action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Những điều cần biết khi mở chi nhánh công ty cổ phần

Những điều cần biết khi mở chi nhánh công ty cổ phần

Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều công ty cổ phần muốn mở rộng quy mô kinh doanh của mình bằng cách mở chi nhánh công ty cổ phần. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hồ sơ gặp phải rất nhiều khó khăn. Dưới đây Luật Thiên Mã sẽ tư vấn cũng như giải đáp các vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Giấy tờ cần có trong hồ sơ mở chi nhánh công ty cổ phần 

Để thực hiện thủ tục mở chi nhánh công ty cổ phần, bạn cần chú ý đến quy định thành lập chi nhánh công ty cổ phần theo Pháp luật Doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Bản sao đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp .

Thứ hai, Bản sao Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh.

Thứ ba, Bản sao Sổ đỏ/ Hợp đồng thuê nhà/ Hợp đồng mượn nhà nơi đặt trụ sở chi nhánh.

Khi tiến hành nộp hồ sơ mở chi nhánh công ty cổ phần đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, hồ sơ sẽ bao gồm:
1. Biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc mở chi nhánh;
2. Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần;
3. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty;
4. Thông báo lập chi nhánh;
5. Thông báo mẫu dấu của chi nhánh;
6. Bản sao Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh;
7. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ mở chi nhánh công ty cổ phần (Trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện mở chi nhánh công ty cổ phần).

Các bước tiến hành mở chi nhánh công ty cổ phần

Khi bạn đã chuẩn bị xong các hồ sơ thủ tục để thực hiện mở chi nhánh công ty cổ phần, nhưng lại băn khoăn không biết cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hồ sơ?

Trình tự nộp hồ sơ mở chi nhánh công ty cổ phần như thế nào? Trong thời gian bao lâu?

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ mở chi nhánh công ty cổ phần: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.

Trình tự thực hiện: 
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.

Lưu ý là trước khi tiến hành nộp hồ sơ, bạn cần phải đăng ký một tài khoản đăng ký kinh doanh trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia. 

Bước 2: Nhận thông báo chấp thuận và tiến hành nộp hồ sơ hợp lệ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.

Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ mà bạn đã tiến hành nộp qua tài khoản đăng ký kèm theo giấy biên nhận nộp hồ sơ và thông báo hồ sơ hợp lệ của Phòng đăng ký kinh doanh.
Sau khi tiến hành nộp hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả.

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ thành lập chi nhánh
Khi đến thời hạn hẹn trả kết quả trên giấy hẹn, bạn đem giấy hẹn đến bộ phận một cửa trả kết quả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập chi nhánh.

Bước 4: Làm con dấu chi nhánh và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể quyết định làm con dấu chi nhánh hoặc không. Nội dung con dấu bao gồm các nội dung như tên chi nhánh, mã số chi nhánh….

Hồ sơ thông báo mẫu dấu:
– Thông báo mẫu dấu chi nhánh doanh nghiệp (Theo mẫu ii-8);
– Giấy ủy quyền và Bản sao chứng thực chứng minh thư người nộp hồ sơ (Trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).

Doanh nghiệp thực hiện thông báo mẫu dấu lên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau khi thông báo hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện đăng tải mẫu dấu chi nhánh doanh nghiệp lên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Những lưu ý trước và sau khi thành lập chi nhánh của công ty cổ phần: 
 – Tên chi nhánh của công ty: Tên chi nhánh được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt và kèm theo tên doanh nghiệp. Ví dụ như: Chi nhánh + tên công ty. 
– Nội dung hoạt động của chi nhánh: Chi nhánh sẽ được quyền đăng ký hoạt động một phần hoặc toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh của công ty mẹ. 

Lưu ý sau thành lập chi nhánh: 

  • Kê khai, nộp lệ phí môn bài: Khi mới hoạt động kinh doanh, chi nhánh có nghĩa vụ kê khai và nộp lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý.
  • Ngày nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.Nếu chi nhánh công ty chưa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày thành lập chi nhánh.- Mức thuế môn bài đối với chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm/chi nhánh đối với chi nhánh thành lập trước ngày 01/07; là 500.000 đồng/năm/chi nhánh đối với chi nhánh thành lập từ ngày 01/07 đến ngày 31/12.- Thông báo về việc đặt in hóa đơn: Chi nhánh công ty cổ phần có thể tự đặt in hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn chung với công ty cổ phần.

    Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thiên Mã về các vấn đề pháp lý thủ tục, trình tự để thực hiện việc mở chi nhánh công ty cổ phần. Trong quá trình tiến hành thực hiện gặp bất kỳ phải vướng mắc liên quan đến thủ tục giải thể chi nhánh công ty, hồ sơ giải thể chi nhánh công ty thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.

– Thùy Linh –
Nguồn: luatthienma.com.vn

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7