Di chúc viết tay không có người làm chứng có hiệu lực không? Trong thực tế, di chúc là một chủ đề mà nhiều người quan tâm và thắc mắc, bởi vì không phải ai cũng biết cách lập một bản di chúc mà pháp luật công nhận để thể hiện ý muốn của mình về việc chuyển nhượng tài sản sau khi họ ra đi. Đã có không ít trường hợp bản di chúc bị tuyên bố vô hiệu do không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. Một trong những hình thức di chúc được pháp luật công nhận là di chúc không có người làm chứng. Tuy nhiên, để mẫu di chúc này có giá trị pháp lý, cần phải tuân thủ một số nội dung quan trọng.
Vậy Di chúc viết tay không có người làm chứng bao gồm những nội dung gì? Điều kiện để di chúc viết tay không có người làm chứng có hiệu lực? Khi đó thì việc phân chia tài sản được diễn ra như thế nào? Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã xin gửi đến quý bạn đọc câu trả lời qua bài viết dưới đây! Để được đảm bảo quyền lợi, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.
>>> Di chúc viết tay không có người làm chứng có hiệu lực không? Gọi ngay: 1900.6174
Di chúc là gì?
Theo quy định chi tiết tại Điều 624 của Bộ Luật Dân sự năm 2015, khái niệm “Di chúc” được định nghĩa như sự biểu lộ ý muốn của một cá nhân để thực hiện việc chuyển nhượng tài sản của mình cho người khác sau khi người đó qua đời.
Theo Điều 627 của Bộ Luật Dân sự năm 2015, di chúc phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể thực hiện việc lập di chúc bằng văn bản, có thể áp dụng hình thức lập di chúc bằng miệng. Di chúc lập thành văn bản phải trình bày một cách cụ thể, mạch lạc và dễ hiểu, nhằm tránh những hiểu lầm hoặc tranh chấp về tình chất thực sự của ý muốn lập di chúc.
Mặc dù văn bản là hình thức ưu tiên để lập di chúc,thế nhưng trong những tình huống mà việc lập di chúc bằng văn bản không thể thực hiện được thì có thể di chúc miệng theo quy định tại Điều 627. Việc này có thể áp dụng trong những trường hợp cấp thiết, ví dụ như khi người lập di chúc đang ở trong tình trạng sức khỏe không cho phép viết văn bản hoặc không có điều kiện để thực hiện việc lập văn bản.
Tuy nhiên, việc lập di chúc bằng miệng cần có sự chứng minh đáng tin cậy, để đảm bảo tính xác thực và rõ ràng của ý muốn lập di chúc. Sự chứng minh này có thể thông qua việc có những người làm chứng hoặc các tài liệu khác để xác nhận ý muốn lập di chúc của người tạo ra.
Có thể thấy rằng việc lập di chúc có hai hình thức chính, đó là lập di chúc bằng miệng hoặc lập di chúc bằng văn bản. Cách thức lựa chọn giữa hai hình thức này dựa trên tình hình cụ thể mà người lập di chúc đang đối diện.Việc lập di chúc bằng văn bản yêu cầu một bước đi quan trọng hơn, đó là việc tạo ra một tài liệu chứa đựng ý muốn của người lập di chúc. Tài liệu này cần phải đáp ứng những yêu cầu chung về nội dung và trình tự theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Thừa kế theo di chúc là gì? Cách phân biệt với thừa kế theo pháp luật
Có được phép lập di chúc viết tay?
Như đã kể ở trên, di chúc gồm 02 hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Trong đó, di chúc bằng văn bản gồm 04 loại, cụ thể được quy định tại Điều 628 Bộ luât Dân sự 2015 như sau:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Đây là hình thức khi người lập di chúc tự mình viết nên tài liệu di chúc mà không có sự tham gia của bất kỳ người nào làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Hình thức này yêu cầu sự tham gia của ít nhất hai người làm chứng trong việc lập tài liệu di chúc. Những người này không chỉ xác nhận sự hiện diện của người lập di chúc và tính xác thực của tài liệu, mà còn có trách nhiệm chứng kiến hành động viết tài liệu di chúc.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng: Khi lựa chọn hình thức này, tài liệu di chúc sẽ được lập tại một cơ quan có thẩm quyền (thường là cơ quan công chứng). Người lập di chúc và những người làm chứng sẽ thực hiện việc này tại cơ quan công chứng để đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của tài liệu.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực: Hình thức này đòi hỏi việc thực hiện tại một cơ quan chứng thực. Cơ quan này sẽ xác minh tài liệu di chúc và chứng thực tài liệu này bằng việc gắn dấu chứng thực và chữ ký của người chứng thực.
Di chúc viết bằng tay được hiểu là di chúc bằng văn bản và chưa được công chứng, chứng thực. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về di chi chúc viết bằng tay.
Do đó, căn cứ vào các quy định hiện hành, ta có thể nhận thấy việc lập di chúc bằng tay là được phép. Vì nó cũng thuộc một trong những loại di chúc có hiệu lực được pháp luật quy định. Di chúc viết tay gồm 02 loại là di chúc viết tay có người làm chứng và di chúc viết tay không có người làm chứng.
>>> Di chúc viết tay không có người làm chứng quy định pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174
Di chúc viết tay không có người làm chứng có hiệu lực không?
Di chúc viết tay không có người làm chứng thuộc một trong những loại di chúc được lập bằng văn bản. Việc lập di chúc này là do người để lại di sản tự nguyện viết. Trong quá trình viết, không có sự chứng nhận, tham gia cùa bất kỳ cá thể nào khác.
Theo quy định của pháo luật, việc lập di chúc viết tay mà không có người làm chứng là được phép. Tuy nhiên, để bản di chúc viết tay không có người làm chứng này có hiệu lực thì cần phải tuân thủ những quy đinh như sau:
- Người lập di chúc phải là người đã đạt độ tuổi thành niên, tức là từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, họ phải có tư duy minh mẫn, sáng suốt để hiểu rõ tầm quan trọng và hậu quả của việc lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vẫn có quyền lập di chúc, tuy nhiên, việc này phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của họ.
- Mọi quyết định lập di chúc cần phải được thực hiện hoàn toàn tự nguyện, không bị cưỡng ép, lừa dối, đe dọa. Người lập di chúc phải tự viết và ký xác nhận vào văn bản di chúc.
- Nội dung bản di chúc phải tuân thủ quy định của pháp luật, không phạm vào điều cấm, trái với đạo đức xã hội.
Theo các quy định trình trên, ta có thể hiểu rằng di chúc không có sự tham gia của người làm chứng thì phải được thể hiện bằng văn bản. Quá trình viết di chúc phải do chính người để lại di sản thực hiện, bởi chỉ khi người đó viết tay thì di chúc mới có giá trị pháp lý.
Sự quan trọng của việc người chủ sở hữu tài sản viết di chúc bằng tay là để tránh khả năng giả mạo và đảm bảo tính xác thực của di chúc, bởi nếu nội dung di chúc được viết bởi người khác hoặc được đánh máy, có thể xuất phát từ người khác, thậm chí người chủ sở hữu tài sản cũng sử dụng máy móc để viết, thì di chúc có thể bị tác động bởi các yếu tố khác và không thể đối kháng được với các người thừa kế khác.
Chính vì vậy, quy định rõ ràng rằng di chúc không có chữ ký của người lập di chúc sẽ không được công nhận, ngay cả khi di chúc đó được viết bằng tay của người chủ sở hữu tài sản. Bởi chữ ký thể hiện sự đồng ý, ủng hộ và chấp thuận, và nếu người lập di chúc viết nhưng không ký tên, có thể ngụ ý rằng bản di chúc đó không phải là tài liệu mà họ thật sự muốn sử dụng để làm di chúc.
Điều này nhấn mạnh mục đích của quy định này là để xác định rõ người có tài sản là người thực sự viết di chúc bằng tay của mình, từ đó tránh khỏi bất kỳ tình huống gian lận nào trong quá trình lập di chúc.
>>> Di chúc viết tay không có người làm chứng có hiệu lực không? Gọi ngay: 1900.6174
Nội dung của di chúc viết tay không có người làm chứng
Nội dung di chúc viết tay không có người làm chứng cần phải được minh bạch, đầy đủ, tuân thủ theo pháp luật. Sau đây là nội dung của di chúc viết tay không người làm chứng và một số lưu ý
Nội dung di chúc viết tay không có người làm chứng
Mẫu di chúc không có người làm chứng, theo quy định, cần phải bao gồm đầy đủ và chi tiết các yếu tố sau:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản: Có thể xác định rõ người, cơ quan hoặc tổ chức mà người lập di chúc muốn chuyển nhượng tài sản cho sau khi họ qua đời. Việc xác định rõ người nhận tài sản giúp tránh những tranh chấp về quyền lợi trong tương lai.
- Di sản để lại và nơi có di sản: Phần này mô tả chi tiết về tài sản mà người lập di chúc muốn chuyển nhượng. Bao gồm đất đai, tiền mặt, tài sản giá trị khác như xe hơi, tài sản văn hóa… Nơi có di sản cụ thể xác định vị trí hoặc nguồn gốc của tài sản.
Ngoài những nội dung quan trọng đã được liệt kê ở trên, di chúc cũng có thể chứa các nội dung khác mà người lập di chúc muốn thể hiện. Những nội dung này có thể là những lời chúc, lời khuyên, hoặc những yêu cầu cụ thể liên quan đến việc chia tài sản hoặc quản lý di sản sau khi người lập di chúc ra đi.
>>> Nội dung di chúc viết tay không có người làm chứng? Gọi ngay: 1900.6174
Những lưu ý khi lập di chúc viết tay không có người làm chứng
Để di chúc được rõ ràng và thể hiện hết những ý muốn của người lập di chúc, di chúc không được viết tắt hoặc sử dụng các ký hiệu không rõ nghĩa, giúp tránh nhầm lẫn hoặc hiểu sai nội dung di chúc.
Khi di chúc bao gồm nhiều trang, mỗi trang cần phải được ghi số thứ tự để duy trì trật tự và dễ dàng theo dõi.
Mỗi trang của bản di chúc cần phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc, nhằm xác định rõ người tạo ra nội dung trang đó.
Khi di chúc có sự tẩy xóa hoặc sửa chữa, người lập di chúc hoặc người làm chứng di chúc trong trường hợp này cần phải ký tên ngay bên cạnh chỗ tẩy xóa hoặc sửa chữa.
Đặc biệt, bản di chúc này phải do tự người để lại di sản viết và có chữ ký xác nhận.
>>> Những lưu ý khi lập di chúc viết tay không có người làm chứng? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu di chúc viết tay không có người làm chứng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …, tại …
Họ và tên tôi là: …
Ngày, tháng, năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân số …, cấp ngày … tháng … năm …, nơi cấp: Công an …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Tôi tự viết bản di chúc này, nhằm chuyển toàn bộ di sản là tài sản của mình cho người được hưởng di sản là tài sản của tôi để lại sau khi tôi qua đời, theo các nội dung sau đây:
Tôi là chủ sở hữu hợp pháp của di sản, tài sản để lại và nơi có tài sản, như sau:
- …
- …
Kèm theo các hồ sơ, giấy tờ, chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản được cơ quan có thẩm quyền cấp, gồm:
- …
- …
Người được hưởng di sản, tài sản tôi để lại, sau khi tôi qua đời là:
Ông/ bà: …
Ngày, tháng, năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân số …, cấp ngày … tháng … năm …, nơi cấp: Công an …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Ông/ bà … là người được hưởng toàn bộ di sản, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của tôi để lại được ghi trong bản di chúc này, do tôi không chuyển tài sản thuộc sở hữu của tôi cho bất cứ người nào khác.
(Trường hợp người để lại di sản có yêu cầu người được hưởng di sản thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung nghĩa vụ).
Bản di chúc này do tôi tự viết, có chữ ký (điểm chỉ) của tôi vào từng trang, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của mình, tôi không sửa đổi hoặc bổ sung thêm nội dung nào khác vào bản di chúc.
Di chúc được lập xong vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …
Di chúc được lập thành … bản, mỗi bản … trang./.
Người lập di chúc
(Chữ ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
>>> Mẫu di chúc viết tay không có người làm chứng? Gọi ngay: 1900.6174
Phân chia tài sản như nào khi di chúc viết tay bị mất, hư hại?
Căn cứ vào Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 quy định, di chúc bị mất, hư hại như sau:
“1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.”
Do đó, nếu di chúc bị thất lạc, mất hay hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di sản và không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện của người đó thì lúc này, việc thừa kế và phân chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo các hàng thừa kế, điều kiện và trình tự hưởng được pháp luật quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, trong thời hiệu yêu cầu chia di sản mà đã chia di sản, nhưng lại tìm thấy di chúc. Khi đó, di sản sẽ được chia lại theo nội dung của bản di chúc nếu có người thừa kế trong di chúc yêu cầu. Điều này thể hiện sự tôn trọng và đảm bảo quyền lợi cho các người thừa kế và người để lại di sản.
>>> Xem thêm: Hủy di chúc trong trường hợp nào? Trình tự hủy bỏ di chúc
Trên đây là toàn bộ thông tin về Di chúc viết tay không có người làm chứng mà Đội ngũ luật sư của Luật Thiên Mã muốn cung cấp cho quý bạn đọc. Trong quá trình theo dõi, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và đầy đủ nhất!
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến tongdaiphapluat.mkt@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.