Vật chứng là gì? Cách phân loại vật chứng như thế nào? Có được trả lại vật chứng hay không?… vật chứng có thể nói là nguồn chứng cứ quan trọng giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết đúng đắn vụ án. Tại bài viết dưới đây Luật Thiên Mã sẽ đi giải đáp cụ thể những vấn đề xoay quanh câu hỏi vật chứng là gì? Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại hãy kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí vật chứng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Vật chứng là gì?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về khái niệm “Vật chứng là gì?“.
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ phạm tội, mang dấu vết của tội phạm, là vật có liên quan đến hành vi phạm tội. Vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng mà thông qua đó cơ quan tiến hành tố tụng có thể chứng minh sự việc hoặc định hướng điều tra vụ án.
Vật chứng được thu thập theo các trình tự và thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Vật chứng chứa đựng các thông tin được xác định là chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Vậy, đặc điểm của vật chứng là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại phần tiếp sau đây.
>>> Xem thêm: Tài sản trí tuệ là gì? Tầm quan trọng của tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Đặc điểm của vật chứng là gì?
Vật chứng mang những đặc điểm cơ bản như sau:
– Vật chứng được tồn tại dưới dạng các vật thể
Vật chứng tồn tại bên ngoài thế giới khách quan có hình dáng, kích cỡ, có thể xác định được. Vật chứng có chưa đựng các thông tin, hình ảnh hoặc sự kiện thực tế xảy ra trong thực tế do đó nó sẽ không thể được thay thế bởi bất cứ thứ gì. Tuy nhiên vật chứng là một dạng vật chất do đó nó thể thể bị tác động từ bên ngoài làm cho thay đổi hình dạng, kích thước hoặc bị đánh tráo, làm giả… làm mất đi giá trị ban đầu.
– Vật chứng chưa đựng cũng như phản ánh những thông tin, sự kiện liên quan đến vụ án
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ phạm tội. CÔng vụ phạm tội là đối tượng vật chất mà người phạm tội sử dụng để tác động lên đối tượng tác động qua đó gây thiệt hại cho khác thể.
Vật chứng là những vật mang dấu vết của tội phạm, đó là những phản án vật chất do tội phạm gây ra được lưu giữ trên nhiều loại đồ vật như quần áo dính máu, cửa tủ mang dấu vân tay… Tuy nhiên không phải hành vi phạm tội nào cũng có dấu vết phạm tội.
Vật chứng là đối tượng của tội phạm, đó là những tài sản hoặc đồ vật bị hành vi phạm tội tác động gây nên sự biến đổi về vị trí, hình dáng, kích thước…
Vật chứng có thể là tiền, những vật chất khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội
– Vật chứng được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo quy trình và thủ tục do pháp luật quy định
Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ do đó nó phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nếu vật chứng được thu thập bởi những chủ thể khác ngoài các chủ thể được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự thì sẽ không được công nhân là chứng cứ hợp pháp.
– Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm
Vật chứng còn được gọi là “nhân chứng câm” là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, chứa đựng những thông tin có tác dụng làm rõ việc phạm tội có xảy ra hay không.
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí vật chứng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Phân loại vật chứng như thế nào?
Có nhiều tiêu chí để thực hiện việc phân loại vật chứng, cụ thể:
Căn cứ vào việc xuất hiện cũng như tham gia của vật chứng vào quá trình xảy ra vụ án có thể chia thành:
– Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội
– Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm
– Vật chứng là những vật được coi là đối tượng của tội phạm
– Vật chứng là tiền hoặc những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội
Căn cứ vào giá trị chứng minh của vật chứng có thể chia thành:
– Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm xảy ra
– Vật chứng có giá trị chứng minh người phạm tội
– Vật chứng có giá trị chứng minh những tình tiết khác liên quan đến vụ án
Căn cứ vào tính năng, tác dụng của vật chứng, có thể chia thành:
– Vật chứng là vũ khí
– Vật chứng là chất độc, chất cháy, chất phóng xạ…
– Vật chứng là các vật thông thường
Căn cứ vào thời gian tồn tại có giá trị sử dụng của vật chứng có thể chia thành:
– Vật chứng thuộc loại mau hỏng
– Vật chứng thuộc loại dễ bị phân hủy
– Vật chứng thuộc loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn…
>>> Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu trúc quan hệ pháp luật
Quy định về bảo quản vật chứng
Quy định về bảo quản vật chứng quy định cụ thể tại Điều 90 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, cụ thể:
Vật chứng phải được bảo quản một cách nguyên vẹn, không để bị mất mát, lẫn lộn hoặc hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng sẽ được thực hiện như sau:
– Vật chứng cần được niêm phong thì phải tiến hành niêm phong ngay sau khi được thu thập.
– Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được đưa đi giám định ngay sau khi thu thập và phải tiến hành chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác
– Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ giao vật chứng đó cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đồ vật hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương nơi có vật chứng để thực hiện bảo quản
– Vật chứng thuộc loại vật chứng mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền để quản lý
– Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố. Còn cơ quan thi hành án dân sự sẽ có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
>>> Vật chứng là gì theo quy định của pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174
Trả lại vật chứng trong vụ án hình sự
Tại điểm b khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về việc trả lại vật chứng như sau: “b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;”
Như vậy nếu vật chứng thuộc sở hữu của người khác hoặc thuộc sự quản lý hợp pháp của người khác mà xét thấy vật chứng không ảnh hướng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc trả lại vật chứng.
>>> Vật chứng là gì? Liên hệ ngay: 1900.6174
Quy định về vật chứng trong vụ án hình sự
Tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định cụ thể về vật chứng như sau: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
Như vậy, để được coi là vật chứng thì phải cần thỏa mãn các điều kiện sau:
– Vật chứng phải là vật, nghĩa là vật chứng phải được tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, có thể cầm được, nắm được và cảm nhận được bằng các giác quan.
– Vật chứng phải có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Nghĩa là nó phải chứa đựng những thông tin liên quan đến vụ án chẳng hạn như công cụ phạm tội, mang dấu vết người phạm tội …
>>> Quy định về vật chứng trong vụ án hình sự? Gọi ngay: 1900.6174
Xử lý vật chứng theo quy định hiện hành
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về việc xử lý vật chứng như sau:
Việc xử lý vật chứng sẽ do Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra. Do Viện kiểm sát quyết định trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố. Do Chánh án Tòa án quyết định trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử. Do Hội đồng xét xử quyết định trường hợp vụ án đã đưa ra xét xử.
Vật chứng sẽ được tiến hành xử lý như sau:
– Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì tiến hành tịch thu nộp ngân sách nhà nước hoặc đem đi tiêu hủy
– Vật chứng là tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có thì tiến hành tịch thu nộp ngân sách nhà nước
– Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì tiến hành tịch thu và tiêu hủy.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí vật chứng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là những thông tin mà Luật Thiên Mã cung cấp đến các bạn về các vấn đề liên quan đến thắc mắc vật chứng là gì. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhất.