action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Tranh chấp đất đai bắt buộc hoà giải không? – Hướng dẫn thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai bắt buộc hoà giải? Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp dân sự, vậy nên điều đầu tiên là pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên khi xảy ra vấn đề, nếu không thể tự thỏa thuận được thì một hay các bên sẽ có yêu cầu lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, liệu bất kỳ vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai thì đều bắt buộc phải hòa giải hay không? Dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ giải đáp mọi vướng mắc về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.

>> Hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng, trọn gói, liên hệ ngay 1900.6174

tranh-chap-dat-dai-bat-buoc-hoa-giai

 

Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

 

> Tranh chấp đất đai hòa giải mấy lần? Liên hệ ngay 1900.6174

Căn cứ theo Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về nội dung hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục này được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp.

Theo đó, do đây liên quan đến quan hệ dân sự, vì thế Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải, tự thỏa thuận cùng nhau để giải quyết vấn đề. Hoặc trong trường hợp các bên mong muốn giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cơ sở (thông qua hòa giải viên). Có thể thấy Nhà nước tôn trọng quyết định của các bên để đạt được đúng với mong muốn về quyền lợi hợp pháp đôi bên, cũng như họ có thể dừng việc khởi kiện, yêu cầu giải quyết nếu như không muốn hoặc tự thỏa thuận được với nhau.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rằng giữa các bên nếu tranh chấp đất đai hòa giải không thành thì lúc này có thể gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch UBND cấp xã sẽ là người có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai; còn có kết hợp với các cơ quan liên ngành có liên quan đến vụ việc tiến hành họp để đưa ra ý kiến giải quyết.
Sau khi thực hiện xong thủ tục hòa giải mà kết quả là hòa giải thành công hoặc không thành thì đều cần được xác lập bằng văn bản có chứng nhận của UBND cấp xã nơi có thẩm quyền về đất đai có tranh chấp kèm với đó là chữ ký của các bên tham gia hòa giải. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp mà sẽ có sự thay đổi về cơ quan xem xét và giải quyết như có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới…

Trên đây là giải đáp của luật sư về các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

Tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải không?

 

> Giải đáp chi tiết về cơ quan có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174 

Thông qua sự tìm hiểu sơ lược về việc hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013, có thể nhận ra các cuộc tranh chấp đều được Nhà nước yêu cầu cần được hòa giải. Thực hiện việc hòa giải này Nhà nước có 2 hướng: để các bên có thể tự lựa chọn đó là thỏa thuận theo tự nguyện (khi khuyến khích các bên tự thỏa thuận, giải quyết với nhau về vấn đề tranh chấp) hoặc yêu cầu thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc (khi các bên hòa giải không được thì phải nộp đơn đến UBND cấp xã để được giải quyết hòa giải theo quy định pháp luật).

Ngoài ra, căn cứ dựa theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định đối với tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Hoặc đối với các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất thì pháp luật không yêu cầu việc thực hiện hòa giải giữa các bên phải áp dụng theo quy định của Luật đất đai mà các bên sẽ phải tự thỏa thuận, thương lượng với nhau hoặc nếu muốn có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

Qua đó có thể kết luận rằng, mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc thực hiện hòa giải, dù là tự nguyện, thông qua hòa giải cơ sở bởi hòa giải viên hay thông qua giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã khi các bên không hòa giải được. Đôi khi thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai còn là điều kiện quan trọng quyết định việc các bên tranh chấp có quyền được gửi đơn yêu cầu/đơn khởi kiện không.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi tranh chấp đất đai bắt buộc hoà giải không? Nếu bạn chưa hiểu rõ hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

tranh-chap-dat-dai-bat-buoc-hoa-giai-khong

Những tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải là gì?

 

> Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai là bao lâu? Gọi ngay 1900.6174

Một số vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai được pháp luật quy định nếu không thông qua thủ tục hòa giải thì các bên có xảy ra tranh chấp sẽ không có quyền gửi đơn khởi kiện/đơn yêu cầu cho các cơ quan thẩm quyền giải quyết hoặc nếu nộp thì sẽ bị các cơ quan này từ chối, không tiếp nhận thụ lý.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP về các trường hợp chưa có đủ điều kiện để khởi kiện như liên quan đến tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013.

Như vậy, theo sự hướng dẫn khá rõ của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, chỉ những tranh chấp đất đai liên quan đến việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đang xảy ra tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì mới bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã tháo gỡ được vướng mắc về những tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải. Nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai, hoà giải tranh chấp đất đai xin vui lòng gọi trực tiếp tới đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu khinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm khi xây nhà

Những tranh chấp đất đai không bắt buộc phải hòa giải

 

> Những tranh chấp đất đai nào phải hòa giải tại UBND cấp xã, gọi ngay 1900.6174

Bên cạnh những trường hợp tranh chấp đất đai được pháp luật yêu cầu hòa giải là một trong những điều kiện để các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện vụ án thì vẫn còn có một số loại tranh chấp liên quan đến đất đai như giao dịch mua bán nhà đất, khi ly hôn vợ chồng tranh chấp việc chia tài sản là quyền sử dụng đất,…

Cơ sở pháp lý để áp dụng vào vấn đề những tranh chấp đất đai không phải bắt buộc hòa giải được quy định theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết trên.

Mọi thắc mắc của bạn về những loại tranh chấp đất đai nào không bắt buộc phải hoà giải, vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn giải đáp một cách nhanh chóng!

Tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải, thủ tục giải quyết tiến hành như thế nào?

 

> Hướng dẫn thủ tục hoà giải trường hợp tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải từ A-Z MIỄN PHÍ, liên hệ ngay 1900.6174

Đối với trường hợp hai bên tự thỏa thuận hòa giải tranh chấp đất đai được với nhau thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền công nhận và được xác lập thành văn bản. Còn đối với trường hợp tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải khi các bên không tự hòa giải được thì các bên cần chuẩn bị dựa theo trình tự được quy định bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Đưa ra đề nghị hòa giải

Những bên liên quan cần đưa ra đề nghị hòa giải bằng văn bản và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2: Giải quyết yêu cầu về tranh chấp đất đai

Khi nhận được đơn yêu cầu của một hoặc các bên có liên quan đến tranh chấp đất đai, UBND cấp xã sẽ là cơ quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Tiến hành việc thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

+ Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm Chủ tịch hội đồng, đại diện các tập thể khu vực… để tiến hành thủ tục hòa giải.

+ Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Và việc hòa giải này chỉ được tiến hành nếu các bên tranh chấp đều có mặt đầy đủ. Trường hợp một trong các bên vắng mặt đến lần thứ hai thì xem như việc hòa giải không thành.

Thời hạn tham gia thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã cần được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 3: Lập biên bản

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, nội dung biên bản được quy định cụ thể theo khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm có: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; Thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung về tranh chấp; ý kiến của hội đồng; những nội dung mà các bên thỏa thuận hòa giải hoặc hòa giải không thành.

Lưu ý:

Những người không liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp không nên tham gia nhiều vào trong việc giải quyết tranh chấp, bởi một điều quan trọng là các bên tranh chấp cần được tạo cơ hội trình bày ý kiến và được lắng nghe đầy đủ ý kiến của mình.

Biên bản của tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Bước 4: Trường hợp có ý kiến bổ sung

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải có ý kiến bằng văn bản khác đối với những nội dung đã được thông qua trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã sẽ chịu trách nhiệm tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải nhằm xem xét, giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã sẽ gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục tiến hành hòa giải đối với tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ giải đáp một cách chi tiết nhất!

>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai với UBND xã – Luật Thiên Mã

 

tranh-chap-dat-dai-bat-buoc-hoa-giai-thu-tuc-giai-quyet

Tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải, trường hợp hòa giải thành và không thành được giải quyết như thế nào?

 

> Giải đáp chi tiết về các tranh chấp đất đai bắt buộc phải hòa giải cơ sở, gọi ngay 1900.6174

Dựa trên ý chí của các bên trong vụ việc tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải, có thể là vì cảm thấy chưa đạt được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hay đối phương đang quá đề cao quyền lợi của mình mà khiến cho đôi bên không thể tự thỏa thuận và giải quyết cùng nhau.

Khi thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai sẽ có hai trường hợp dẫn đến kết quả khác nhau:

Đã thành công hòa giải tranh chấp đất đai giữa các bên

Lúc này UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp tiến hành thủ tục hòa giải phải công nhận và gửi văn bản hòa giải thành cho Phòng tài nguyên môi trường nếu tranh chấp có chủ thể là giữa những hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng dân cư với nhau. Hoặc sẽ gửi cho Sở Tài nguyên và môi trường đối với những trường hợp khác như một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sau khi đã có văn bản công nhận từ UBND cấp xã hay Sở tài nguyên môi trường hay Bộ Tài nguyên và môi trường. Kết hợp với đó là những cơ quan ban ngành cùng cấp cùng có trách nhiệm đối với việc công nhận và đổi với với thông tin sau khi các bên đã thỏa thuận.

Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc có hòa giải thành nhưng một hoặc các bên có ý kiến thay đổi thì UBND cấp xã sẽ phải lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành.

Sau khi hòa giải không thành, người có yêu cầu có quyền nộp đơn yêu cầu hay khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp (ví dụ như liên quan bất động sản mà đất có giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh quyền sở hữu được quy định theo Điều 100 Luật đất đai 2013)

Hoặc đối với trường hợp đất không có giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh sở hữu theo Điều 100 Luật đất đai 2013 – xác định chủ đất lúc này sẽ nắm quyền, như vậy người có yêu cầu có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án hoặc nộp đơn yêu cầu tới UBND cấp huyện, cấp tỉnh để xử lý theo quy định pháp luật.

Mọi vướng mắc của bạn liên quan đến tranh chấp đất đai xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của Luật Thiên Mã 1900.6174. Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp nhanh chóng và trọn vẹn nhất.

Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Thiên Mã liên quan đến tranh chấp đất đai bắt buộc hòa giải. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về các trường hợp tranh chấp bắt buộc hòa giải và hướng giải quyết trường hợp hòa giải thành, hòa giải không thành. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất từ các luật sư của chúng tôi!