Quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Sau một thời gian hoạt động, kinh doanh các doanh nghiệp thường có xu hướng thành lập chi nhánh công ty tại các tỉnh, thành phố để mở rộng quy mô thị trường. Chi nhánh được phép thực hiện tất cả hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết thành lập chi nhánh như thế nào, quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh công ty có điểm gì cần lưu ý. Chia sẻ dưới đây của Luật Thiên Mã sẽ giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Chi nhánh có con dấu riêng và ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh chính là ngành, nghề kinh doanh của công ty.
Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh công ty tại bất kì tỉnh, thành phố nào; địa điểm của chi nhánh có thể cùng tỉnh, thành phố với trụ sở công ty hoặc khác tỉnh, thành phố với trụ sở công ty.
Doanh nghiệp muốn mở chi nhánh tại tỉnh khác cần lưu ý đến thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh cũng như nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh dự định đặt trụ sở.
Thành phần hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
Trước khi tiến hành soạn hồ sơ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần xác định những yếu tố sau:
- Tên chi nhánh:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 tên chi nhánh gồm tên doanh nghiệp và có cụm từ “Chi nhánh” đặt phía trước. Ví dụ: Chi nhánh công ty TNHH X - Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh:
Nghề kinh doanh của chi nhánh chính là ngành, nghề kinh doanh của công ty. Chi nhánh được phép thực hiện toàn bộ hoặc thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp.
Sau khi có các thông tin nêu trên, doanh nghiệp tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh công ty. Hồ sơ gồm có:
– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh theo mẫu quy định tại thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT. Trong thông báo bao gồm các nội dung:- Mã số doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Tên chi nhánh dự định thành lập
- Phạm vi hoạt động của chi nhánh
- Thông tin đăng ký thuế: lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập
- Thông tin về họ, tên, nơi cư trú, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu chi nhánh
- Họ, tên, chữ ký người đại diện pháp luật doanh nghiệp
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao chứng minh thư/ căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của người đứng chi nhánh
Quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh
Quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần hiện nay tại Sở kế hoạch và đầu tư được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp tiến hành soạn hồ sơ thành lập chi nhánh công ty như hướng dẫn của Luật Thiên Mã
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ:
1. Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp truy cập vào trang: dangkykinhdoanh.gov.vn kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Số lượng hồ sơ: Doanh nghiệp chuẩn bị 01 (bộ) theo như hướng dẫn
3. Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập chi nhánh công ty là trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Nhận kết quả
Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ sau đó kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp, nếu hồ sơ không hợp lệ doanh nghiệp tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ như thông báo gửi về hòm thư điện tử của doanh nghiệp.
Bước 4: Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu con dấu
Doanh nghiệp được tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của chi nhánh. Tuy nhiên trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu dấu tới Sở kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở.
Lưu ý sau khi thành lập chi nhánh công ty
Sau khi tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp cần lưu ý tiến hành một số thủ tục sau thành lập như sau:
1. Treo biển tên chi nhánh tại trụ sở chi nhánh.
2. Các thủ tục về thuế: Chi nhánh sau khi thành lập phải nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Thuế môn bài là loại thuế bắt buộc và đóng theo năm, mỗi năm phải kê khai và hạn nộp là ngày 31/01 hàng năm.
3. Về chữ ký số (chữ ký điện tử): Sau khi làm thủ tục về thuế sau khi thành lập, Chú ý nếu chi nhánh đăng ký hạch toán độc lập cần mua token (một dạng usb) và phần mềm chữ ký số để sau này thực hiện nộp các tờ khai thuế bằng chữ ký điện tử.
Trên đây là những tư vấn và lưu ý của Luật Thiên Mã về quy trình, thủ tục thành lập chi nhánh công ty. Thực tế, trong quá trình thực hiện hồ sơ thành lập chi nhánh sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline của Luật Thiên Mã để được hỗ trợ kịp thời, miễn phí. Luật Thiên Mã hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín và nhanh chóng nhất.
– Ánh Ngọc –
Nguồn: luatthienma.com.vn