Thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh là vấn đề đang được rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp đến người đọc những thông tin đầy đủ, chính xác nhất quy định của pháp luật về nhận nuôi con nuôi. Nếu trong quá trình tìm hiểu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay hotline: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.
- Luật Hôn Nhân Gia Đình Mới Nhất 2019 Có Những Đổi Mới Nào?
- Chi Phí Thuê Luật Sư Ly Hôn Là Bao Nhiêu? Văn Phòng Luật Sư Ly Hôn Uy Tín?
- Luật Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam Bao Giờ Mới Được Chấp Nhận?
Quy định của pháp luật về người có nhu cầu nhận con nuôi
Để tiến hành các thủ tục pháp lí nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 14, Luật nuôi con nuôi năm 2010 như sau:
- Đầu tiên, người muốn nhận nuôi trẻ phải được Nhà nước công nhận năng lực hành vi dân sự của mình một cách hợp pháp.
- Về độ tuổi, người muốn nhận nuôi con nuôi phải nhiều hơn con nuôi ít nhất là 20 tuổi.
- Người muốn nhận nuôi con nuôi phải đảm bảo tốt các điều kiện về sức khỏe, chỗ ở, kinh tế gia đình, việc làm ổn định để nuôi dạy, chăm sóc trẻ tốt nhất
- Người muốn nhận con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt, không có hành động làm trái với đạo lý và quy định chung của pháp luật
Ngoài ra người nhận con nuôi phải không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong một số hoàn cảnh, cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng mình làm con nuôi của mình; người thân ruột thịt trong gia đình là cô, dì, chú, bác ruột muốn nhận cháu ruột của mình làm con nuôi thì sẽ không cần phải đáp ứng hai yêu cầu về sức khỏe, chỗ ở, kinh tế, việc làm và tư cách đạo đức nêu trên.
>>> Luật sư hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh nhanh chóng nhất? Gọi ngay: 1900.6174
Quy định của pháp luật về người được nhận làm con nuôi
Dựa trên quy định được nêu tại Điều 8, Luật nuôi con nuôi 2010, người được nhận làm con nuôi phải được xét đúng và đủ ở các yêu cầu sau:
- Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi.
- Trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền được đưa ra quyết định có đồng ý nhận cha mẹ nuôi hay không
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi thì chỉ được làm con nuôi của cha dượng, mẹ kế hoặc người thân ruột thịt trong gia đình là: cô, dì, chú, bác, cậu.
- Người được nhận làm con nuôi chỉ được làm con nuôi của duy nhất 1 người đang độc thân hoặc chỉ 1 cặp vợ chồng
Ngoài các quy định trên thì việc nhận nuôi con nuôi cần phải đáp ứng một số quy định sau:
- Trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền quyết định ở với ai
- Trẻ sơ sinh chỉ được nhận nuôi sau khi sinh ít nhất 15 ngày dưới sự đồng ý của cả cha mẹ ruột của con
- Người nhận nuôi phải đưa ra quyết định một cách hoàn toàn tự nguyện, không bị tác động hay ép buộc bởi ai
Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh
Việc nhận nuôi con nuôi có một Luật riêng đã được ban hành năm 2010 yêu cầu tất cả những người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi phải thực hiện đầy đủ trình tự như sau:
Thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ
Người muốn nhận nuôi con nuôi phải thực hiện chuẩn bị một bộ hồ sơ để thực hiện việc giải quyết thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi nộp lên cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Đối với tùy từng trường hợp sẽ do các cơ quan có thẩm quyền đăng ký khác nhau nên cần phải tới đúng cơ quan mới có thể thực hiện.
Giấy tờ quan trọng người nhận con nuôi cần chuẩn bị:
- 1 đơn xin nhận con nuôi theo đúng văn bản mẫu của pháp luật đã quy định.
- Bản sao các giấy tờ chứng minh thân thế như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu. Nếu không có một trong ba loại giấy tờ trên thì người muốn nhận con nuôi phải nộp được giấy tờ khác để chứng minh có giá trị tương đương.
- Điền đầy đủ thông tin vào bản lý lịch thư pháp
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của mình đối với người độc thân và của hai người đối với cặp vợ chồng
- Kết quả khám sức khỏe của người nhận nuôi có đóng dấu của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên
- Giấy kê khai có nêu rõ hoàn cảnh của bản thân, của gia đình, công việc hiện tại, nơi ở hiện nay. Bản kê khai có xác thực của UBND cấp xã nơi người muốn nhận con nuôi thường trú
Hồ sơ người làm con nuôi cần có:
- Giấy khai sinh của trẻ
- Kết quả khám sức khỏe cho trẻ từ tuyến huyện trở lên
- 2 ảnh chụp của trẻ: Một ảnh toàn thân, một ảnh trực diện. Hai ảnh đều phải có thời gian chụp tính đến ngày làm hồ sơ không quá 6 tháng
- Xin giấy chứng nhận, xác thực tình trạng của trẻ trước khi được nhận nuôi là trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi, trẻ có cha mẹ bị mất tích, trẻ được nuôi tại các cơ sở nuôi dưỡng hay trẻ có cha mẹ bị mất kiểm soát năng lực hành vi nhân sự.
Thứ hai: Ủy ban nhân dân cấp xã xử lí hồ sơ
Điều 21, Luật Nuôi con nuôi 2010 đã quy định sau khi người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi hoàn thành đầy đủ hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình có địa chỉ thường trú thì trong vòng 30 ngày Ủy ban nhân dân phải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan.
Thứ ba: hoàn thành nhận nuôi con nuôi
Sau khi kiểm tra hồ sơ của người có mong muốn nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có kết luận về việc hồ sơ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hay không. Nếu không đủ điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi sẽ không được thông qua và người muốn nhận nuôi sẽ nhận được văn bản trả lời có kèm lý do của Ủy ban nhân dân.
Trường hợp hồ sơ trình lên đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thông báo để người nhận nuôi đến đăng ký nuôi con nuôi và cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày những người có liên quan kí xác nhận đồng ý theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi, người muốn nhận con nuôi sẽ được giao nhận con và ghi vào sổ hộ tịch.
>>> Chuyên viên tư vấn thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh? Gọi ngay: 1900.6174
Có được phép nhận trẻ sơ sinh về làm con nuôi không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 21, Luật nuôi con nuôi 2010 cha mẹ đẻ của trẻ chỉ được phép đồng ý trao con làm con nuôi cho người có nhu cầu khi con đã được sinh ra ít nhất là 15 ngày tuổi. Như vậy, người nhận nuôi con nuôi hoàn toàn có thể nhận trẻ sơ sinh về làm con nuôi khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện người nhận nuôi của pháp luật, được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của trẻ và sau khi trẻ sinh ra ít nhất 15 ngày.
Điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ sơ sinh
Không có quá nhiều điều kiện ràng buộc đối với người được nhận nuôi là trẻ sơ sinh. Theo quy định tại khoản 4, điều 21, Luật Nuôi con nuôi 2010 thì chỉ được nhận nuôi trẻ sau khi sinh ít nhất 15 ngày và có sự đồng ý của cả cha mẹ ruột của trẻ.
Luật nuôi con nuôi 2010 tại Điều 8 có đặt ra điều kiện của người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
- Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Ý nghĩa của chế định pháp luật về nuôi con nuôi
Trước hết, Chế định pháp luật nuôi con nuôi đã tạo cơ sở pháp lý xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Qua đó, bảo vệ được lợi ích chính đáng của cả hai bên. Mục đích xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên, hình thành một gia đình thật sự là đặc trưng cơ bản để phân biệt việc nuôi con nuôi với những hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng khác.
Qua việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên mới được đảm bảo và có ý nghĩa. Bởi vì, người được nhận nuôi và cả người nhận nuôi đều không chỉ hướng tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng (những lợi ích về mặt vật chất) mà điều quan trọng và có ý nghĩa hơn đối với họ là thiết lập mối quan hệ gắn bó với nhau.
Ngoài ra, chế định pháp luật về nuôi con nuôi nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp trẻ em được nhận làm con nuôi vì đối tượng được nhận làm con nuôi chủ yếu là trẻ em. Trẻ em là những người còn non nớt về thể chất và tinh thần, chưa có khả năng tự bảo vệ mình, nên cần có sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý
>>> Nhận con nuôi là trẻ sơ sinh có ý nghĩa như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Thứ tự ưu tiên lựa chọn người nhận con nuôi
Khi lựa chọn gia đình nuôi cho trẻ, cần căn cứ vào thứ tự ưu tiên theo quy định pháp luật tại Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010.Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được ưu tiên thực hiện theo thứ tự như sau:
- Ưu tiên những người nhận nuôi có mối quan hệ gia đình, thân thiết với người được nhận nuôi gồm: Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Ưu tiên người nhận nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
- Ưu tiên người nhận nuôi là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Ưu tiên người nhận nuôi là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Cuối cùng nếu không thuộc trường hợp như trên thì mới xét duyệt tới trường hợp người nhận nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh chi tiết, đầy đủ nhất
Lệ phí nhận con nuôi
Mức thu lệ phí nhận con nuôi được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước thì Mức thu lệ phí là: 400.000 đồng/trường hợp.
- Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài đăng ký nhận con nuôi là công dân Việt Nam thì mức thu lệ phí sẽ là: 9.000.000 đồng/trường hợp.
- Đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thì mức thu lệ phí sẽ là: 4.500.000 đồng/trường hợp.
- Đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi thì mức thu lệ phí sẽ là: 4.500.000 đồng/trường hợp.
- Đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức thu lệ phí sẽ là: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
>>> Lệ phí để hoàn thành thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh được quy định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Thẩm quyền đăng ký nhận con nuôi
Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi như sau:
- Khi nhận nuôi trong nước: Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;
- Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi quyết định, Sở Tư pháp cấp tỉnh sẽ đăng ký
- Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Ngoài ra, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi đối với một số cụ thể được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP) như sau:
- Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp mẹ kế hoặc cha dượng nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi; bác, chú, cô, cậu dì ruột nhận cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng mà được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện việc đăng ký việc nuôi con nuôi;
- Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện việc đăng ký việc nuôi con nuôi.
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất chúng tôi cung cấp đến bạn về thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh. Hy vọng những kiến thức về pháp lí trên sẽ hữu ích với bạn trong cuộc sống cũng như công việc. Nếu trong quá trình tìm hiểu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã qua hotline: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Bạn đang xem bài viết “hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh chi tiết, đầy đủ nhất 2020” tại chuyên mục “Luật hôn nhân gia đình”