việt Nam là 18 tuổi. Trong đó điển hình là Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 có quy định rõ ràng về độ tuổi kết hôn hợp pháp đòi hỏi người dân phải tuân theo.

Bao nhiêu tuổi được kết hôn 2019?

Hiện nay, luật mới về độ tuổi kết hôn 2019 như thế nào, nam giới, nữ giới có điểm gì khác biệt trong độ tuổi kết hôn không,… là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người hiện nay. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định độ tuổi kết hôn là 1 trong các điều kiện kết hôn hiện nay.

Độ tuổi đăng ký kết hôn nữ

Điểm a, khoản 1, Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nữ từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ được chính thức đăng ký kết hôn hợp pháp. Điều này quy định trường hợp nữ dưới 18 tuổi sẽ không được đăng ký kết hôn, muốn đăng ký phải đủ 18 tuổi.

Tuổi đăng ký kết hôn nam

Điểm a, khoản 1, Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên sẽ thuộc vào độ tuổi được đăng ký kết hôn chính thức.Theo đó, pháp luật quy định độ tuổi đủ điều kiện để kết hôn của nam giới nhiều hơn nữ giới. 

Luật mới về độ tuổi kết hôn 2019 này có sự khác biệt hoàn toàn so với Luật hôn nhân gia đình năm 2000 (được gọi là luật cũ). Theo đó, luật cũ chỉ quy định, nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi là có thể kết hôn với nhau. 

>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn nhanh tại Hà Nội và TP.HCM

Quy đinh độ tuổi kết hôn khác nhau qua từng năm

Sở dĩ, pháp luật có những quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn của nam và nữ có sự khác biệt so với luật cũ là bởi căn cứ vào tình hình thực tế. Trước đây, chỉ cần 17 tuổi + 1 ngày là nữ có thể kết hôn, nam 19 tuổi + 1 ngày là nam có thể kết hôn.

Quy định này thực sự chưa đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như sự hiểu biết của mọi người khi kết hôn. Vì thế mà xảy ra rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hôn nhân gây ra nhiều ảnh hưởng cho tinh thần, sức khỏe cho vợ hoặc chồng.

Đặc biệt, với những lứa tuổi dưới 18 thường chưa hiểu rõ về trách nhiệm vợ chồng, nên khi cưới nhau về dễ dẫn đến tranh cãi, bất đồng trong hôn nhân. Chính vì điều này đã dẫn đến tình trạng ly hôn tại Việt Nam ngày càng cao gây ảnh hưởng tới chính tâm lý của họ. 

Vậy nên, việc pháp luật quy định rõ độ tuổi được kết hôn cực kỳ quan trọng. Điều này giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của việc kết hôn, cũng như tuân thủ theo đúng pháp luật để đảm bảo hạnh phúc gia đình sau này.

Vi phạm điều kiện kết hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Khi mọi người chưa đủ độ tuổi kết hôn theo pháp luật quy định mà kết hôn với nhau được gọi là tảo hôn. Tuy nhiên, theo ngôn ngữ luật học, hành vi này là kết hôn trái pháp luật. 

 Chủ thể vi phạm điều kiện kết hôn và tiến hành kết hôn trái pháp luật sẽ phải chịu các chế tài. Cụ thể:

  • Tòa án sẽ hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  • Xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đến 20.000.000 đồng
  • Nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 183 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Trên đây là một số thông tin về luật mới về độ tuổi kết hôn 2019 mà mọi người không nên bỏ qua. Bỏ túi những thông tin này sẽ giúp cho mọi người có thể nắm rõ hơn về những quy định của pháp luật đồng thời tuân thủ đúng những gì pháp luật quy định.

Bạn đang xem bài viết “tìm hiểu: “Luật mới về độ tuổi kết hôn 2019 như thế nào?tại chuyên mụcluật hôn nhân gia đình