Hướng dẫn công bố thực phẩm nhập khẩu chi tiết

Trên thị trường hiện nay không chỉ có những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mà bao gồm cả các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài. Khi làm thủ tục với cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xuất trình bản công bố thực phẩm nhập khẩu nhưng bạn chưa biết lấy nó ở đâu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc khi tự công bố thực phẩm nhập khẩu và thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu khi tiến hành thực hiện.

Quy định pháp luật khi công bố thực phẩm nhập khẩu

Để thực hiện các hồ sơ, thủ tục, trước hết bạn cần tìm hiểu xem thế nào là công bố thực phẩm nhập khẩu.

Quy định pháp luật công bố thực phẩm

Công bố thực phẩm nhập khẩu là việc doanh nghiệp làm thủ tục công bố về chất lượng thực phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn được nhập khẩu. Hay có thể hiểu là việc doanh nghiệp công bố với cơ quan hữu quan và người tiêu dùng về sản phẩm nhập khẩu này đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

>>> Bạn đang cần công bố thực phẩm? Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!

Đặt lịch tư vấn

Việc công bố thực phẩm nhập khẩu có những mục đích sau:

  • Đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn.
  • Tạo niềm tin đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm.
  • Giữ an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm nhập khẩu.

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Ngoài ra, khi đăng ký công bố thực phẩm nhập khẩu, cơ sở kinh doanh đó còn phải đáp ứng các các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Mẫu hồ sơ tự công bố thực phẩm thường tại chi cục an toàn thực phẩm

Hồ sơ, thủ tục tự công bố thực phẩm nhập khẩu

Hồ sơ công bố thực phẩm

Hồ sơ tự công bố thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;

Cá nhân, tổ chức tự công bố thực phẩm nhập khẩu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định.

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu

Khi tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm cần chuẩn bị hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu bao gồm :

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

>>> Việc công bố sản phẩm kéo dài khiến bạn mất việc, tốn tiền và kiệt sức? Đặt lịch tư vấn với luật sư giỏi ngay bây giờ! Chỉ một phí nhỏ, bạn được hỗ trợ tận tình, bảo vệ quyền lợi tối đa. Hoàn phí tư vấn khi thuê luật sư trọn gói. Điền form và thanh toán để gặp luật sư!

Đặt lịch tư vấn

Xem thêm: Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm ở đâu?

Về trình tự, thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu:

Thủ tục công bố thực phẩm

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ :

  • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
  • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật về công bố thực phẩm nhập khẩu, thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc. Khi thực hiện công bố thực phẩm nhập khẩu cần những hồ sơ, thủ tục khá phức tạp mà bạn cần lưu ý. Thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên có thể đã hết hiệu lực hoặc cần sửa đổi, bổ sung tại thời điểm mà bạn tham khảo bài viết này. Nếu có điều gì vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ Luật Thiên Mã để tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Thanh toán ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giúp bạn vượt qua mọi thách thức pháp luật!

Đặt lịch tư vấn

Bạn đang xem bài viếthướng dẫn công bố thực phẩm nhập khẩu từ A – Z năm 2020 tại chuyên mục dịch vụ giấy phép

 

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch