action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/ Căn cước công dân

Để thực hiện thủ tục ly hôn, người yêu cầu hoặc khởi kiện cần nộp đầy đủ hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền, trong đó, chứng minh nhân dân hay căn cước công dân của cả hai bên là một trong những giấy tờ quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường hợp với lý do như bị mất, cố tình cất giữ, che giấu giấy tờ cá nhân nhằm mục đích cản trở việc ly hôn. Vậy thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư thực hiện như thế nào? Nếu bạn đang gặp trong quá trình ly hôn và gặp phải thắc mắc tương tự, hãy liên hệ ngay với Luật thiên mã của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

thu-tuc-ly-hon-khi-khong-co-chung-minh-thu

Những trường hợp ly hôn khi không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân

>> Tìm hiểu các trường hợp ly hôn khi không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân, gọi ngay 1900.6174

Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê một số nguyên do dẫn tới việc đơn phương không thể cung cấp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân/…) cho Tòa án khi có yêu cầu trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn:

– Do bất cẩn, sơ suất đã làm mất chứng minh nhân dân/căn cước công dân;

– Do bị đối phương giấu đi để gây cản trở và khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn;

– Trong một vụ án ly hôn, bị đơn cố tình không cung cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân của mình để nguyên đơn không thể thực hiện thủ tục ly hôn;

– Các loại giấy tờ tùy thân (trong đó bao gồm cả chứng minh nhân dân/căn cước công dân) của người có yêu cầu ly hôn hoặc bên còn lại đang do tổ chức, cơ quan giữ lại để thực hiện một số thủ tục hành chính có liên quan.

Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình ly hôn, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ mọi lúc để đảm bảo được hỗ trợ giải quyết thủ tục ly hôn nhanh chóng.

Không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân có ly hôn được không?

>> Luật sư tư vấn hồ sơ ly hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Tổng đài của chúng tôi nhận được câu hỏi từ chị Tâm (Đồng Tháp) như sau:

“Năm 2018, tôi và chồng đi đến hôn nhân và có thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chung sống với nhau, chúng tôi phát sinh rất nhiều cãi vã, mâu thuẫn, không tìm được tiếng nói chung. Thậm chí, mỗi khi chồng tôi uống say, tôi còn phải chịu đựng những đòn roi và hành vi bạo lực khác của chồng. Chính vì không hạnh phúc, nay tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi lại kiên quyết không chấp nhận.

Chồng tôi cố tình cất giấu hết những giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu của bản thân nhằm phản đối mong muốn ly hôn của tôi. Vậy cho tôi hỏi khi không có chứng minh nhân dân hay căn cước công dân thì có ly hôn được không, thủ tục cho trường hợp này sẽ thực hiện thế nào? Và quyền nuôi con sau ly hôn của chúng tôi sẽ được phân chia thế nào”

Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trả lời:

Theo Khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định khi đơn phương vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà Tòa án thực hiện hòa giải không thành công, thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có những căn cứ về việc vợ hoặc chồng đã chịu tác động và ảnh hưởng của những hành vi bạo lực gia đình, hoặc bị xâm phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của đối phương khiến cho hôn nhân rơi vào trạng thái trầm trọng, không thể kéo dài việc sống chung, không đạt được mục đích của hôn nhân.

Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định tại Điều 51 rằng: Vợ, chồng hoặc cả hai người cũng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Chính vì thế, theo các quy định kể trên, nếu có đầy đủ các căn cứ về những hành vi bạo lực, về việc bị tổn hại sức khỏe và tinh thần, chị Tâm hoàn toàn có quyền đơn phương thực hiện ly hôn.

– Khi thực hiện thủ tục này, chị cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn đơn phương và liên hệ nộp trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền, cụ thể hồ sơ ly hôn sẽ bao gồm:

+ Bản chính Giấy đăng ký kết hôn;

+ Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;

+ Bản sao chứng thực của một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của hai vợ chồng: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

+ Bản sao chứng thực Giấy khai sinh của con (nếu có);

+ Các tài liệu liên quan đến việc chứng minh tài sản chung của hai vợ chồng;

– Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng chị đang cư trú, làm việc.

– Trong trường hợp chồng chị không có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân thì chị có thể xin xác nhận của công an xã/phường nơi người chồng cư trú để xin xác nhận chồng chị có nhân khẩu thường trú tại địa phương và có thể đi làm lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân theo quy định pháp luật.

– Bên cạnh đó, vì chứng minh nhân dân/căn cước công dân, sổ hổ khẩu của mỗi bên là một trong những giấy tờ quan trọng cần có để nộp lên Tòa án nên chị cũng cần nêu rõ được các lý do trong đơn trình báo về việc chồng mình cố ý giấu, cất giữ giấy tờ tùy thân với Tòa án thì vẫn có thể được thực hiện thủ tục ly hôn.

– Về phân chia quyền nuôi con, nếu ly hôn thuận tình thì hai bên có thể thỏa thuận với nhau để có quyền nuôi con, nếu ly hôn đơn phương và có sự tranh chấp trong quyền nuôi con thì tùy thuộc vào tình huống cụ thể, có khả năng xảy ra các trường hợp sau:

+ Nếu con dưới ba mươi sáu (36) tháng tuổi, người mẹ sẽ nhận được quyền nuôi con (theo nguyên tắc chung), trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng về nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.

+ Nếu con trên ba mươi sáu (36) tháng tuổi, Tòa án sẽ xem xét về các điều kiện: vật chất, tinh thần giữa người bố và người mẹ; từ đó sẽ ưu tiên cho bên có khả năng tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho con giành được quyền nuôi.

+ Điều kiện về vật chất tức cần thỏa mãn các yếu tố về công việc có thu nhập ổn định, có chỗ ở (nhà ở hợp pháp),… Để chứng minh rằng bản thân người mẹ/bố có điều kiện về tài chính hơn so với đối phương thì chị cần cung cấp một số tài liệu có liên quan, chẳng hạn: hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, bảng lương, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất, sở hữu nhà ở,…

+ Điều kiện về tinh thần tức là thỏa mãn các yêu cầu về nhân cách đạo đức của cha/mẹ, có đủ thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con cái, cho con vui chơi, giải trí,…

+ Trường hợp không đồng ý với phán quyết của Tòa án, bên còn lại sẽ có quyền kháng cáo sau mười lăm (15) ngày, đồng thời có thể chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không có đủ điều kiện về vật chất, tinh thần, hoặc không quan tâm hay thậm chí sử dụng các hành vi bạo lực đối với con cái,… để có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.

Như vậy, chị Tâm có thể thực hiện các thủ tục ly hôn và sẽ giành được quyền nuôi con nếu có căn cứ cho những điều đã nêu trên. Nếu bạn cũng gặp phải tình huống tương tự như chị Tâm, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến số 1900.6174 để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

khong-co-chung-minh-thu-co-ly-hon-duoc-khong

Hồ sơ ly hôn khi không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân cần những giấy tờ gì?

>> Tư vấn chuẩn bị hồ sơ ly hôn trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân, liên hệ ngay 1900.6174

Tính đến thời điểm này, có hai hình thức ly hôn là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Sẽ có vài điểm khác biệt giữa thủ tục của từng hình thức ly hôn, nhưng nhìn chung hồ sơ cả hai hình thức này sẽ đều cần một số giấy tờ cơ bản như sau:

– Đơn xin ly hôn (nếu là ly hôn đơn phương) hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (nếu là thuận tình ly hôn) theo mẫu của Tòa án;

– Bản chính Giấy đăng ký kết hôn;

– Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;

– Bản sao chứng thực của một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của hai vợ chồng: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

– Bản sao chứng thực Giấy khai sinh của con (nếu có);

– Các tài liệu liên quan đến việc chứng minh tài sản chung của hai vợ chồng;

Khi một trong hai bên chưa có chứng minh nhân dân/căn cước công dân ngay tại thời điểm nộp đơn thì theo hướng dẫn của từng Tòa án khác nhau sẽ có thể nộp giấy tờ chứng minh khác để thay thế (ví dụ là bản photo của chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác có ảnh). Sau đó các bên sẽ cần thực hiện bổ sung chứng minh nhân dân/căn cước công dân còn thiếu.

Nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị các tài liệu và giấy tờ cho thủ tục ly hôn mà không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hãy nhấc máy gọi ngay 1900.6174 để được kết nối và hỗ trợ bởi đội ngũ tư vấn có chuyên môn vô cùng tận tâm của chúng tôi.

Cách thức thu thập hồ sơ ly hôn khi không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Tổng đài của chúng tôi nhận được câu hỏi từ anh Bách (Hà Nội) như sau:

“Chào luật sư! Vợ chồng tôi kết hôn và về chung sống với nhau từ 2016. Từ đó đến nay, chúng tôi cũng đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, cố gắng hàn gắn nhưng không thành. Nay hai vợ chồng tôi quyết định ly hôn nhưng vợ tôi gần đây đã làm rơi mất chứng minh nhân dân. Theo tôi được biết, hồ sơ ly hôn cần loại giấy tờ này. Cho tôi hỏi có cách nào để giải quyết vấn đề này không? Mong luật sư giải đáp nhanh chóng!”

Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trả lời:

>> Tư vấn thủ tục xin cấp lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân tại cơ quan có thẩm quyền, gọi ngay 1900.6174

Chào anh Bách! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật thiên mã. Đối với vấn đề của anh về hồ sơ thay thế khi không có chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, Luật sư phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:

Đối với trường hợp này, tùy thuộc vào cơ quan Tòa án mà anh đến làm hồ sơ có chấp nhận với việc thay thế giấy tờ khác thay cho chứng minh nhân dân/căn cước công dân hay không.

Nếu có thể sử dụng các giấy tờ khác thay thế chứng minh nhân dân/căn cước công dân

– Bên bị mất chứng minh nhân dân/căn cước công dân có thể sử dụng các giấy tờ pháp lý khác để thay thế và xác định nhân thân của mình như: hộ chiếu, bằng lái xe, sơ yếu lý lịch được xác nhận và công chứng tại địa phương, sổ bảo hiểm y tế,…

– Đồng thời, trong đơn ly hôn, bên thay thế giấy tờ cần phải trình bày lý do tại sao sử dụng giấy tờ thay thế này.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, giấy tờ xác định nhân thân của nguyên đơn (chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/…) đang bị giữ bởi bị đơn thì nguyên đơn cần phải trực tiếp liên hệ với công an cấp huyện/xã để xin được cấp giấy xác nhận nhân thân. Giấy xác nhận nhân thân này có thể sử dụng làm tài liệu để Tòa án thụ lý.

Giấy xác nhận nhân thân được làm theo mẫu sau:

giay-xac-nhan-nhan-than
Giấy xác nhận nhân thân

Lưu ý khi sử dụng giấy xác nhận nhân thân, cần chú ý một số vấn đề quan trọng, cụ thể như sau:

– Giấy xác nhận nhân thân bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan công an nơi người xin xác nhận có hộ khẩu thường trú.;

– Giấy xác nhận nhân thân phải đúng theo thể thức của văn bản hành chính và phải có đầy đủ những thông tin theo yêu cầu về có ảnh đóng dấu giáp lai, họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, lý do xin xác nhận, xác nhận của cơ quan công an..

– Khi sử dụng giấy xác nhận nhân thân bắt buộc phải là bản gốc và có thời hạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận; mọi giấy xác nhận nhân thân là bản sao có công chứng chứng thực cũng sẽ không được sử dụng dù là với mục đích gì.

Nếu không thể sử dụng được các loại giấy tờ thay thế, cần phải xin cấp lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân trong trường hợp bên yêu cầu làm mất.

Đối với trường hợp này, công dân làm mất chứng minh nhân dân/căn cước công dân thì cần phải làm thủ tục xin cấp lại, vì nếu không có các giấy tờ này, Tòa án sẽ không thể xác định nhân thân của các bên.

Thủ tục xin cấp lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân được Tổng đài chúng tôi hướng dẫn theo các bước dưới đây:

– Hồ sơ xin cấp lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 23 của Luật Căn cước công dân năm 2014 đã quy định nếu công dân bị mất thẻ căn cước công dân thì sẽ cần phải làm thủ tục cấp lại. Cụ thể, công dân sẽ thực hiện khai báo qua tờ khai căn cước công dân, đồng thời ngoài việc hoàn thành tờ khai, công dân còn có thể mang theo sổ hộ khẩu và đơn đề nghị cấp lại đến tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 đã có đề cập đến những cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân bao gồm:

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Cơ quan của Bộ Công an;

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Cơ quan của Công an cấp xã,huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh hoặc các đơn vị hành chính tương đương;

+ Ngoài ra có một số trường hợp cơ quan quản lý căn cước công dân có thể là cơ quan tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại chính xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị của công dân.

– Thời hạn xin cấp lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Trước đây, theo quy định thì thời hạn cấp lại căn cước công dân mới sẽ không quá mười lăm (15) ngày nếu các hồ sơ và thủ tục đều hợp lệ. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, nhiều nơi đã áp dụng việc sử dụng căn cước công dân có gắn chip thế nên những thông tin cá nhân của công dân không còn phải phụ thuộc phần lớn vào sổ sách, giấy tờ truyền thống như trước mà đều được lưu tập trung trên hệ thống thông tin điện tử.

Do đó việc xin cấp lại căn cước công dân trong trường hợp bị mất sẽ rút ngắn được thời gian xác minh, kiểm tra thông tin hơn rất nhiều so với trước đây.

Vậy đối với trường hợp mất chứng minh nhân dân/căn cước công dân, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và sự chấp thuận của cơ quan Tòa án, công dân có thể thực hiện xin giấy xác nhận nhân thân theo mẫu trên hoặc xin cấp mới chứng minh nhân dân/căn cước công dân để đảm bảo đầy đủ giấy tờ và hồ sơ trong quá trình hoàn tất thủ tục ly hôn.

Nếu bạn đang có những thắc mắc trong các tình huống tương tự, hãy kết nối ngay đến chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.

thu-tuc-ly-hon-khi-khong-co-chung-minh-thu-can-cuoc-cong-dan
Thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/ căn cước công dân

Thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/căn cước công dân

>> Luật sư hướng dẫn hồ sơ, thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/ căn cước công dân, gọi ngay 1900.6174

Chị Xuân (Hà Tĩnh) có câu hỏi như sau: 

“ Chào luật sư! Tôi là Xuân, hiện đang làm việc và sinh sống tại Hà Tĩnh. Ba năm trước, tôi có kết hôn với chồng hiện tại, tuy nhiên, sau một khoảng thời gian sống chung, tôi phát hiện chồng tôi là người nghiện ngập, phá nát tài sản mà gia đình và cha mẹ hai bên để lại. Tôi cũng đã bế con sang nhà cha mẹ ruột được hơn nửa năm nay.

Thời điểm này, tôi không còn chịu được nữa và muốn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với chồng tôi. Trong hồ sơ ly hôn yêu cầu có chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chồng nhưng tôi lại không có, tôi có liên hệ hỏi nhưng anh ta đều từ chối đưa tôi với rất nhiều lý do. Vậy cho tôi hỏi, tôi muốn làm thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/căn cước công dân của chồng thì có được không và phải làm thế nào để đúng với thủ tục pháp luật?”

Luật sư tư vấn hôn nhân, gia đình trả lời:

Ly hôn khi không có chứng minh nhân dân được xem là một thủ tục ly hôn đặc biệt bởi vì: người có yêu cầu không thể cung cấp đầy đủ hồ sơ cho Tòa án. Từ đó, việc xác minh tính chính xác về vấn đề nhân thân đương sự của Tòa án sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thủ tục ly hôn trong trường hợp này cũng có nhiều khác biệt so với thủ tục ly hôn thông thường, cụ thể các bước như sau:

● Ở bước đầu tiên, cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn khi không có chứng minh nhân dân.

Người có yêu cầu ly hôn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ kèm theo đơn ly hôn để nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Vì không thể cung cấp đầy đủ chứng minh nhân dân/căn cước công dân của một trong hai bên hoặc cả hai cho Tòa án nên người có yêu cầu cần phải làm văn bản trình bày rõ lý do vì sao không thể cung cấp được chứng minh nhân dân/căn cước công dân cho Tòa án như khi thực hiện thủ tục ly hôn thông thường.

Đồng thời, người yêu cầu cũng cần phải cung cấp thêm các giấy tờ các giấy tờ khác có tác dụng xác minh về mặt nhân thân thay cho chứng minh nhân dân/căn cước công dân như đã trình bày ở mục trên.

● Bước thứ hai, thực hiện nộp hồ sơ ly hôn khi không có chứng minh nhân dân.

Sau khi hồ sơ ly hôn của trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân đã được chuẩn bị, thì người có yêu cầu sẽ thực hiện việc nộp đơn ly hôn cho Tòa án. Việc nộp đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể được thực hiện bằng các phương thức như:

+ Nộp gián tiếp bằng cách gửi qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh đến địa chỉ của Tòa án;

+ Nộp trực tiếp bằng cách đến và liên hệ trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền tại nơi người yêu cầu sinh sống và làm việc;

● Bước thứ ba, khi Tòa án thực hiện việc tiếp nhận và thụ lý hồ sơ ly hôn của trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

Trong thời hạn tám (08) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ ly hôn của trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người yêu cầu, các thẩm phán đã được phân công tiếp nhận sẽ ra lần lượt một trong các thông báo sau:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Tiếp theo, ở bước thứ tư, hai bên sẽ phải tham gia các giai đoạn tố tụng khi Tòa án giải quyết ly hôn ở trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân

– Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành một số quy trình như sau để giải quyết vụ án:

+ Tòa án thực hiện tổ chức buổi lấy lời khai của các đương sự. Tại buổi làm việc này, thẩm phán và thư ký Tòa án được phân công phụ trách vụ án sẽ lấy lời khai của đương sự, đồng thời cũng sẽ lấy ý kiến, quan điểm của những người có liên quan về yêu cầu ly hôn của người khởi kiện;

+ Tòa án tiến hành hòa giải và mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ;

+ Tòa án tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ và tài liệu còn thiếu nhằm mục đích làm rõ yêu cầu của người khởi kiện, từ đó có đủ căn cứ để giải quyết vụ án.

● Ở bước cuối cùng, Tòa án sẽ đưa ra vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn từ hai (02) đến sáu (06) tháng kể từ thời điểm thụ lý vụ án, sau khi Tòa án đã hoàn tất đầy đủ các quá trình tố tụng và đồng thời các bên đã đưa ra quan điểm của mình cũng như cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu thì Tòa sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử.

Trường hợp nếu nguyên đơn hay bị đơn không tiện đi lại hoặc điều kiện công việc, cuộc sống không cho phép có quá nhiều thời gian để tham gia giải quyết ly hôn trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền thì có thể thực hiện ủy quyền để Luật sư tiến hành nộp hồ sơ ly hôn và hỗ trợ các thủ tục ly hôn.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề trong việc ly hôn không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân tương tự như câu hỏi mà Luật thiên mã đã tiếp nhận trên đây, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 1900.6174 của chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn hỗ trợ giải quyết thủ tục ly hôn nhanh.

Mẫu đơn ly hôn khi không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chồng/vợ

>> Mẫu đơn ly hôn trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ/chồng mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Đối với trường hợp ly hôn khi không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ hoặc chồng, các bên vẫn sẽ nộp mẫu đơn tương tự như trường hợp ly hôn thông thường, bao gồm hai (02) loại mẫu đơn sau:

– Đơn xin ly hôn thuận tình (thuộc Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự);

– Đơn xin ly hôn đơn phương (thuộc Đơn khởi kiện).

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn ly hôn? Hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất.

Thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/căn cước công dân của chồng/vợ hết bao nhiêu tiền?

>> Liên hệ chuyên viên tư vấn mức án phí, lệ phí của thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/căn cước công dân chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Đối với những thủ tục ly hôn trong trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng thì các mức án phí, lệ phí trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn sẽ không có gì khác biệt so với những thủ tục ly hôn thông thường. Mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí được quy định rõ trong Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành (30/12/206), cụ thể như sau:

– Đối với trường hợp là vụ án tranh chấp hôn nhân không có giá ngạch: Mức thu cho án phí đối với thủ tục sơ thẩm là ba trăm nghìn đồng (300.000.000 VNĐ);

– Đối với trường hợp có yêu cầu giải quyết về hôn nhân và gia đình: Mức thu cho lệ phí sơ thẩm để giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình là ba trăm nghìn đồng (300.000.000 VNĐ);

– Đối với trường hợp vụ án có sự tranh chấp trong hôn nhân có giá ngạch: Mức thu cho án phí ly hôn sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể đương sự có tranh chấp với nhau về tài sản vì sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản mà các bên đương sự có tranh chấp.

Dưới đây là mức giá tham khảo:

– Trường hợp mức giá ngạch từ 60.000.000 đồng trở xuống: Mức thu là 3.000.000 đồng

– Trường hợp mức giá ngạch từ 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Mức thu chiếm 5% tổng giá trị tranh chấp

– Trường hợp mức giá ngạch từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức thu là 20.000.000 đồng + 4% phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

– Trường hợp mức giá ngạch từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Mức thu là 36.000.000 đồng + 3% phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

– Trường hợp mức giá ngạch từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức thu là 72.000.000 đồng + 2% phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

– Trường hợp mức giá ngạch từ trên 4.000.000.000 đồng: Mức thu là 112.000.000 đồng + 0.1% phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

Do đó, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về án phí, lệ phí đối với thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/căn cước công dân, hãy liên hệ ngay tới chúng tôi qua số hotline 1900.6174 ngay để được tư vấn.

Luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/căn cước công dân của chồng/vợ

>> Liên hệ chuyên viên tư vấn hỗ trợ hoàn tất thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/căn cước công dân, gọi ngay 1900.6174

Khi cần phải thực hiện thủ tục ly hôn (dù đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn) trong trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân nhưng chưa rõ cần phải chuẩn bị những gì, thủ tục ra sao và cần chuẩn bị cho những chi phí phát sinh nào, chỉ cần liên hệ đến Luật thiên mã, chúng tôi sẽ hướng dẫn giải quyết tất cả các vấn đề được trình bay ngay dưới đây có liên quan đến thủ tục ly hôn trong trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân tại Tòa án cho quý khách:

– Hỗ trợ, tư vấn vấn đề về soạn thảo đơn ly hôn; hướng dẫn các bên chuẩn bị đầy đủ tài liệu trong hồ sơ ly hôn của trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân để tiến hành nộp lên Tòa án;

– Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý của lĩnh vực hôn nhân và gia đình;

– Hỗ trợ, tư vấn thu thập các chứng cứ, tài liệu còn thiếu trong bộ hồ sơ ly hôn trong trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân;

– Hỗ trợ, tư vấn làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các trường hợp ly hôn đơn phương phải giành quyền nuôi con hay ly hôn đơn phương có sự tranh chấp tài sản giữa các đương sự;

– Hỗ trợ, tư vấn giải quyết thủ tục ly hôn trong trường hợp không có chứng minh nhân dân/căn cước công dân vô cùng thuận tiện, nhanh chóng cho các bên liên quan;

Trên đây là bài viết của Luật thiên mã  về nội dung liên quan đến Thủ tục ly hôn không có chứng minh thư/căn cước công dân. Mọi nhu cầu về tìm hiểu thông tin pháp lý, tư vấn, hỗ trợ soạn thảo mẫu đơn ly hôn, hỗ trợ hoàn tất thủ tục và giải quyết ly hôn, quý khách hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.