action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Được Mở Chi Nhánh Không?

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh theo quy mô cá nhân đơn giản,  do chính cá nhân đó làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân có được mở chi nhánh không

Quyền thành  lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân

>>> Doanh nghiệp tư nhân có được mở chi nhánh không? Câu trả lời là có. <<<

Cũng giống như  các loại hình doanh nghiệp khác như: công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh,.. thì Doanh nghiệp tư nhân cũng co quyền thành lập chi nhánh.

Việc thành lập chi nhánh công ty giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân trở nên dễ dàng, giúp doanh nghiệp tư nhân có khả năng mở rộng quy mô và thị trường của mình.

Vậy cụ thể chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân là gì? Chi nhánh của doanh  nghiệp tư nhân là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tư nhân. Chi nhánh sẽ có chức năng thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Doanh nghiệp tư nhân được quyền thành lập nhiều chi nhánh ở nhiều địa phương khác nhau cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân tại nước ngoài được tiến hành theo quy định của nước đó về điều kiện và thủ tục.

quy định về thành lập chi nhánh
Doanh nghiệp tư nhân có quyền thành lập chi nhánh để mở rộng hoạt động kinh doanh

Ưu điểm chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân

Khác với địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân thể hiện được nhiều lợi thế, ưu điểm trong hoạt động.

  • Thứ nhất: chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân là cầu nối giúp mở rộng hoạt động của doanh nghiệp đi xa hơn, độ phủ sóng trở nên rộng khắp đồng thời khằng định quy mô doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp tư nhân sẽ không còn bị bó buộc trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp nữa.
  • Thứ hai: so với loại hình đơn vị trực thuộc khác của doanh nghiệp như văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh là loại hình có nhiều ưu điểm vượt trội.  Nếu văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp. Nếu địa điểm kinh doanh  chỉ có chức năng là nơi để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể. Thì chi nhánh hội tụ đầy đủ các chức năng đó. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh có thể hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng, thực hiện các giao dịch nhan danh chi nhánh.

>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân 2014

Các lưu ý khi thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân

Khi thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý một số điều kiện như sau:

  • Địa điểm thành lập chi nhánh có thể nằm trong nước hoặc nước ngoài. Một doanh nghiệp tư nhân có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh ở một hoặc nhiều địa phương khác nhau.

Lưu ý: chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, được đặt ở nơi có địa chỉ xác định cụ thể, rõ ràng.

hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Chi nhánh doanh nghiệp tư nhân phải được đặt ở nơi có địa chỉ cụ thể, rõ ràng
  • Tên gọi của chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ cái F, J,Z,W chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh bắt buộc phải kèm theo cụm từ “ Chi nhánh”. Ví dụ Chi nhánh Hà Nội – Công ty Cổ phần đầu tư phát triển  BH.
  • Chi nhánh có quyền được sử dụng con dấu của mình để ký kết các hợp đồng, các giấy tờ nội bộ của mình. Chi nhánh có quyền được sử dụng con dấu kể từ ngày thông báo mẫu dấu được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân

Để đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục thông báo với Cơ qua Đăng ký kinh doanh tại nơi đặt chi nhánh.

Hồ sơ thành lập chi nhánh gồm

  • Thông báo thành lập chi nhánh
  • Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc thành lập chi nhánh
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
  • Sau 03 ngày làm việc, cơ quan Đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Hi vọng bài viết trên các luật sư tư vấn luật doanh nghiệp đã cung cấp thông tin hữu ích về câu hỏi “doanh nghiệp tư nhân có được mở chi nhánh không”? Nếu bạn đang có nhu cầu mở rộng hoạt động và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, đừng ngại ngần lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh.

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7

Luật Sư Tham chiếu: Ông Nguyễn Văn Hùng (Thuộc Đoàn Luật Sư Hà Nội)