Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai với UBND xã – Luật Thiên Mã

Tranh chấp đất đai với UBND xã được giải quyết theo trình tự thủ tục như nào là đúng pháp luật? Bạn đang là người sở hữu đất những gặp phải vấn đề về những quy định hành chính ban hành ảnh hưởng đến quyền lợi đất đai của mình? Bạn đang gặp phải những tranh chấp đất đai giữa các bên nhưng chưa biết các giải quyết thế nào? Luật Thiên Mã chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn quy trình giải quyết tranh chấp đất đai ở xã nhanh gọn, đúng chuẩn pháp luật mà bạn nên áp dụng. 

Tranh chấp đất đai với UBND xã là gì?

tranh-chap-dat-dai-voi-hang-

– Tranh chấp đất đai là việc các bên có mối liên quan tranh chấp nhau về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất (Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

– Tranh chấp đất đai ở xã được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa cá nhân và ubnd xã. Đó có thể là do những quyết định ban hành hành chính của xã không hợp lý, trái với các quy định của pháp luật về Luật Đất đai ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức gây nên những tranh chấp. tranh chấp đất đai với ubnd xã

– Tranh chấp đất đai ở xã được hiểu là tranh chấp giữa người sử dụng đất đó hợp pháp với cá nhân, Nhà nước về vấn đề bồi thường hoặc tranh chấp giữa những người có sử dụng chung mảnh đất đó với nhau. Các vấn đề tranh chấp thường là:

  • Quyền sử dụng đất
  • Tài sản gắn liền với đất
  • Mục đích sử dụng đất
  • Quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
  • Ranh giới đất giữa các bên tranh chấp đất đai với ubnd xã

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai với UBND xã

tranh chấp đất đai ở xã

Tranh chấp đất đai ở xã nói riêng và tranh chấp đất đai nói chung đều được xem là những vấn đề tranh chấp phức tạp và thường rất khó để đôi bên có thể giải quyết dứt điểm thỏa đáng. Chính vì vậy người sử dụng đất, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất thường KHIẾU NẠI hoặc KHỞI KIỆN đối tượng còn lại để lấy công bằng cho mình. Điều này đã được quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013 về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu sử dụng đất. Vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai ở xã bao gồm những bước nào? tranh chấp đất đai với ubnd xã

Khiếu nại

Theo Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc khiếu nại giữa cá nhân và ubnd xã được thực hiện như sau: tranh chấp đất đai với ubnd xã

1, Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi của ubnd xã là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân đó thừ người khiếu nại sẽ khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa đối với đối tượng đã đưa ra quyết định hành chính thi hành vụ việc đó (Luật tố tụng hành chính).

2. Nếu trường hợp lần đầu không được giải quyết hoặc chưa đồng tình với quyết định giải quyết đó thì cá nhân sở hữu đất tiếp tục kiện lần 2 lên Thủ trưởng cấp trên của người có thẩm quyền giải quyết lần đầu tại Tòa án.

3. Nếu chủ sở hữu đất không đồng ý với quyết định giải quyết lần 2 hoặc đã hết thời hạn mà không được giải quyết theo như pháp luật thì có thể tiếp tục kiện trực tiếp ra Tòa án để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Khởi kiện ra tòa án

Khi tranh chấp đất đai ở xã mà cá nhân chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng hành chính thì thực hiện như sau: tranh chấp đất đai với ubnd xã

Cá nhân khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân (TAND) cấp có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp – TAND cấp huyện (Theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật Tố tụng hành chính). tranh chấp đất đai với ubnd xã

Trong trường hợp người khởi kiện đồng thời nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án có thẩm quyền đồng thời nộp đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì phải phải lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo trước cho Tòa án.

Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai với UBND xã

Luật Thiên Mã xin gửi tới quý khách hàng đang có nhu cầu làm đơn khiếu nại về vấn đề tranh chấp đất đai ở xã mẫu đơn khiếu nại giải quyết như sau. Đây là mẫu đơn khởi kiện khiếu nại áp dụng cho tất cả các trường hợp tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai với UBND xã nói riêng.

 

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày…. tháng…năm…

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: (1) ……

Họ và tên.(2) … Giới tính: Nam/Nữ

Sinh năm: ….

Địa chỉ thường trú (hoặc địa chỉ tạm trú): …

Số CMND/Hộ chiếu/ Căn cước công dân: …. do …. cấp ngày …

Đối tượng bị khiếu nại (3): …

Nội dung vụ việc: (4)

1. Tóm tắt nội dung vụ việc: vấn đề đang xảy ra với đất đai từ thời điểm, sự kiện, chủ thể thực hiện …

2. Những quyền và lợi ích hợp pháp đang bị xâm phạm: (thiệt hại đối với các bên) …

3. Chứng minh sự thiệt hại: (đất đai bị xâm lấn, tranh chấp quyền sử dụng…) ….

4. Yêu cầu, kiến nghị: (Thu hồi, hủy bỏ Quyết định hành chính, bồi thường thiệt hại nếu có) …

5. Cam kết của người viết đơn: (5)…

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Trong đó:
(1): Trình bày tên, chức vụ của người có thẩm quyền giải quyết
(2): Trường hợp là cá nhân cần ghi rõ địa chỉ và thông tin cá nhân, nếu là tổ chức phải ghi rõ tên tổ chức, địa chỉ tổ chức, thông tin liên hệ.
(3): Đối tượng khiếu nại vụ việc
(4): Nội dung khiếu nại
(5): Cam kết của người viết đơn về sự thật của vấn đề

tranh chấp đất đai với ubnd xã

Dưới đây là mẫu đơn ví dụ khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai ở xã của một trường hợp cụ thể, quý khách có thể xem qua để nắm được rõ hơn và hiểu hơn về đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất với UBND xã:

————————————————————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI

 

Kính gửi: Ủy Ban Nhân Dân Quận/Huyện …, Thành Phố Hà Nội

Tên tôi là: Đỗ Văn M, đăng ký hộ khẩu thường trú tại đội …., thôn ……, xã …, huyện …, thành phố Hà Nội.

Tôi làm đơn này khiếu nại Kết luận số …./KL-UBND về việc trả lời đơn đề nghị của ông Đỗ Văn M, thôn ….. của UBND xã ….. lập ngày … tháng … năm 20…

Nội dung khiếu nại cụ thể như sau:

Thứ nhất: Gia đình tôi có mua một mảnh đất của Ông Đỗ Văn K (đã mất) và bà Nguyễn Thị X tại: Đội …, thôn …, xã …, huyện …, thành phố Hà Nội vào ngày … tháng … năm 19… (mảnh đất trên có nguồn gốc sử dụng ổn định từ năm 1981). Gia đình chúng tôi sử dụng ổn định, lâu dài không tranh chấp và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước từ đó đến nay theo đúng hướng dẫn của UBND xã …. Do nhà cấp bốn xây dựng đã lâu năm nên thường xuyên dột, kết cấu nhà thiếu bền vững có thể bị đổ, sập bất kỳ khi nào gây nguy hiểm đối với con cháu trong gia đình nên ngày … tháng … năm 20… tôi có bàn bạc với các con để cải tạo lại phần nhà tránh tình trạng dột nát, nguy hiểm kể trên. Tuy nhiên, UBND xã … không cho phép gia đình chúng tôi cải tạo đồng thời yêu cầu gia đình phải ký lại bản hợp đồng thuê mảnh đất trên với UBND xã vào ngày … tháng …năm 20… và yêu cầu gia đình tôi phải nộp phí …000.000 VNĐ/năm (bằng chữ: … triệu đồng). Tuy biết khoản thu này là trái nguyên tắc nhưng gia đình tôi vẫn chấp thuận và đã nộp đầy đủ theo yêu cầu của chính quyền địa phương. tranh chấp đất đai với ubnd xã

Ngày … tháng … năm 20…, Tôi đã làm đơn đề nghị UBND xã … xác minh nguồn gốc sử dụng đất của gia đình và yêu cầu giải trình sự việc cản trở gia đình xây dựng cũng như việc buộc gia đình phải ký lại bản hợp đồng với mảnh đất mà gia đình đã sử dụng ổn định, lâu dài, không tranh chấp từ năm 1997 đến nay.

Ngày … tháng … năm 20…, Gia đình chúng tôi đã nhận được bản kết luận số …/KL/UBND của UBND xã … với nội dung:

Kết luận thứ nhất: Hợp đồng số …/HĐ-UB ngày …/…/20… của UBND xã với ông Đỗ Văn M thuê mặt bằng để kinh doanh dịch vụ là hợp đồng chưa đúng quyền hạn của UBND xã.

Như vậy, UBND xã … đã thừa nhận việc yêu cầu gia đình tôi ký lại hợp đồng với UBND xã là không có căn cứ pháp luật, hợp đồng trên vô hiệu về mặt chủ thể (“UBND xã ký hợp đồng thuê mặt bằng để kinh doanh là chưa đúng quyền hạn”).

Với kết luận này tôi đề nghị UBND huyện ….:

Yêu cầu UBND xã Hủy bỏ hợp đồng số …/HĐ-UB lập ngày …/…/20… ký giữa UBND xã … với Ông Đỗ Văn M;
Yêu cầu UBND xã … hoàn trả số tiền đã thu trái phép của gia đình ông Đỗ Văn M (số tiền : …000.000 VNĐ/năm);
Vì hợp đồng trên là không có hiệu lực nên việc thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng cũng không có giá trị áp dụng cụ thể “Bên thuê mặt bằng chỉ được xây dựng công trình nhà cấp 4, tường gạch chỉ 110mm bỏ trụ, cao không quá 4 m, mái lợp bằng ngói hoặc tấm lợp, không được xây dựng công trình kiên cố và quá diện tích được thuê…”;
Yêu cầu UBND xã không tiến hành việc cản trở hoạt động xây dựng hợp pháp của người dân. Nếu tiến hành việc ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng liên quan đến hoạt động bảo vệ hành lang đê điều phải có quyết định rõ ràng? Trong quyết định phải chỉ rõ gia đình tôi vi phạm quy định định nào? Trong văn bản quy phạm pháp luật nào của nhà nước? Chúng tôi sẵn sàng chấp thuận mọi chủ trương của Đảng và quy định của nhà nước trong lĩnh vực kể trên.
Kết luận thứ hai: Nguồn gốc thửa đất ông Đỗ Văn M đề nghị xác minh tại vị trí bờ hữu kênh … gần đầu Cầu …, thuộc …. thôn …. là đất công nằm trong hành lang bảo vệ đê điều và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài.

Tôi cho rằng kết luận của UBND xã … là hoàn toàn chủ quan, thiếu căn cứ và không dựa trên cơ sở pháp luật. Cụ thể:

Vấn đề thứ nhất: UBND xã … cho rằng đất đã thuê của Ông … là đất công nằm trong hành lang bảo vệ đê điều. Tôi nhận thấy rằng, Theo quy định của Điều 13 Luật Đất đai thì đất đai được phân loại cụ thể thành 03 nhóm đất như sau:
– Đất nông nghiệp;

– Đất phi nông nghiệp;

– Đất nông nghiệp.

Trong Luật Đất đai không có khái niệm pháp lý nào là “đất công”, mà chỉ có đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa…; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ. Các văn bản của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đất đai cũng không có quy định về “đất công”. Như vậy là ngoài các nhóm đất, loại đất đã được phân loại theo quy định của Luật Đất đai , Uỷ ban nhân dân xã … đã tự quy định thêm loại đất mới (đất công) trái với quy định của các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành và có hiệu lực pháp lý thống nhất trên toàn quốc. tranh chấp đất đai với ubnd xã

Đồng thời, UBND xã cũng cho rằng mảnh đất của Ông Đỗ Văn Mìn là đất “nằm trong hành lang bảo vệ đê điều”. Tôi cho rằng điều này là hoàn toàn vô căn cứ, bởi lẽ:

– Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 23, Luật đê điều số 79/2006/QH11 về hành lang bảo vệ đê được quy định như sau:

“a) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;

b) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng”. tranh chấp đất đai với ubnd xã

– Thứ hai, Căn cứ theo Quyết định số 2207/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phân loại, phân cấp đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành ngày 13 tháng 09 năm 2012. Tôi nhận thấy rằng bờ hữu kênh Vân Đình không thuộc hành lang bảo vệ đê điều nên không thể xác định theo cách tính hành lang bảo vệ đê cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II, Cấp III, Cấp IV; Cấp V và đê chuyên dùng.

Như vậy, UBND xã … đã đưa ra kết luận hoàn toàn trái với quy định của pháp luật về đất đai cũng như quy định của luật đê điều. Họ đã hiểu nhầm rằng đất của ông M là “đất công” và đã là “đất công” thì phải do nhà nước quản lý. Đồng thời, họ đưa ra nhận định chủ quan, sai luật rằng đất của Ông M thuộc hành lang bảo vệ đê điều và đương nhiên UBND xã … đã xác định hành lang bảo vệ đê điều hoàn toàn sai vì họ tính từ mép bờ hữu kênh Vân Đình kéo vào 5m để xác định hành lang bảo vệ đê điều mà quên mất rằng bờ hữu kênh Vân đình không nằm trong hành lang bảo vệ đê theo quy định của luật hiện hành.

– Kết luận thứ ba: Không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài.

Về kết luận này gia đình chúng tôi xin có ý kiến như sau:

Theo kết quả xác minh của UBND xã … và dựa trên những tài liệu, chứng cứ cụ thể do gia đình cung cấp, nguồn gốc sử dụng đất của gia đình Ông M đã được xác định cụ thể như sau.

– Năm 1981: Gia đình bà Nguyễn Thị X và Ông Đỗ Văn K (đã mất) cư trú tại Đội …, thôn …, xã …, huyện …, thành phố Hà Nội là gia đình có công với cách mạng (có 01 con là liệt sĩ) nên được UBND xã … tạo điều kiện cho mở quán nước và sinh sống ổn định tại địa chỉ trên. (Căn cứ vào đơn xin mở quán nước của gia đình bà S, có xác nhận đồng ý cho mở quán nước của UBND xã …). Như vậy, nguồn gốc của mảnh đất trên là do UBND xã cho người dân thuê lại để kinh doanh và ở được xác định từ năm 1981. Gia đình chúng tôi có đầy đủ bản gốc để đối chứng với chính quyền địa phương về mục đích, nguồn gốc sử dụng đất tại thời điểm đó (Gửi kèm bản photo đơn xin mở quán nước có xác nhận của UBND xã của gia đình bà Suất).

– Năm 1997: Ngày 20 tháng 04 năm 1997, do tuổi cao, sức yếu Bà Nguyễn Thị X cùng các con đã đồng thuận ký chuyển nhượng đất quán và tài sản trên đất cho Tôi với giá trị …000.000 VNĐ (bằng chữ : …triệu đồng chẵn). (Gửi kèm đơn xin nhượng lại quán và hoa màu của gia đình bà X cho Tôi, có người làm chứng và Biên bản chuyển nhượng đất quán khu vực gần Cầu bầu sát đường 73 giữa bà Nguyễn Thị S và Tôi, có người làm chứng). tranh chấp đất đai với ubnd xã

Tại thời điểm đó: Ngày … tháng … năm 19…theo yêu cầu của UBND xã Tôi buộc phải ký hợp đồng thuê đất mở dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hợp đồng số …HĐ/KT trong thời hạn 05 năm từ ngày 11 tháng 08 năm 1997 đến ngày 10 tháng 08 năm 2002. (Gửi kèm bản hợp đồng số …HĐ/KT được ký UBND xã và Ông M).

Về chuyển nhượng quyền sử dụng đất : Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật đất đai thì: “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do chuyển đi nơi khác hoặc không còn nhu cầu ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Như vậy, người dân có quyền tự do mua bán, chuyển đổi quyền sử dụng đất và hình thức hợp đồng mua bán, chuyển nhượng có thể xác lập bằng giấy tờ viết tay (Theo thông lệ của thời điểm đó, chưa có văn phòng công chứng).

Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2002 gia đình tôi đã tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và đóng thuế sử dụng đất đầy đủ đối với mảnh đất kể trên.

– Năm 2002 đến năm 2012: UBND xã không tiến hành ký hợp đồng và cũng không thu tiền sử dụng đất; Gia đình có nhiều lần làm việc với UBND xã nhưng đều được trả lời là hiện tại không thu tiền đất nữa, gia đình ông cứ sử dụng đến khi nào có chính sách mới của Đảng và nhà nước. tranh chấp đất đai với ubnd xã

– Năm 2012: Tháng 06 năm 2012 UBND xã … thông báo cho gia đình nộp thuế theo biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Loại thuế đất phải nộp là thuế đất ở tại nông thôn. (Gửi kèm theo biên lai thu phí số 007123; ký hiệu HX/2012; mẫu CTT 09B nộp ngày 18 tháng 11 năm 2012)

– Năm 2013: Tháng 06 năm 2012 UBND xã … thông báo cho gia đình nộp thuế theo biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Loại thuế đất phải nộp là thuế đất ở tại nông thôn. (Gửi kèm theo biên lai thu phí số 002664; ký hiệu HX/2012; mẫu CTT 09B nộp ngày 14 tháng 06 năm 2013)

Quan điểm của Gia đình chúng tôi về nguồn gốc sử dụng đất của chúng tôi như sau:

– Theo quy định Luật đất đai do Quốc Hội ban hành ngày 14 tháng 07 năm 1993 (Văn bản này đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại nhưng vẫn có giá trị áp dụng điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh tại thời điểm từ ngày văn bản này có hiệu lực đến hết ngày văn bản này hết hiệu lực). Theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Luật đất đai thì “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”. Đồng thời tại điều 11, Luật đất đai quy định phân đất đai thành 06 loại căn cứ vào mục đích sử dụng đất: “1. Đất nông nghiệp; 2. Đất lâm nghiệp; 3. Đất khu dân cư nông thôn; 4. Đất đô thị; 5.Đất chuyên dùng; 6. Đất chưa sử dụng”. Và theo đó nếu đất do nhà nước giao theo Điều 22 sử dụng vào mục đích khác thì phải trả tiền sử dụng đất cụ thể “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối không phải trả tiền sử dụng đất; nếu được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích khác thì phải trả tiền sử dụng đất, trừ các trường hợp được miễn, giảm theo quy định của Chính phủ”.

– Theo quy định của Luật đất đai thì theo quy định về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

“Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau đây:

1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; tranh chấp đất đai với ubnd xã

2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;”

Như vậy, căn cứ theo luật đất đai về xác định nguồn gốc sử dụng đất thì nguồn gốc sử dụng đất của chúng tôi là hoàn toàn rõ ràng (Sử dụng ổn định, lâu dài từ năm 1981, không tranh chấp) không nằm trong phạm vi quy hoạch (hành lang bảo về đê điều) thì tại sao chính quyền UBND xã … có thể khẳng định là đất của Gia đình tôi không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.

Cùng với hành vi ngăn cấm, đe dọa xử phạt hành chính đối với hoạt động cải tạo và xây dựng nhà của gia đình chúng tôi, UBND xã … căn cứ vào hợp đồng đã ký kết cho rằng gia đình tôi vi phạm thỏa thuận đã ký với xác nhưng sau khi xem xét lại đơn kiến nghị của gia đình chúng tôi UBND xã thừa nhận việc ký hợp đồng cho thuê mặt bằng mới là không đúng chức năng của UBND xã. Đồng thời, UBND xã … đã có hàng loạt các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái luật, cụ thể: Ngày 24 tháng 04 năm 2014 UBND xã … ra công văn số 23/UBND về việc ngừng cấp điện, nước, cấm phương tiện vận chuyển vật liệu và người lao động cho công trình xây dựng vi phạm (Gửi kèm theo đơn công văn số 23/UBND của UBND xã …). Việc cắt điện, nước của UBND xã … vi phạm nghiêm trọng quy chế dân chủ cấp cơ sở, cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình chúng tôi. tranh chấp đất đai với ubnd xã

Với những nhận định, hành vi hành chính, quyết định hành chính trái pháp luật của cán bộ cấp UBND xã … Tôi đề nghị UBND huyện … thành phố Hà Nội xem xét lại toàn bộ nội dung vụ việc, trả lại sự công bằng và hợp pháp cho gia đình tôi. Chúng tôi cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật của nhà nước, chính sách của Đảng. Tôi cam kết những điều kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Gửi kèm toàn bộ tài liệu, chứng cứ đã trình bày trong đơn

Hà Nội, ngày…. . tháng….. .năm 20….

Người khiếu nại

(ký và ghi rõ họ tên)

 

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai với UBND xã của Thiên Mã

>> xem thêm: Dịch vụ thuê luật sư mua bán nhà đất

Công ty luật uy tín tại Việt Nam

Luật Thiên Mã là công ty luật uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động pháp luật. Đội ngũ luật sư của chúng tôi có chuyên môn, trình độ cao, là người am hiểu sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực luật đặc biệt là Luật Đất đai. Đối với dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai ở xã, chúng tôi hỗ trợ khách hàng các nội dung sau: tranh chấp đất đai với ubnd xã

  • Tư vấn soạn đơn khiếu nại gửi UBND xã, Tòa án;
  • Tư vấn, hỗ trợ và tham gia giải quyết tranh chấp đất đai với UBND xã;
  • Tư vấn khởi kiện tranh chấp đất đai nhà ở cho cá nhân, tổ chức;
  • Tư vấn và tham gia giải quyết vấn đề bồi thường và tái định cư nhà ở
  • Chuẩn bị đơn từ, soạn thảo hồ sơ, làm đầy đủ thục tủ cho khách hàng nhanh chóng, đúng luật
  • Luôn có luật sư theo sát vụ việc để giải quyết nhằm đảm bảo được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

 

Trên đây là toàn bộ các nội dung về tranh chấp đất đai ở xã, tranh chấp đất đai với UBND xã. Ngày nay vấn đề tranh chấp đất đai khá phổ biến, nhưng quy trình và thủ tục giải quyết còn khá phức tạp và còn gặp nhiều khó khăn đối với những quý khách hàng chưa am hiểu rõ về pháp luật. Vì vậy nếu bạn đang dính vào những lùm xùm có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của mình trong việc sử dụng đất đai, hãy liên hệ với Thiên Mã để được hỗ trợ tận tình nhanh chóng nhất.