Đăng ký sáng chế quốc tế

Đăng ký sáng chế quốc tế

Đăng ký sáng chế quốc tế mang lại cho nhà sáng chế và chủ sở hữu của nó nhiều ưu thế cụ thể như: Khả năng cạnh tranh rất cao dựa trên yếu tố công nghệ; khả năng khai thác thị trường nhờ vào tính độc quyền,… Chính vì vậy, việc đăng ký sáng chế là rất cần thiết. Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ cùng mọi người tìm hiểu một số vấn đề về đăng ký sáng chế quốc tế.

Đăng ký sáng chế quốc tế

Sáng chế là gì?

Sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ của Luật Sở Hữu Trí Tuệ. Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” Nói cách khác, sáng chế là những giải pháp kỹ thuật mang tính mới nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật. Có khả năng ứng dụng vào công nghệ đem lại lợi ích.

Trong trường hợp, bạn muốn đưa sáng chế của mình thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì cần đăng ký bảo hộ tại nước đó. Nếu không đăng ký bảo hộ, thật khó lòng bảo vệ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài nếu không may bị đối thủ sao chép hoặc đánh cắp.

Phân loại sáng chế, đăng ký sáng chế quốc tế IPC

Phân loại Bằng sáng chế Quốc tế (IPC, International Patent Classification) là một hệ thống phân loại bằng sáng chế theo cấu trúc cây được xây dựng cập nhật thường xuyên. Các bằng sáng chế từ tất cả các nước ký kết (và từ cả các nước khác) đều được phân loại vào ít nhất một hoặc nhiều mã phân loại mà sáng chế liên.

Mỗi mã phân loại bao gồm các ký tự, ví dụ A01B1/00 dành cho các “dụng cụ cầm tay”. Ký tự đầu tiên là thể hiện các “mục” bao gồm một chữ cái từ A đến H. Tổng cộng có 8 mục như sau.

Tiếp theo là hai chữ số thể hiện “tiểu mục” (ví dụ A01 đại diện “Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, bẫy thú, đánh cá”). Tổng cộng có 20 tiểu mục. Chữ cái tiếp theo thể hiện “hạng mục” (A01B đại diện cho “kỹ thuật làm đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, các bộ phận, chi tiết, hoặc phụ tùng của máy nông nghiệp”). Sau đó là từ 1 đến 3 chữ số thể hiện “hạng mục phụ”, rồi tiếp đến dấu gạch chéo và hai chữ số đại diện cho một “nhóm chính” hay “nhóm phụ”.

Hiện nay IPC đã có phiên bản thứ 8, có hiệu lực từ năm 2006.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Khi đăng ký sáng chế quốc tế người nộp đơn có thể nộp đơn thông qua Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ chính và hai văn phòng đại diện như sau:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hồ sơ đăng ký sáng chế quốc tế

Hồ sơ đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam

  • 03 bản Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng Tiếng Anh;

  • 02 bản mô tả sáng chế bao gồm cả hình vẽ (nếu có);

  • 02 bản yêu cầu bảo hộ sáng chế;

  • Tài liệu khác liên quan (nếu có).

Hình thức đăng ký

Đăng ký sáng chế theo đơn quốc gia (Nộp đơn trực tiếp tại các nước theo Công ước Paris).

Đăng ký sáng chế theo Đơn quốc gia là trực tiếp nộp đơn tại từng quốc gia dự định đăng ký cho sáng chế.

Đơn sẽ được xử lý theo quy định của từng quốc gia.

 Nộp đơn theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam.

Nộp đơn quốc tế: Cần ghi rõ các nước chỉ định bảo hộ sáng chế

Tra cứu quốc tế: Đơn có nguồn gốc Việt Nam được tra cứu tại một trong các cơ quan sở hữu trí tuệ: Áo; Úc; Nga; Hàn Quốc; Thụy Điển; Cơ quan sáng chế châu Âu

Công bố đơn:  Sau khi nhận đơn PCT có nguồn gốc tại Việt Nam được công bố trên công báo của PCT (PCT Gazette). Văn phòng quốc tế thực hiện.

Thẩm định sơ bộ quốc tế: đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong Đơn quốc tế có đáp ứng tiêu chuẩn tính mới trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng theo PCT hay không. Do đó, nước thành viên được chỉ định yêu cầu bảo hộ sáng chế có quyền áp dụng các tiêu chuẩn của một sáng chế theo luật quốc gia của mình có liên quan đến tình trạng kĩ thuật đã biết và các điều kiện khác về khả năng cấp bằng sáng chế để quyết định có chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của đơn hay không.

Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi kết thúc giai đoạn quốc tế, đơn được thẩm định lại theo quy định của từng quốc gia chỉ định bảo hộ.

Phí nộp đơn đăng ký Sáng chế Quốc tế

Phí nộp đơn, phí cấp bằng độc quyền Sáng chế phụ thuộc vào số lượng yêu cầu bảo hộ cũng như tùy thuộc vào từng Quốc gia riêng biệt mà có một mức phí cụ thể riêng.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ theo số: 0936.380.888

 

Trên đây là những thông tin về đăng ký sáng chế quốc tế 2019 do Luật Thiên Mã biên soạn. Bạn độc còn thắc mắc về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề liên quan đến dịch vụ doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi theo hotline 0936.380.888 hoặc để lại thông tin tại mail: lienhe.luatthienma@gmail.com chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Bạn đang xem bài viết “Đăng ký sáng chế quốc tế” tại chuyên mụcdịch vụ bản quyền