Để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành xin giấy phép đầu tư trước khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư . Vậy thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài như thế nào? Chi phí và thời gian ra sao? Hãy tiếp tục cùng chúng tôi.
Giấy phép đầu tư – Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 quy định “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tự ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư”. Giấy chứng nhận đầu tư gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ sở pháp lý xin giấy phép đầu tư
- Các cứ pháp lý cho việc xin giấy phép đầu tư, điều chỉnh thủ tục xin giấy phép đầu tư bao gồm các văn bản pháp luật sau đây:
- Bản cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
- Luật Doanh nghiệp năm 2014
- Luật Đầu tư ban hành năm 2020
- Các nghị định song phương và đa phương mà Việt Nam Nam đã tham gia.
Các trường hợp cần xin giấy phép đầu tư
Theo điều 36 của luật đầu tư hiện hành những trường hợp nhà đầu tư cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư bao công các trường hợp sau:
Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế
- Dự án có nhà đầu tư nước ngoài giữ ít nhất 51% vốn điều lệ hoặc tổ chức kinh tế là công ty hợp danh mà các thành viên hợp danh đa số là người nước ngoài;
- Tổ chức kinh tế giữ ít nhất trên 51% vốn điều lệ của dự án;
- Tổ chức kinh tế và nhà đầu tư nước ngoài giữ ít nhất trên 51% vốn điều lệ của dự án .
Dự án đầu tư của nước ngoài
Ngoài hai trường hợp nêu trên nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ tục xin giấy phép đầu tư nếu có nhu cầu. Bởi trong một số trường hợp các dự án sẽ được ưu đãi đầu tư mà trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có khi những ưu đãi đầu tư nên không cần phải làm thủ tục xác minh mà vẫn nhận được ưu đãi.
Trường hợp không cần xin giấy phép đầu tư
Khoản 2 Điều 36 quy định về các trường hợp không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước
- Dự án của các tổ chức kinh tế không thuộc các trường hợp sau đây:
- Trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài nằm trên 50% vốn điều lệ;
- Số thành viên hợp danh là người nước ngoài nằm trên 50% vốn điều lệ;
- Dự án có nhà đầu tư nước ngoài hoặc đa số các thành viên là cá nhân hoặc nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- Trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Như vậy nếu thuộc một trong ba trường hợp trên thì các nhà đầu tư không cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép đầu tư. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư có nhu cầu muốn cấp Giấy chứng nhận đầu tư như thì vẫn có thể thực hiện thủ tục xin giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật.
Thủ tục làm hồ sơ xin giấy phép đầu tư
Đối với dự án đầu tư trong nước
- Đối với dự án có quy mô đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư không cần phải làm thủ tục đăng ký đầu tư mà vẫn được xác nhận ưu đãi đầu tư;
- Đối với các dự án có quy mô từ 15 tỷ đến 300 tỷ Việt Nam không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì hồ sơ đăng ký đầu tư sẽ bao gồm:
+ Giấy đăng ký đầu tư;
+ Văn bản về dự án đầu tư như: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án vốn đầu tư, tiến độ dự án;
+ Văn bản, giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Văn bản, giấy tờ báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Nhu cầu sử dụng đất và các cam kết về vấn đề bảo vệ môi trường;
+ Văn bản kiến nghị hưởng ưu đãi (nếu có);
Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Hồ sơ xin giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với trường hợp đầu tư có hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo về năng lực tài chính của chủ đầu tư;
Đối với dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ VNĐ trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Các trường hợp thuộc dự án này hồ sơ sẽ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Trường hợp hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh thì cần có thêm hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Giấy tờ, văn bản báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Các thông tin về dự án đầu tư bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư vốn đầu tư, tiến độ dự án, kỹ thuật sử dụng, các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất, vấn đề bảo vệ môi trường;
- Văn bản giải trình về khả năng đáp ứng điều kiện của dự án theo quy định của pháp luật.
Đối với dự án đầu tư có điều kiện
Dự án đầu tư có điều kiện hồ sơ xin giấy phép đầu tư bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy tờ, văn bản giải Tìm điều kiện của nhà đầu tư phải áp dụng;
- Tất cả các loại hồ sơ cho từng trường hợp đã được nêu ở phía bên trên.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật:
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
3, Sở kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án sau:
Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trng và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Quy trình thủ tục xin giấy phép đầu tư
Quy trình cấp giấy phép đầu tư bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị tất cả các giấy tờ theo các mục trên và nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh thành phố mà nhà dự án của bạn tiến hành. Sau 30 năm ngày kể từ ngày nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được thông báo của Sở Kế hoạch Đầu tư về việc trực giữ án của bạn có được cấp phép hay không. Nếu không được cấp phép sẽ được gửi kèm theo văn bản trình bày lý do.
Bước 2: Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận hồ sơ dự án của bạn thì sẽ chuyển đến các cơ quan liên quan để lấy ý kiến về dự án. Các cơ quan sẽ có 15 ngày để xem xét và gửi ý kiến của mình cho Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Bước 3: Các cơ quan chức năng sẽ thẩm định về vấn đề đất bạn sử dụng có nằm trong quy hoạch hay không;
Bước 4: Sau 25 ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thành việc kiểm tra và lấy ý kiến. Sau đó trình lên cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Cơ quan này có 7 ngày để xem xét hồ sơ và quyết định xem dự án của bạn có được thực hiện hay không. Sau khi xem xét, nếu dự án của bạn được đồng ý thì sẽ được cấp Giấy phép đầu tư; nếu không đồng ý Ủy ban Nhân dân sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao bị từ chối.
Dịch vụ xin giấy phép đầu tư tại Luật Thiên Mã
Luật Thiên Mã hỗ trợ khách hàng về dịch vụ xin giấy phép đầu tư như sau:
– Tư vấn giúp tổ chức về điều kiện thành lập lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
– Tư vấn loại hình doanh nghiệp giúp tổ chức;
– Tư vấn về quy trình thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
– Tư vấn soạn thảo hồ sơ giấy tờ đại diện thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp ốp
– Tư vấn về thủ tục xin giấy phép đầu tư
– Tư vấn, tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trong công ty
Lưu ý: Thời gian từ khi ký hợp đồng và cung cấp tài liệu đến khi nhận được giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp khoảng 20 ngày đối với lại bản đầu tư bán lẻ thì cần khoảng 40 – 45 ngày để làm việc.
Những câu hỏi thường gặp khi xin Giấy phép nhận đầu tư
Xin giấy phép đầu tư có lâu không?
Luật Thiên Mã trả lời: Thời gian từ khi ký hợp đồng và cung cấp tài liệu đến khi nhận được giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp khoảng 20 ngày đối với lại bản đầu tư bán lẻ thì cần khoảng 40 – 45 ngày để làm việc
Lệ phí cấp giấy phép đầu tư là bao nhiêu?
Luật Thiên Mã trả lời: Chi phí dịch vụ: 800$ – 1500$
Thời hạn của giấy phép đầu tư là bao lâu?
Luật Thiên Mã trả lời: Thời hạn của Giấy phép đầu tư sẽ do Cơ quan cấp xem xét và quyết định dựa trên các yếu tố của dự án như: mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án đầu tư. Thời gian tối đa của Giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau:
- Thời gian hoạt động đối với các dự án ngoài khu kinh tế không quá 50 năm
- Thời gian hoạt động đối với các dự án trong khu kinh tế không quá 70 năm
- Các dự án thực hiện tại các địa bàn kinh tế khó khăn, các dự án lớn thu hồi vốn chậm,..thì thời gian hoạt động là không quá 70 năm.
Tôi là người nước ngoài vào mua lại công ty Việt Nam thì tôi có cần xin giấy chứng nhận đầu tư nữa không?
Sếp của tôi là người nước ngoài, muốn thành lập công ty ở Việt Nam trong khu công nghiệp ở Hà Nội để hoạt động ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử cho con trai nhưng tôi nghe nói tùy từng khu công nghiệp mới được đăng kí một số ngành nghề nhất định? Tôi đang phân vân không biết nên chọn khu công nghiệp nào cho Sếp tôi tham khảo?
Công ty tôi muốn thuê xưởng lại của một công ty khác trong khu công nghiệp cũng đăng kí ngành nghề sản xuất dệt may nhưng công xưởng này chưa xây xong, chúng tôi có được thuê lại không?