action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thành lập địa điểm kinh doanh – Bước tiến của doanh nghiệp

Thành lập địa điểm kinh doanh – Bước tiến của doanh nghiệp

Lập địa điểm kinh doanh là gì? Tại sao cần thành lập địa điểm kinh doanh? Lập địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính như thế nào? Các vấn đề về thuế khi lập địa điểm kinh doanh cần lưu ý trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký? Bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về những vấn đề liên quan tới lập địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là gì? Lập địa điểm kinh doanh là gì?

Trả lời cho câu hỏi này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định tại khoản 3 Điều 45 như sau: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.” Theo đó, doanh nghiệp có thể lập điểm kinh doanh ở một hoặc nhiều địa điểm, phụ thuộc vào quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp trên thực tế.

Vậy lập địa điểm kinh doanh là gì? Vì điểm kinh doanh là một trong các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên cần lập điểm kinh doanh để đơn vị này hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý bắt đầu từ thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước, cụ thể là tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp huyện.

Do đó, để địa điểm kinh doanh được sinh ra và tồn tại cùng sự phát triển của doanh nghiệp thì bắt buộc phải thông báo lập địa điểm kinh doanh.

Hoạt động của địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính 

Cần phân biệt rõ ràng khái niệm địa điểm kinh doanh và trụ sở chính của doanh nghiệp. Bởi lẽ theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014 thì trụ sở chính của doanh nghiệp được xác định:

“… là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

Như vậy, một doanh nghiệp có thể lập nhiều điểm kinh doanh nhưng chỉ có duy nhất một trụ sở chính. Điểm chung của địa điểm kinh doanh và trụ sở chính là đều phải đăng ký tại cơ quan nhà nước để xác lập sự tồn tại, đồng thời mục đích sinh ra của hai loại này đều nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn.

Tại sao doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh?

Ngày nay, kinh tế thị trường là thế giới phẳng, là sân chơi chung cho mọi đối tượng. Các quy định pháp luật là hàng rào pháp lý bảo vệ cho doanh nghiệp chứ không còn là rào cản phát triển. Việc thành lập địa điểm kinh doanh đánh dấu bước phát triển mới của doanh nghiệp.

Thông thường doanh nghiệp ban đầu thành lập sẽ chỉ hoạt động tại trụ sở đã đăng ký, sau khi phát triển tới một ngưỡng nhất định, theo thời gian “chiếc áo khoác” chật chội sẽ đáp ứng được khi doanh nghiệp lớn lên. Dẫn tới một nhu cầu tất yếu là mở rộng địa điểm kinh doanh, vươn rộng hơn tới các địa bàn khác ngoài trụ sở chính.

Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần nghĩ tới giải pháp thành lập đơn vị phụ thuộc và địa điểm kinh doanh là một trong những lựa chọn phù hợp.

Sau khi đã hiểu được lập địa điểm kinh doanh là gì, vì sao nên thành lập địa điểm kinh doanh, thì doanh nghiệp cần tìm hiểu các quy định pháp luật về quy trình lập địa điểm kinh doanh.

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh mới nhất

Kể từ thời điểm công ty có quyết định thành lập địa điểm kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký qua mạng trong thời hạn 10 ngày tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp huyện.

Sau khi đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng thành công, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Hoàn thành thủ tục xong, doanh nghiệp cần thực hiện các nghĩa vụ về thuế.

Địa điểm kinh doanh có mã số thuế không? 

Thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp là địa điểm kinh doanh có mã số thuế không? Bởi lẽ nếu không có mã số thuế thì cơ quan thuế sẽ quản lý các điểm kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc lập địa điểm kinh doanh so với những đơn vị phụ thuộc khác là vấn đề quản lý thuế. Vì là đơn vị phụ thuộc nên địa điểm kinh doanh được quản lý theo cơ quan quản lý của công ty mẹ mà không cần làm các báo cáo thuế độc lập.

Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế gì?

Hầu hết các doanh nghiệp khi chuẩn bị lập địa điểm kinh doanh đều quan tâm vấn đề sau khi lập địa điểm kinh doanh phải nộp thuế gì? Mức thuế là bao nhiêu và có phụ thuộc vào vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không?

Theo quy định pháp luật, hàng năm doanh nghiệp chỉ cần nộp thuế môn bài sau khi lập  điểm kinh doanh với mức thuế là 1.000.000 đồng/năm. Mức thuế này là cố định, không phụ thuộc vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn lập địa điểm kinh doanh để mở rộng quy mô hoạt động.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Thiên Mã về các vấn đề liên quan tới thành lập địa điểm kinh doanh. Nhìn chung, thủ tục lập điểm kinh doanh khá đơn giản và nhanh chóng. Rất mong những ý kiến của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có góc nhìn sơ lược về việc lập địa điểm kinh doanh là gì, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khi có ý định mở rộng khu vực kinh doanh.

Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện dịch vụ vui lòng liên hệ đến Luật Thiên Mã để được báo giá và thực hiện:  gọi: 0936.380.888

– Thu Thảo –
Nguồn: luatthienma.com.vn

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7