Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội – Hotline tư vấn luật 1900.6174

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có vị trí và vai trò như thế nào? Bảo hiểm xã hội đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là người lao động làm việc trong các công ty tư nhân. Tại sao tất cả người lao động ở Việt Nam hay Hà Nội đều phải đóng BHXH?

Hãy cùng Luật Thiên Mã tìm hiểu sâu hơn về các nội dung liên quan đến bảo hiểm xã hội ở thành phố Hà Nội trong bài viết dưới đây. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần hỗ trợ gấp, hãy gọi đến số tổng đài 1900 6174 của luật Thiên Mã để được tư vấn nhanh chóng.

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ha-noi

>>> Tư vấn miễn phí về các chế độ bảo hiểm xã hội của thành phố Hà Nội. Gọi ngay 1900.6174

Thông tin giới thiệu về bảo hiểm xã hội của Thành phố Hà Nội

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15 QĐ/TC-CB với cơ cấu hệ thống bao gồm có 12 phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh và 30 BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.

– Số điện thoại liên hệ: 024.37236556

– Email: ttptdt@hanoi.vss.gov.vn

Bên cạnh đó, người dân khi có nhu cầu muốn liên hệ trực tiếp với các phòng ban để được trao đổi trực tiếp vấn đề của mình, có thể bấm tới các số được quy định riêng cho từng phòng như sau:

  • Phòng Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: từ 2004 – 2014
  • Phòng Cấp Sổ, thẻ: 9020 – 9030
  • Phòng Chế độ BHXH: từ 8017 – 8031
  • Phòng Quản lý thu: 6018 – 6034
  • Phòng Giám định BHYT 1: từ 4012 – 4031
  • Phòng Giám định BHYT 2: 7007 – 7038
  • Phòng Kế hoạch – Tài chính (Kế toán): từ số 3008 – 3025

– Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội tọa lạc tại: Số 15 Phố Cầu Đơ, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Địa chỉ trung tâm bảo hiểm xã hội của thành phố Hà Nội trên Gooogle Maps:

>>> Tư vấn miễn phí điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu sớm. Gọi ngay 1900.6174

Số tài khoản Bảo hiểm xã hội của Thành phố Hà Nội

Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội

Kho bạc Nhà nước quận Hà Đông: 3743.0.1056709.92008 (lưu ý chỉ dành cho các đơn vị Hành chính sự nghiệp có tài khoản Ngân sách tại Kho bạc Nhà nước)

– Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Bắc Hà Nội: 1440 202 901 015

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Thanh Xuân: 22.210.009.801.012

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Sở Giao dịch: 0011.000.666.668

Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) – Chi nhánh Chương Dương: 901.015.000.008

Ngân hàng TMCP Quân đội ( MBBank) – Sở Giao Dịch 1: 0021.105.349.006

Lưu ý rằng: Khi thực hiện việc nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN trong nội dung cần ghi rõ nội dung cụ thể: Mã đơn vị – Mã số thuế – Tên của đơn vị – Diễn giải. Trường hợp đơn vị lập một chứng từ nộp tiền cho nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải ghi rõ số tiền nộp cho từng mã đơn vị.

>>> Tư vấn miễn phí về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Gọi ngay 1900.6174

Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Thành phố Hà Nội

Các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương trực thuộc sự quản lý của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội được thành lập ở mỗi một quận, huyện để người dân ở mỗi nơi đều có cơ hội được tham gia và hưởng quyền lợi của mình liên quan đến các vấn đề BHXH, BHYT…

Sau đây là các cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện tại Thành phố Hà Nội: 

  • BHXH quận Hà Đông: Số 164 đường Lê Lợi, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Ba Đình: Số 142A phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Thanh Xuân: E14 Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Hai Bà Trưng: Số 6, ngõ 167 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Bắc Từ Liêm: Tòa nhà CT5A phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Nam Từ Liêm: Số 12 đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Cầu Giấy: Số 6 Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Đống Đa: Số 44 phố Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Hoàng Mai: Số 3, ngõ 4 phố Bùi Huy Bích, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Hoàn Kiếm: Số 9D, phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Tây Hồ: Khu nội chính, ngõ 173 đường Lạc Long Quân, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
  • BHXH quận Long Biên: Lô HH03, Khu đô thị mới Việt Hưng, phường Giang Biên, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Gia Lâm: Số 2 đường Cổ Bi, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Mê Linh: Khu Trung tâm Hành chính huyện, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Thanh Trì: Ngõ 673 đường Ngọc Hồi, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Chương Mỹ: 118 Bình Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Quốc Oai: Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Đông Anh: Đường Cao Lỗ, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Ba Vì: Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Phúc Thọ: Cụm 8, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Đan Phượng: Khu xuất khẩu Song Phương, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Hoài Đức: UBND huyện Hoài Đức, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Mỹ Đức: TT Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Phú Xuyên: Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Thường Tín: Đường Trần Phú, thị trấn Thường Tín, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Ứng Hòa: Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Thạch Thất: Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Thanh Oai: Số 103 thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội
  • BHXH huyện Sóc Sơn tọa lạc tại: Số 9 đường Đa Phúc, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
  • BHXH thị xã Sơn Tây có địa chỉ tại: Khu Công nghiệp, đường La Thành, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

Các cơ quan sẽ có khung giờ làm việc cố định từ thứ hai đến thứ sáu, tuân theo quy định Nhà nước theo giờ hành chính và vào các ngày nghỉ lễ theo luật định sẽ không làm việc và tiếp nhận yêu cầu của người dân

  • Buổi sáng: 8h-12h
  • Buổi chiều: 14h-17h

 bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ha-noi-2

>>> Tư vấn miễn phí về bảo hiểm xã hội rút 1 lần tại TP Hà Nội. Gọi ngay 1900.6174

Vị trí, chức năng của BHXH Thành phố Hà Nội

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 về vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, như vậy có thể xác định tại đơn vị Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội như sau:

– Về vị trí: Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại Thành phố Hà Nội; chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Về chức năng: Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có chức năng giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; Tổ chức thu, chi chế độ BHTN; Quản lý và sử dụng các quỹ như BHXH, BHTN, BHYT; Thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT và kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng biệt.

Trên đây là những thông tin về vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin hay có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề khác, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài hỗ trợ 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng nhất.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Gọi ngay 1900.6174

Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Thành phố Hà Nội

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định cụ thể về quyền hạn cũng như nhiệm vụ của một đơn vị BHXH tỉnh. Đối với cấp cơ quan này sẽ mang một trọng trách lớn hơn từ đó mà nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội được quy định một cách chặt chẽ, lớn lao hơn bởi Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội được xem là một cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố thuộc trung ương. Một số quy định được kể đến như sau:

– Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

– Chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan để xây dựng, tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch lãnh đạo thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT…

– Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.

– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định như Xác định, khai thác, phát triển, quản lý người tham gia và hưởng BHXH, BHTN, BHYT; Quản lý hệ thống tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn; Cấp, quản lý mã số BHXH; cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định;…

– Phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn xây dựng nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc, đồng thời tham gia thẩm định và tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc. Tham gia đấu thầu thuốc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng bảo BHXH, BHTN, BHYT

– Tổ chức thực hiện các hoạt động: đối thoại chính sách, tư vấn, giải đáp chính sách tại địa phương; xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT; khảo sát, đo lường sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng Giám đốc giao và theo quy định của pháp luật.

Vừa rồi chúng tôi đã nêu cơ sở pháp lý quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh trên toàn quốc nói chung và Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội nói riêng phải tuân theo thông qua một số điều khoản. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin hay có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề khác, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài hỗ trợ tư vấn luật Thiên Mã 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng nhất.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về tai nạn lao động. Gọi ngay 1900.6174

Nội dung tư vấn của bảo hiểm thành phố Hà Nội

Sau đây là các nội dung mà bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có thể giải đáp, tư vấn và hỗ trợ thực hiện đối với yêu cầu của quý khách hàng liên quan đến các vấn đề về BHXH:

– Tư vấn các vấn đề pháp lý, quy định pháp luật liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN như mức đóng như thế nào, cách thức đóng, điều kiện để được tham gia các chế độ trong lúc đang làm việc hoặc đã thôi việc hoặc người bình thường không tham gia lao động…

– Đối với BHYT, đưa đến khách hàng những thông tin về quy định mức đóng tiền, điều kiện cũng như mức được hưởng BHYT, quy định pháp luật về những trường hợp trái tuyến, vượt tuyến, không đúng tuyến…

– Tư vấn giải đáp thắc mắc cũng như hỗ trợ người tham gia làm hồ sơ, thủ tục trong lĩnh vực BHXH, ngoài ra, hướng dẫn người dân tiếp cận với các hình thức đăng ký, nộp đơn thông qua ứng dụng hay trang web chính thống về BHXH của cơ quan Nhà nước

– Thông tin đến khách hàng về các vấn đề liên quan đến các quy định về xử phạt trong lĩnh vực BHXH nếu có vi phạm, cụ thể như Hành vi vi phạm, mức phạt…

– Tư vấn những chế độ hưởng cũng như hỗ trợ giải đáp, đưa ra thông tin giải quyết trong các vấn đề tranh chấp giữa người lao động và các tổ chức kinh tế…

 >>>Liên hệ tổng đài Luật Thiên Mã tư vấn các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Gọi ngay: 1900.6174

Cách thức liên hệ với bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội

Liên quan đến các vấn đề xoay quanh lĩnh vực BHXH, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp hay cần được hỗ trợ trong các thủ tục hành chính, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ tới  bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội để được trao đổi trực tiếp với chuyên viên tư vấn qua các cách sau:

Cách 1: Liên hệ qua số điện thoại của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

  • Bước 1: Chuẩn bị trước nội dung cần trao đổi, đảm bảo đường truyền liên lạc có chất lượng tốt nhất để tránh không bị ngắt quãng.
  • Bước 2: Gọi tới số điện thoại 024.37236556 và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn để được trao đổi với chuyên viên.
  • Bước 3: Trình bày và cùng trao đổi các vấn đề bạn đang quan tâm và thắc mắc với chuyên viên tư vấn.

Cách 2: Liên hệ trực tiếp đến bộ phận 1 cửa  theo địa chỉ: Số 15 Phố Cầu Đơ, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ha-noi

>>>Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chị Ân (Hà Nội) có đặt câu hỏi như sau:

“Hiện tại tôi đã kết thúc hợp đồng làm việc với công ty cũ được 10 ngày, do muốn nghỉ ngơi trước khi bắt đầu tìm kiếm công việc mới, tôi dự định làm hồ sơ để nhận trợ cấp thất nghiệp. Các chuyên viên có thể tư vấn cho tôi rõ về những thông tin liên quan đến thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Rất mong nhận được phản hồi!

Trả lời:

Cảm ơn chị Ân đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi, sau đây là thông tin về trình tự thủ tục để chị có thể nhận được mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

Bước 1: Nộp hồ sơ  

Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày mà chị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với công ty cũ, chị cần chuẩn bị hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm các thành phần được nêu tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong đó khoản 2 Điều 16 được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP bao gồm: 

  1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;
  2. Bản chính hay bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao được kèm với bản chính để có thể đối chiếu chính xác thông tin của Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn xác nhận được về việc chị đã chấm dứt hợp đồng với công ty cũ;
  3. Sổ bảo hiểm xã hội chị đang sử dụng.

Sau khi đã chuẩn bị các giấy tờ trên, chị có thể nộp hồ sơ thông qua một trong ba hình thức:

  • Nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi chị muốn nhận trợ cấp thất nghiệp; 
  • Chị cũng có thể ủy quyền cho người khác (có thể là người thân…) nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ giúp theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

  • Ngoài ra, một cách thức khác cũng vô cùng thuận tiện đó là nộp qua hình thức online trên trang chủ của cổng Dịch vụ công Quốc gia và làm theo hướng dẫn.

Bước 2: Trả kết quả

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu hồ sơ của chị có đầy đủ những giấy tờ và thông tin kèm với đó là đủ điều kiện nhận trợ cấp theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp nếu không đủ điều kiện hay hồ sơ chưa đạt yêu cầu để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải trả lời bằng văn bản cho chị có thể nắm được thông tin, kịp thời bổ sung đầy đủ.

Bước 3: Tiến hành chi trả trợ cấp thất nghiệp

Tổ chức BHXH sẽ thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho chị trong thời hạn là 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Vừa rồi chúng tôi đã trình bày cụ thể trình tự thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp của chị Ân đã đưa ra, nếu chị còn có thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng 1900.6174 để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ giải đáp.

>>> Hỗ trợ giải đáp về vấn đề liên quan đến Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Anh Nhân (Hà Nội) có câu hỏi cần được giải đáp như sau:

“Tôi hiện đang là công nhân của một xí nghiệp, mặc dù công ty tôi vừa mới đạt được thành tựu về mặt sản xuất, sản lượng bán ra cao do có đầu mối mua bán ổn định, tuy nhiên công ty đã chậm lương của công nhân chúng tôi 3 tháng rồi. Khi hỏi lý do thì công ty chỉ ậm ừ bảo rằng cuối tháng sẽ có nhưng tới nay chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản lương nào. 

Tôi cùng một số người đang có ý định nghỉ việc nhưng lại phân vân vì chúng tôi cũng đã tham gia đóng BHXH ở công ty được 2 năm. Nên tôi muốn hỏi các chuyên viên rằng nếu tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như vậy thì tôi có được hưởng khoản trợ cấp thất nghiệp hay không? Xin cảm ơn!”

Trả lời:

Xin chào anh Nhân, chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi, đối với trường hợp của anh là liên quan đến vấn đề về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và vấn đề về hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Thông thường khi có ý định nghỉ việc, pháp luật yêu cầu người lao động cần phải có thông báo đến với người sử dụng lao động tùy vào trường hợp mà thời gian thông báo trước khi kết thúc hợp đồng cũng sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, đối với trường hợp trên là công ty đã chậm trễ 3 tháng trong việc chi trả lương cho anh, đây đã vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của anh cũng như thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 về những trường hợp mà người lao động có thể không cần báo trước về việc bản thân đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 

Hơn nữa dựa theo Luật Việc làm 2013 thì trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ của Bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, có thể hiểu trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả nhằm để hỗ trợ giải quyết tình trạng thất nghiệp của người lao động. Mà việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của anh với công ty cũng hoàn toàn là hợp pháp.

Vậy nên có thể nhận định, chỉ khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì mới thuộc trường hợp không được nhận trợ cấp thất nghiệp. Còn với anh thì sau khi nghỉ việc tại công ty/xí nghiệp đó, anh có thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không, nếu anh còn có thắc mắc về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.6174 để nhận được lời giải đáp nhanh chóng nhất đến từ các chuyên viên tư vấn.

>>>Xem thêm: Không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp phải làm sao?

Trên đây là toàn bộ thông tin về Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội mà Luật Thiên Mã muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu có thông tin nào chưa rõ và cần hỗ trợ thì hãy gọi điện đến số hotline 1900. 6174 của luật Thiên Mã để nhận được sự tư vấn chi tiết.

(*) Tổng Đài 1900.6174 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900 9068.