Hải Phòng là một trong những trung tâm phát triển kinh tế của cả nước, tập trung đông đảo người dân cả nước tại các khu công nghiệp. Người lao động ở Hải Phòng hầu hết đều được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, những người lao động ở đây không có nhiều hiểu biết về quy định của pháp luật liên quan đến luật bảo hiểm xã hội. Để người dân có thể hiểu rõ hơn về bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin cơ bản trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp khi bạn tham gia bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được chuyên viên giải đáp nhanh chóng và miễn phí.
> Giải đáp miễn phí về chế độ ốm đau cho người lao động, liên hệ ngay 1900.6174
Thông tin sơ lược về thành phố Hải Phòng
> Hướng dẫn thủ tục chốt sổ BHXH cho người sử dụng lao động, gọi ngay 1900.6174
Hải Phòng là đô thị loại I và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của nước ta. Hải Phòng được gọi là thành phố cảng, là đầu mối giao thông đường biển phía bắc của nước ta nên có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Hải Phòng có quy mô dân số lớn thuộc top đầu trong cả nước, mật độ dân số cao đạt 1.332 người/km². Thành phố Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp quận huyện trực thuộc, trong đó có 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo.
Do lợi thế là nơi tập trung các cảng lớn của cả nước nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Hải Phòng lớn nhất cả nước với quan hệ kinh tế với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thành phố Hải Phòng có địa giới hành chính như sau:
+ Phía bắc thành phố Hải Phòng giáp với tỉnh Quảng Ninh
+ Phía tây thành phố Hải Phòng giáp với tỉnh Hải Dương
+ Phía nam thành phố Hải Phòng giáp với tỉnh Thái Bình
+ Phía đông thành phố Hải Phòng giáp với Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội – Tổng đài hỗ trợ tư vấn luật 1900.6174
Địa chỉ trung tâm bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng
> Hướng dẫn thủ tục báo tăng BHXH cho người sử dụng lao động NHANH CHÓNG, gọi ngay 1900.6174
Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng là trung tâm quản lý hoạt động của các cơ quan bảo hiểm cấp quận, huyện trực thuộc nên được đặt ở vị trí trung tâm thành phố là: Số 2a Thất Khê, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng.
Với vai trò là bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, BHXH thành phố Hải Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Địa chỉ của Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng trên Google Maps:
Trên đây là địa chỉ của cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hay các chế độ bảo hiểm khác, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900.6174 để được chuyên viên hỗ trợ miễn phí cho bạn.
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh – Tổng đài hỗ trợ tư vân luật 1900.6174
Thông tin liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng
> Tư vấn nhanh chóng về điều kiện, mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động, gọi ngay 1900.6174
Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của người dân qua số điện thoại: 0225.3822834 – 0225.3821882.
Ngoài ra, người dân có thể gửi các câu hỏi, khiếu nại về địa chỉ email của cơ quan là: bhxh.tphaiphong@gmail.com
Người dân cần lưu ý liên hệ tới cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng vào khung giờ hành chính để được cán bộ tiếp nhận và xử lý nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để chuyên viên tư vấn nhanh chóng, kịp thời và hoàn toàn miễn phí.
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội Hải Dương – Tổng đài hỗ trợ tư vấn luật1900.6174
Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở thành phố Hải Phòng
> Nghỉ thai sản có được hưởng lương không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí
Người lao động tại thành phố Hải Phòng muốn thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, có thể đến trụ sở cơ quan bảo hiểm xã hội mình cư trú tại các địa chỉ sau:
+ Bảo hiểm xã hội quận Ngô Quyền
Địa chỉ: Số 01 Phạm Minh Đức – Quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội quận Hồng Bàng
Địa chỉ: Số 40 Đinh Tiên Hoàng – Quận Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội quận Lê Chân
Địa chỉ:Số 126 Hai Bà Trưng – Quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội quận Hải An
Địa chỉ: Đường Hạ Lũng – Quận Hải An – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội quận Kiến An
Địa chỉ: 131 đường Trần Thành Ngô – Quận Kiến An – Thành phố Hải Phòng
Địa chỉ: Số 231 – Đường Lý Thánh Tông – Quận Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội quận Dương Kinh
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng – Quận Dương Kinh – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội huyện Kiến Thuỵ
Địa chỉ: Thị trấn Núi Đối – Huyện Kiến Thuỵ – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội huyện An Lão
Địa chỉ: Thị trấn An Lão – Huyện An Lão – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Bảo
Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Bảo – Huyện Vĩnh Bảo – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội huyện An Dương
Địa chỉ: Thị trấn An Dương – Huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội huyện Thuỷ Nguyên
Địa chỉ: Xã Thuỷ Sơn – Huyện Thuỷ Nguyên – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lãng
Địa chỉ: Thị trấn Tiên Lãng – Huyện Tiên Lãng – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội huyện Cát Hải
Địa chỉ: Thị trấn Cát Bà – Huyện Cát Hải – Thành phố Hải Phòng
+ Bảo hiểm xã hội huyện Bạch Long Vỹ
Địa chỉ: Tầng 3 trụ sở BHXH quận Hải An, Phố Hạ Lũng – Quận Hải An – Thành phố Hải Phòng
Trong quá trình xác định cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền giải quyết vấn đề của mình, nếu bạn gặp phải bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900.6174 để chuyên viên xác định chính xác giúp bạn.
>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội Thái Bình – Tổng đài hỗ trợ tư vấn luật 1900.6174
Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng
> Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ A-Z MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.6174
Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng được tổ chức theo nội dung quy định tại Quyết định 969/QĐ–BHXH của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về vị trí chức năng của bảo hiểm xã hội tại địa phương như sau:
– Bảo hiểm xã hội TP. Hải Phòng là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại thành phố Hải Phòng, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật có liên quan.
– Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
– Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Có thể thấy, Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn toàn thành phố. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại đây, hãy liên hệ ngay với tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí từ những chuyên viên dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng
> Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội từ A-Z MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Điều 6 Quyết định 969/QĐ-BHXH năm 2019, Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
– Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định.
– Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia.
– Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện); thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện theo quy định.
– Thực hiện giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định.
– Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
– Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
– Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
– Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
– Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.
– Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
– Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
– Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh.
– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
– Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
– Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định.
– Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Quản lý công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
– Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
Nội dung tư vấn của bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng
> Giải đáp miễn phí về vấn đề bảo lưu trợ cấp thất nghiệp, gọi ngay 1900.6174
Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định. Cụ thể như sau:
– Tư vấn cho người lao động các quy định về bảo hiểm xã hội như:
+ Tư vấn liên quan đến tham gia bảo hiểm xã hội: Đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội,….
+ Tư vấn chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện rút bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục , hồ sơ rút bảo hiểm thất nghiệp, khai báo tình trạng việc làm hàng tháng,….
+ Tư vấn chế độ ốm đau: Điều kiện, thời gian nghỉ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau,….
+ Tư vấn chế độ thai sản: Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ và nam, hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng chế độ thai sản,….
+ Tư vấn chế độ hưu trí: điều kiện, mức hưởng lương hưu, điều kiện nghỉ hưu trước tuổi,….
+ Tư vấn chế độ tử tuất: mức trợ cấp mai táng, các trường hợp được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng,…
+ Tư vấn chế độ bảo hiểm y tế: Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế, các quyền lợi bảo hiểm y tế đối với từng đối tượng, mức hưởng khám chữa bệnh khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến,….
– Tư vấn cho người sử dụng lao động các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội:
+ Tư vấn kê khai, nộp bảo hiểm xã hội trực tuyến qua mạng BHXH của cơ quan Nhà nước.
+ Tư vấn khiếu nại các quyết định hành chính chưa đúng của cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình quản lý doanh nghiệp.
+ Tư vấn các vấn đề pháp lý khác về bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp.
Cách thức liên hệ với bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng
> Giải đáp miễn phí về điều kiện để được cấp lại sổ BHXH, liên hệ ngay 1900.6174
Điều kiện và hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
> Hướng dẫn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng từ A-Z, liên hệ ngay 1900.6174
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 42 Luật Việc làm năm 2013, bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Mỗi chế độ lại yêu cầu những điều kiện hưởng nhất định. Cụ thể:
– Trợ cấp thất nghiệp: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
Thứ hai, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
+ Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm: người lao động chỉ cần đang đóng bảo hiểm thất nghiệp, bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được thì sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Hỗ trợ học nghề: người lao động sẽ được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau:
+ Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Trừ trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam; ra nước ngoài định cư; chết,…
– Hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm: Để được hưởng quyền lợi này, người sử dụng lao động phải đảm bảo có đủ các điều kiện:
+ Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
+ Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ.
+ Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
+ Đã có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP) thì hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.
+ Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Quyết định thôi việc.
+ Quyết định sa thải.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động được hưởng rất nhiều chính sách hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp. Trong quá trình hưởng các chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn gì, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
> Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản từ A-Z MIỄN PHÍ, liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội về Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo quy định trên, khi bạn tham gia đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà không yêu cầu về việc bạn đã nghỉ việc tại công ty hay chưa.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ hay có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chế độ thai sản cho người lao động, đừng ngần ngại nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn miễn phí từ chuyên viên.
Qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp thông tin cơ bản của bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính tại đây. Nếu bạn gặp phải bất kỳ khó khăn nào liên quan đến các chế độ BHXH, BHYT, BHTN hay cần hỗ trợ các thủ tục hành chính, bạn hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để chuyên viên của chúng tôi được hỗ trợ bạn tháo gỡ mọi khó khăn.
Lưu ý:
Tổng Đài 1900.6174 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068
Luật Thiên Mã chỉ có 02 chi nhánh tại Hà Nội và TPHCM. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư trực tiếp, chúng tôi sẽ cử Luật sư ở chi nhánh gần nhất xuống tận nơi để giải quyết vụ việc theo yêu cầu!