action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Công Bố Thực Phẩm Thường 2022

Dịch vụ công bố thực phẩm bao gồm những bước nào và nó thực sự quan trọng tới như vậy? Thực phẩm về cơ bản được chia thành thực phẩm thườngthực phẩm chức năng. Dù là thực phẩm nào, được sản xuất trong nước hay nhập khẩu, trước khi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng các đơn vị sản xuất hay đơn vị nhập khẩu đều phải tiến hành thủ tục công bố sản phẩm. Vậy thủ tục công bố thực phẩm  gồm những công việc gì, dịch vụ công bố thực phẩm thường nào đáng tin cậy.  Cùng Luật Thiên Mã tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Điều kiện công bố thực phẩm thường

Việc công bố thực phẩm thường là công việc bắt buộc đối với thực phẩm trước khi đưa ra thị trường ngay cả khi đối với những thực phẩm trong nước và thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Vì vậy tất cả những sản phẩm thực phẩm đưa ra thị trường đều phải có giấy phép về công bố sản phẩm.

Chi phí để công bố thực phẩm thường là bao nhiêu?

Chi phí công bố các mặt hàng thực phẩm thường như bánh, kẹo, dầu ăn, hạt nêm,…. được sản xuất trong nước hay nhập khẩu phụ thuộc vào số lượng sản phẩm khách hàng công bố tại một thời điểm nhất định. Cụ thể được tính số lượng của sản phẩm trong 1 lần công bố và mức chi phí doanh nghiệp phải trả như sau:

  • Từ 01 sản phẩm đến 05 sản phẩm/2.000.000 đồng
  • Từ 06 sản phẩm đến 15 sản phẩm/1.500.000 đồng
  • Từ 16 sản phẩm đến 30 sản phẩm/1.000.000 đồng
  • Từ 31 sản phẩm đến 60 sản phẩm/800.000 đồng
  • Từ 61 sản phẩm tới 100 sản phẩm/500.000 đồng

Chi phí này được hiểu là chi phí trọn gói công bố thực phẩm thường. Không gồm chi phí kiểm nghiệm sản phẩm và 10% VAT. Chi phí kiểm nghiệm sản phẩm được thanh toán theo hóa đơn kiểm nghiệm của cơ quan kiểm nghiệm.

Bạn cần chuẩn bị những thủ tục gì?

Sử dụng dịch vụ tại Luật Thiên Mã về công bố thực phẩm thường, khách hàng cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đối với thực phẩm sản xuất trong nước:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  2. Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm
  3. Hợp đồng gia công sản phẩm trong trường hợp đơn vị công bố không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất sản phẩm
  4. Mẫu sản phẩm

Công bố thực phẩm thường là gì?

Việc xác định các loại sản phẩm để công bố sản phẩm là việc mà doanh nghiệp rất khó trong việc xác định các loại sản phẩm? Vậy công bố thực phẩm thường là gì? 

Công bố thực phẩm thường là công việc đăng ký sản phẩm đó với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Giấy phép công bố thực phẩm thường sẽ giúp đảm bảo sản phẩm đó đạt chuẩn vệ sinh và an toàn cho người sử dụng sản phẩm đó. Thực phẩm thường là những loại thực phẩm được người tiêu dùng sử dụng hằng ngày và được sản xuất, công bố và sử dụng trong nước: bánh kẹo, dầu ăn, nước ngọt,…

Khi phân biệt các loại thực phẩm thường với thực phẩm chức năng đó là những loại thực phẩm chức năng có tính chất mang tính hỗ trợ, bổ sung vitamin, dưỡng chất cho cơ thể. Và loại sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Khi công bố sản phẩm này cũng là yêu cầu cần phải có khi đưa sản phẩm ra kinh doanh thương mại.

| Xem thêm: Dịch vụ giấy phép ATVSTP

Tại sao phải công bố thực phẩm thường

Khi tiến hành công bố sản phẩm thực phẩm đây là vấn đề thuộc quyền quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thực phẩm, việc phải có đủ giấy phép công bố thực phẩm thường hay những sản phẩm thực phẩm nhập từ nước ngoài bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau đây:

– Mục đích đầu tiên trong việc công bố thực phẩm thường đó là việc bảo vệ những lợi ích của người tiêu dùng: Người tiêu dùng là người mua những sản phẩm tiêu dùng, nhưng khi xét theo mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người sử dụng hàng hoá thì họ là người có phần thiệt hơn. Bởi lẽ họ sẽ không thể biết những sản phẩm mà mình tiêu dùng và sử dụng sẽ mang lại những vấn đề gì cho sức khỏe của họ. Vì vậy khi sử dụng hàng hoá thì việc những sản phẩm thực phẩm có những giấy tờ để họ có thể kiểm chứng và có nguồn thông tin về sản phẩm.

– Ngoài việc đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, giấy phép công bố thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được uy tín của mình với khách hàng. Khi mà doanh nghiệp công bố thực phẩm với cơ quan nhà nước đây cũng là một cơ sở khẳng định sản phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật sẽ giúp cho doanh nghiệp được bền vững và có được chỗ đứng trên thị trường.

– Giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế: thị trường là sự tổng hòa của nhiều yếu tố mà trong đó tâm lý của người tiêu dùng luôn muốn lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt và giá cả phải chăng, nếu sản phẩm của bạn được đánh giá là một sản phẩm tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì không có lý do gì sản phẩm của bạn không có được chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng
– Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Khi doanh nghiệp đã có thương hiệu và tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng, sẽ khẳng định được thương hiệu và có một lượng khách hàng nhất định, doanh số bán hàng ngày càng tăng cao.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Lý do khách hàng nên sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm thường tại Luật Thiên Mã

Công ty TNHH Luật Thiên Mã là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, là một đơn vị uy tín trong dịch vụ công bố thực phẩm thường và các thực phẩm trong nước và những thực phẩm nhập khẩu. Khi khách hàng có nhu cầu trong các dịch vụ về công bố thực phẩm thường, dịch vụ công bố thực phẩm chức năng, dịch vụ công bố về mỹ phẩm,…. của công ty. Để đảm bảo những vấn đề trong khâu thông tin và những vấn đề liên quan đến hồ sơ trong công bố thực phẩm thường thì quy trình thực hiện trong việc công bố thực phẩm diễn ra như sau:

    1. Tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về các vấn đề liên quan trước và sau khi công bố mỹ phẩm
    2. Chi phí thực hiện dịch vụ tại Luật Thiên Mã được niêm yết công khai, trong quá trình làm việc không phát sinh bất kì chi phí nào khác
    3. Được sử dụng giá ưu đãi hấp dẫn khi kí kết hợp đồng nguyên tắc
    4. Đội ngũ nhân viên luôn chủ động trong xử lý công việc hay các vấn đề phát sinh
    5. Có đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng và tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng khi khách hàng có nhu cầu
    6. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan tới pháp luật doanh nghiệp, giấy phép, bản quyền khi khách hàng có thắc mắc

>>> Báo giá chi tiết dịch vụ công bố sản phẩm trọn gói Liên hệ ngay0936.380.888

Thời gian công bố thành công thực phẩm thường

Thời gian trọn gói công bố thực phẩm thường tại Luật Thiên Mã là 3 – 5 ngày làm việc.

Thời gian này không gồm thời gian kiểm nghiệm sản phẩm. Nếu khách hàng chưa kiểm nghiệm sản phẩm, Luật Thiên Mã hỗ trợ khách hàng mang mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm, khi đó, thời gian kiểm nghiệm sản phẩm từ 07-10 ngày làm việc. Thời gian kiểm nghiệm có thể rút ngắn theo yêu cầu từ phía khách hàng.

Cơ quan giải quyết

Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc tiến hành công bố sản phẩm thường được lưu nội bộ. Việc xác nhận tại cơ quan nhà nước sẽ được tiến hành thông qua Phiếu yêu cầu do đơn vị gửi lên cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở trực tiếp sản xuất.

Hồ sơ công bố thực phẩm thường

Hiểu và biết rõ về những giấy tờ và hồ sơ cần chuẩn bị khi công bố thực phẩm thường, sẽ giúp doanh nghiệp có thể tối ưu được thời gian, và quy trình cần chuẩn bị về hồ sơ công bố thực phẩm. Khi nắm rõ được vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những sai sót và thời gian, chi phí khi quyết định công bố sản phẩm của mình.

  • Bản công bố tiêu chuẩn
  • Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành
  • Đối với sản phẩm trong nước, kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng
  • Có kết quả kiểm nghiệm CA trong vòng 12 tháng, hay là Free sale, Healthy hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan xuất xứ cấp , với thực phẩm nhập khẩu
  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam, hoặc giấy phép thành lập VPDD bản sao công chứng
  • Tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm về chất lượng, chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh liên quan của nhà sản xuất hay cơ quan kiểm định độc lập
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn và các dự thảo nội dung ghi nhãn phụ(Có đóng dấu thương nhân)
  • Nếu có giấy chứng nhận GMP , HACCP, hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phải có bản sao công chứng trong nước hoặc nước ngoài
  • Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ lệ phí cấp giấy chứng nhận do cơ quan thẩm quyền cấp
  • Bản sao hợp đồng thương mại nếu có

Nộp hồ sơ công bố thực phẩm thường ở đâu?

Nhà nước quy định những cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận tự công bố thực phẩm thường sẽ là do Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chỉ định. Đối với những trường hợp là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ sẽ không cần làm công bố thực phẩm mà chỉ cần viết cam kết đạt tiêu chuẩn chất lượng của quận/huyện.

>>> Giải đáp các vấn đề liên quan đến hồ sơ công bố thực phẩm: 0936.380.888

Câu hỏi thường gặp khi khách hàng thực hiện công bố sản phẩm

Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi mà Luật Thiên Mã nhận được từ phía các doanh nghiệp khi làm thủ tục công bố thực phẩm thường gửi về qua email luatthienma@gmail.com. Để giải đáp thắc mắc cho phía đơn vị và doanh nghiệp cũng như mang lại thông tin hữu ích cho khách hàng thì chúng tôi có những phản hồi như sau:

Câu hỏi 1: Tôi được ai tư vấn? Tôi sẽ được tư vấn vào khung giờ nào?

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc từ phía khách hàng 24/7

Quy trình làm việc của chúng tôi

Việc công bố thực phẩm thường tại Luật Thiên Mã được tiến hành theo các bước sau:

  1. Tư vấn khách hàng các quy định pháp luật hiện hành về công bố thực phẩm thường
  2. Gửi thư tư vấn, thư báo giá cho khách hàng
  3. Ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng
  4. Tư vấn, hỗ trợ khách hàng kiểm nghiệm sản phẩm
  5. Chuẩn bị hồ sơ cho khách hàng
  6. Gửi trọn bộ hồ sơ công bố cho khách hàng kí
  7. Bàn giao kết quả kèm phiếu xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiến hành thanh lý hợp đồng.
  8. Cam kết của chúng tôi:

Luật Thiên Mã cam kết thực hiện đúng theo quy trình làm việc niêm yết tại công ty. Thực hiện đúng nguyên tắc “3 đúng”: Đúng quy trình, đúng pháp luật và đúng thời hạn.

Câu hỏi 2: Giấy chứng nhận thực phẩm có hiệu lực vĩnh viễn hay không?

Nhiều người có suy nghĩ rằng kho doanh nghiệp có giấy công bố thực phẩm thường rồi thì sẽ được kinh doanh sản phẩm vĩnh viễn. Nhưng theo quy định của Pháp luật thì thời hạn của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có thời hạn 3 năm tính từ ngày giấy phép có hiệu lực.
Một số lưu ý trước khi công bố sản phẩm thì cá nhân và tổ chức cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để tránh bị sao chép và xâm phạm gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.

Câu hỏi 3: Mức phạt khi không có giấy công bố thực phẩm thường

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì trường hợp bị phát hiện không có công bố thực phẩm thường sẽ phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng khi doanh nghiệp có những hành vi sau đây:
– Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

– Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra thì doanh nghiệp cũng có thể bị đình chỉ 1 phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất từ 1 – 5 tháng đối với hành vi không công bố thực phẩm đối với các sản phẩm thường và sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn trực tiếp “mức phạt khi không có giấy công bố thực phẩm thường”0936.380.888

Câu hỏi 4: Công bố thực phẩm thường cần lưu ý điều gì?

Cũng như công bố các loại sản phẩm khác, công bố thực phẩm thường cần lưu ý các vấn đề sau:

  1. Cơ sở sản xuất, phân phối sản phẩm phải được thành lập đúng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, có ngành nghề kinh doanh liên quan tới hoạt động này.
  2. Thực phẩm phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ
  3. Thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chí kiểm nghiệm đúng theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn Việt Nam
  4. Hồ sơ tự công bố thực phẩm thường có bắt buộc phải có phiếu đóng góp ý kiến từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không?
  5. Luật Thiên Mã Trả Lời: Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm thì hiện nay việc đăng tải lên trang thông tin đại chúng đối với hồ sơ tự công bố đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được bãi bỏ. Tuy nhiên, Luật Thiên Mã khuyên khách hàng khi tiến hành hồ sơ tự công bố thực phẩm thường thì nên xin phiếu đóng góp ý kiến từ cơ quan có thẩm quyền quản lý để tạo thêm uy tín cho sản phẩm.

Câu hỏi 5: Khi tiến hành công bố thực phẩm thường có phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm hay không?

Việc tiến hành kiểm nghiệm đối với các mặt hàng thực phẩm để tiến hành công bố là điều bắt buộc. Việc kiểm nghiệm này giúp xác định các thông số về thành phần trong sản phẩm có đạt chuẩn hay không? Và có đáp ứng được các yêu cầu để đưa sản phẩm ra thị trường hay không?

Do đó, khi tiến hành công bố các mặt hàng thực phẩm thì đơn vị sản xuất hay nhập khẩu đều phải lấy mẫu sản phẩm và tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại đúng cơ quan được cấp phép kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.

Ưu đãi nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ Luật sư – Gọi ngay: 0936.380.888

Kiểm nghiệm sản phẩm trước khi công bố ở đâu?

Hiện nay, trên toàn quốc có rất nhiều các trung tâm có thể kiểm nghiệm các mặt hàng thực phẩm của khách hàng được nhà nước cấp phép cho tiến hành hoạt động này. Cụ thể:

  1. Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc Gia
  2. Số 65 Phạm Thận Duật, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  3. Viện Dinh dưỡng
  4. Số 48B Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  5. Viện Y tế công cộng Hồ Chí Minh
  6. Số 159 Hưng Phú, Q. 8, TP. Hồ Chí Minh
  7. Viện Pasteur Nha Trang
  8. Số 8-10 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa
  9. Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn
  10. Số 611B Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, Bình Định
  11. Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh
  12. Số 651 Lê Thánh Tông, P. Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh
  13. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận
  14. Số 04 Nguyễn Hội, Phan Thiết, Bình Thuận.
  15. Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 1
  16. Số 51 Lê Lai, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
  17. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  18. Số 1, Đường Vũ Hựu, TP. Hải Dương, Hải Dương
  19. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế
  20. 17 Trương Định , TP. Huế
  21. Trung tâm Kiểm nghiệm Sơn La
  22. Số 48 Lò Văn Giá, TP. Sơn La, Tỉnh Sơn La
  23. Công ty TNHH Eurofins sắc ký Hải Đăng
  24. 79 Trương Định, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
  25. Trung tâm Y tế dự phòng Yên Bái
  26. 729 Đường Yên Ninh, Tỉnh Yên Bái
  27. Trung tâm Y tế dự phòng Bắc Giang
  28. Đường Nghĩa Long – P. Trần Phú – TP. Bắc Giang
  29. Trung tâm Kỹ thuật thí nghiệm và Ứng dụng khoa học công nghệ Đồng Tháp
  30. Đường Bờ Kè, Phường 1 , TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
  31. Công ty Cổ phần Warrantek
  32. 44-46 Đường số 8, KDC 586, KV Thạnh Thuận, phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ
  33. Công ty SGS Việt Nam TNHH
  34. Lô III/21, đường 19/5A, Nhóm CN III, Khu công nghiệp Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
  35. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1
  36. Số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
  37. Trung tâm dịch vụ phân tích và thí nghiệm Tp.HCM
  38. 02 Nguyễn Văn Thủ, phường ĐaKao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
  39. Trung tâm dịch vụ phân tích và thí nghiệm Tp.HCM- Chi nhánh Cần Thơ
  40. Số F2 67-68 Đường 6, phường Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  41. Trung tâm Y tế dự phòng Kon Tum
  42. 405 Bà Triệu, Quyết Thắng, Tp. Kon Tum, Kon Tum, Việt Nam
  43. Trung tâm Y tế dự phòng Thái Nguyên
  44. 971 Đường Dương Tự Minh, P. Hoàng Văn Thụ, Tp. Thái Nguyên
  45. Công ty TNHH 1 thành viên Khoa học Công nghệ Hoàn Vũ
  46. 169B Thích Quảng Đức, Phường 4, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
  47. Viện Sốt rét-ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương
  48. 35 Trung Văn – Phường Trung Văn – Quận Nam Từ Liêm – Tp. Hà Nội
  49. Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
  50. 53-55 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
  51. Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và Kiểm tra chất lượng HI-TECH
  52. Tầng 3 Lô H6, dường D5, KCN Hòa Xá, Mỹ Xá, tp. Nam Định, Nam Định
  53. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 – Quatest 3
  54. Khu thí nghiệm Biên Hòa, số 7 Đường số 1, KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai
  55. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơn
  56. Số 45 Đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
  57. Phòng phân tích – Kiểm nghiệm, Viện nghiên cứu và Phát triển hợp chất thiên nhiên
  58. 176 Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, HN
  59. Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và Kiểm tra chất lượng HI-TECH
  60. Tầng 3 Lô H6, dường D5, KCN Hòa Xá, Mỹ Xá, tp. Nam Định, Nam Định
  61. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 – Quatest 3
  62. Khu thí nghiệm Biên Hòa, số 7 Đường số 1, KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai
  63. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ
  64. Số 45 Đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
  65. Trung tâm phân tích và kiểm nghiệm trực thuộc Sở khoa học và Công nghệ Bình Định
  66. 173 -175 Phan Bội Châu – Tp. Qui Nhơn – Tỉnh Bình Địnhs
  67. Công ty cổ phần chứng nhận và giám định Vinacert
  68. Tầng 4, 130 Nguyễn Đức Cảnh, Hà Nội
  69. Phòng phân tích – Kiểm nghiệm, Viện nghiên cứu và Phát triển hợp chất thiên nhiên
  70. 176 Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, HN
  71. Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ Chấn Nam
  72. Số 176/9A, Lê Văn Sỹ, P10, Phú Nhuận, TP. HCM
  73. Trung Tâm YTDP Nam Định
  74. Đường Phù nghĩa, P. Lộc Hạ, TP. Nam Định
  75. Trung tâm kiểm nghiệm – Viện thực phẩm chức năng
  76. Lô A2CN1 Cụm CN Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, HN
  77. Công ty TNHH DV KHCN Khuê Nam
  78. Số 2/17 Phạm Văn Bạch, p15 Quận Tân Bình, TP. HCM
  79. Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 thuộc Cty TNHH Giám định Vina control
  80. Lô U18A, đường 22, khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
  81. Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Sài Gòn
  82. Số 743/42 Hồng Bàng, P6, Q6, TP. HCM
  83. Trung tâm kiểm nghiệm thuốc , mỹ phẩm, thực phẩm Quảng Trị
  84. Khu phố 2, phường Đông Thanh, tp. Đông Hà Quảng trị
  85. Trung tâm nghiên cứu thuốc-thực phẩm và nghiên cứu ứng dụng
  86. Cụm công nghiệp Trường An – An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
  87. Trung tâm kĩ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hải Phòng
  88. 240 Văn Cao, phường Đằng Giang, Ngô Quyền, TP. Hải Phòng

Cơ sở pháp lý 

  • Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP nghị định về nhãn hàng hóa

Với sứ mệnh cung cấp dịch vụ pháp lý về Giấy phép và tầm nhìn “Khách hàng là cốt lõi”, Luật Thiên Mã luôn phấn đấu không ngừng trở thành là một trong những đơn vị luật cung cấp dịch vụ Giấy phép uy tín, chất lượng, nhanh nhất. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt tình tư vấn cho khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến dịch vụ công bố thực phẩm chức năng , thực phẩm thường nói riêng và các vấn đề pháp lý về Giấy phép nói chung. Chúng tôi luôn đồng hành cùng khách hàng trên mọi vấn đề pháp lý. Mọi vấn đề Quý khách hàng chưa hài lòng hoặc băn khoăn về dịch vụ này tại Luật Thiên Mã, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số hotline: 0936.380.888 hoặc gửi mail về địa chỉ: luatthienma@gmail.com để được giải đáp. Rất mong được hợp tác từ phía Quý khách hàng, đối tác./.

Bạn đang xem bài viết “Công Bố Thực Phẩm Thườngtại chuyên mụcgiấy phép con

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7