action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Của hồi môn là tài sản chung hay riêng? Chia của hồi môn như thế nào?

Của hồi môn là tài sản chung hay riêng? Khi ly hôn, của hồi môn được chia như thế nào? Và thủ tục khởi kiện khi có tranh chấp về tài sản chung là của hồi môn được thực hiện ra sao? Việc phân định đây là tài sản chung hay tài sản riêng cũng là mối băn khoăn của nhiều người. Vì vậy, đội ngũ Luật sư Luật Thiên Mã sẽ giải đáp một cách tận tình, chi tiết nhất những vấn đề vướng mắc nêu trên ngay trong bài viết dưới đây. Trường hợp bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào trong quá trình tìm hiểu, hãy gọi ngay đến số máy 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!

cua-hoi-mon-la-tai-san-chung-hay-rieng
Của hồi môn là tài sản chung hay riêng?

Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng dựa vào đâu?

 

>> Khi nào tài sản được coi là tài sản chung? Gọi ngay 1900.6174 

Khi hai bên tự nguyện đến với nhau và đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ hôn nhân, trong đó có quan hệ nhân thân và tài sản.

Thứ nhất, về cách xác định tài sản chung của vợ chồng

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được xác định cụ thể như sau:

Tài sản do vợ, chồng hoặc cả hai cùng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất và kinh doanh; và hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong quá trình chung sống mà không phải là tài sản riêng của các bên.

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung với nhau, được tặng cho chung, hoặc những tài sản khác mà vợ chồng đã có thỏa thuận thống nhất là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Đối với quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ khi một trong các bên được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, hoặc được tạo ra thông qua các hoạt động giao dịch bằng tài sản riêng của một trong các bên.

Thứ hai, về cách xác định tài sản riêng của vợ chồng

Theo cơ sở pháp lý ở Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng được quy định chi tiết như sau:

– Tài sản riêng của vợ hoặc chồng sẽ bao gồm những tài sản mà các bên có được trước khi đăng ký kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật;

– Tài sản mà một trong các bên được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định của pháp luật;

– Tài sản nhằm phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng, và những tài sản mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng;

– Tài sản được hình thành với nguồn gốc từ tài sản riêng của vợ, chồng, về nguyên tắc cũng được xác định là tài sản riêng của một trong các bên.

Có thể thấy rằng, cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng sẽ dựa vào tiêu chí mang tính tiên quyết đó chính là thời điểm tài sản đó được hình thành trước khi vợ chồng đăng ký kết hôn, hay trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng.

Ngoài ra, việc xác định còn căn cứ vào nguồn gốc của tài sản mà vợ, chồng có được, cụ thể như tài sản đó được thừa kế, tặng cho riêng hay chung, và còn dựa vào nhiều yếu tố khác có liên quan.

Như vậy, với cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng mà Luật sư đã chia sẻ ở trên, các bạn đã phần nào nắm rõ về vấn đề trên theo quy định hiện hành. Trong trường hợp các bạn còn có thắc mắc liên quan đến của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chính xác nhất!

Của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?

 

Chị Phúc (Tiền Giang) có thắc mắc như sau:

“Kính chào Luật sư tư vấn!

Vợ chồng tôi kết hôn được hơn 4 năm nay và sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên, gần đây chúng tôi có nhiều mâu thuẫn và thường xuyên cãi vã nhau. Nhận thấy cả hai không thể tiếp tục chung sống với nhau nữa, chúng tôi đã quyết định việc ly hôn.

Trước khi tôi lấy chồng, cha mẹ ruột có nói sẽ cho tôi 2 cây vàng làm của hồi môn, và đã trao cho tôi trong ngày cưới. Và phần tài sản này cũng là điều mà tôi quan tâm nhất khi vợ chồng đã chấm dứt cuộc hôn nhân. Luật sư cho tôi hỏi của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng? Kính mong Luật sư giải đáp giúp vấn đề này!”.

 

>> Của hồi môn là tài sản chung hay riêng? Liên hệ ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Trước tiên, xin cảm ơn chị Phúc đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài của chúng tôi. Với vướng mắc về việc xác định của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng, Luật sư xin đưa ra lời tư vấn như sau:

Thông thường, sau khi đã kết hôn theo đúng thủ tục luật định, những tài sản mà vợ chồng tạo lập được trong quá trình chung sống là tài sản chung của cả hai. Vậy, của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?

Theo đó, căn cứ tại Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà của hồi môn có thể được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng:

– Thứ nhất, trường hợp của hồi môn được trao tặng cho một trong hai bên vợ, chồng trước khi thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, được xác định là tài sản riêng của vợ chồng;

– Thứ hai, trường hợp của hồi môn được trao tặng cho vợ, chồng sau khi đăng ký kết hôn, hoặc được trao tặng trước khi đăng ký kết hôn, nhưng người cho mong muốn cùng trao cho cả vợ và chồng, và cả hai bên đã thống nhất sáp nhập của hồi môn vào tài sản chung, được xác định là tài sản chung của vợ chồng về mặt pháp luật.

Có thể thấy, theo quy định hiện hành không có sự đề cập rõ của hồi môn được xem là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng, mà chủ yếu căn cứ vào thời điểm người vợ được trao tặng của hồi môn khi nào.

Như thông tin chị Phúc chia sẻ, cha mẹ ruột đã hứa cho chị 2 cây vàng làm của hồi môn, và đã trao tặng trong ngày cưới. Do đó, của hồi môn này được xác định là tài sản riêng của chị, bởi được trao tặng riêng trước thời điểm đăng ký kết hôn theo luật định.

Ngoài ra, khi vợ chồng chị đã quyết định ly hôn và có tranh chấp về của hồi môn này, chị cần chuẩn bị các chứng cứ để giao nộp Tòa án, nhằm chứng minh đây là tài sản riêng của chị.

Trong trường hợp chị Phúc và bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng, hãy liên hệ ngay với đội ngũ Luật sư của chúng tôi qua số máy 1900.6174 để có được lời giải đáp chi tiết nhất!

giai-dap-cua-hoi-mon-la-tai-san-chung-hay-rieng
Giải đáp của hồi môn là tài sản chung hay riêng

Cha mẹ tặng riêng căn nhà làm của hồi môn thì có phải chia tài sản khi ly hôn không?

 

Chị Ngọc (Bình Thuận) có vướng mắc như sau:

“Chào Luật sư! Tôi đang có thắc mắc về việc chia tài sản liên quan đến của hồi môn cần được tư vấn như sau:

Trước khi tôi làm đám cưới, cha mẹ tôi có làm giấy tờ để trao tặng riêng tôi một căn nhà nhỏ để làm của hồi môn sau này. Do chồng tôi hay nhậu nhẹt và không lo tu chí làm ăn dù tôi đã nhiều lần khuyên răn, nên tôi đã nộp đơn đến Tòa án để được giải quyết cho ly hôn.

Tuy nhiên, chồng tôi lại kiên quyết đòi chia đôi căn nhà vì cho rằng đây là tài sản chung mà vợ chồng có được trong quá trình chung sống.

Hiện tại, tôi rất băn khoăn vì không rõ căn nhà này sẽ được giải quyết ra sao khi vợ chồng tôi chấm dứt quan hệ hôn nhân. Cụ thể, tôi xin được hỏi cha mẹ tặng riêng căn nhà làm của hồi môn có phải chia tài sản khi ly hôn không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”.

 

>> Quà được tặng riêng được coi là tài sản chung không? Liên hệ 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Ngọc! Với thắc mắc của chị liên quan đến việc căn nhà được cha mẹ tặng riêng làm của hồi môn có phải chia khi ly hôn hay không, Luật sư đã xem xét và đưa ra lời giải đáp ngay dưới đây:

Đối với của hồi môn là căn nhà có giá trị lớn, trường hợp không may vợ chồng ly hôn, việc giải quyết tài sản này sao cho thấu lý thấm tình cũng là điều mà nhiều người trong cuộc quan tâm.

Theo cơ sở pháp lý ở Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã xác định rõ tài sản riêng là tài sản mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn. Bên cạnh đó, về nguyên tắc để giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, tại khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận như sau:

– Thứ nhất, tài sản riêng của vợ, chồng về nguyên tắc sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ khi đã nhập vào tài sản chung của vợ chồng.

– Thứ hai, nếu có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà một trong các bên có yêu cầu phân chia tài sản, lúc này sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản đã đóng góp vào khối tài sản chung, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Từ những căn cứ pháp lý nêu trên, trường hợp chị Ngọc được cha mẹ làm giấy tờ trao tặng riêng một căn nhà làm của hồi môn trước khi kết hôn, căn nhà này là tài sản riêng của chị, và theo quy định sẽ không bị phân chia khi vợ chồng chị ly hôn.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, chị cần cung cấp cho Tòa án nơi nộp đơn xin ly hôn những giấy tờ mà chị được cha mẹ tặng cho căn nhà, nhằm phục vụ cho quá trình chứng minh đây là tài sản riêng của mình trong thời kỳ hôn nhân.

Thông qua lời giải đáp của Luật sư, nếu chị Ngọc vẫn còn băn khoăn về vấn đề cha mẹ tặng riêng căn nhà làm của hồi môn có phải chia tài sản khi ly hôn không, hoặc cần được tư vấn thêm về cách phân chia của hồi môn khi vợ chồng ly hôn, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số máy 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí, chính xác!

Khi ly hôn của hồi môn được chia như thế nào?

 

Chị Diện (Bình Dương) có câu hỏi như sau:

“Kính chào Luật sư! Tôi có vấn đề mong Luật sư giải đáp giúp như sau:

Do ba mẹ chỉ có một mình tôi là con gái nên luôn dành hết tình yêu thương cho tôi. Trong ngày đám cưới, ba mẹ tôi đã trao tặng cho tôi vàng cưới (gồm một sợi dây chuyền và hai chiếc nhẫn) để làm của hồi môn cho con gái.

Sau gần hơn 04 tháng cưới nhau, vợ chồng tôi ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn dẫn đến thường xuyên cãi nhau, và có lần chồng tôi còn lớn tiếng chửi mắng tôi. Nhận thấy nếu tiếp tục chung sống chỉ khiến cả hai thêm mệt mỏi, nên tôi quyết định làm đơn để xin ly hôn.

Mong Luật sư giải đáp giúp tôi về việc khi ly hôn của hồi môn được chia như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư!”.

 

>> Tư vấn miễn phí cách phân chia tài sản khi ly hôn. Gọi đến 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Diện! Với câu hỏi mà chị gửi đến cho chúng tôi, Luật sư đã tiếp nhận và xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn ở Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận để từ đó thống nhất cách giải quyết tài sản khi ly hôn, trong đó bao gồm cả việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Về nguyên tắc luật định, tài sản riêng của vợ hoặc chồng vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ khi vợ, chồng đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng trong quá trình chung sống.

Nếu các bên không thể thỏa thuận để thống nhất với nhau về việc phân chia tài sản, tài sản chung sẽ được chia đôi, nhưng có tính đến các yếu tố mà pháp luật đặt ra như: Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng; công sức đóng góp của các bên trong quá trình tạo lập khối tài sản chung; yếu tố lỗi của các bên liên quan đến việc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…

Theo thông tin mà chị Diện đã cung cấp, ba mẹ chị đã trao tặng vàng cưới (gồm một sợi dây chuyền và hai chiếc nhẫn) để làm của hồi môn cho chị sau khi kết hôn. Trong trường hợp này, nếu chị có đủ cơ sở, chứng cứ nhằm chứng minh của hồi môn là tài sản riêng do ba mẹ trao tặng riêng trước khi kết hôn, của hồi môn vẫn thuộc sở hữu riêng của chị.

Nếu chị không đủ cơ sở để chứng minh của hồi môn là tài sản riêng, theo quy định của hồi môn sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng. Khi đó, nếu vợ chồng chị ly hôn, của hồi môn này sẽ được Tòa án giải quyết tương tự như cách thức phân chia tài sản chung.

Như vậy, tùy thuộc vào việc người vợ có chứng minh được của hồi môn là tài sản riêng mà mình hay không, mà pháp luật sẽ có những quy định khác nhau để điều chỉnh và giải quyết vấn đề này. Trường hợp chị Diện và các bạn đọc có nhu cầu được tư vấn về việc chồng có quyền đòi chia tài sản là của hồi môn khi ly hôn không, vui lòng liên hệ số máy 1900.6174  để được Luật sư giải đáp kịp thời!

Chồng có quyền đòi chia tài sản là của hồi môn khi ly hôn không?

 

Chị Hồng (Cần Thơ) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư tư vấn!

Trước khi làm đám cưới, tôi đã được cha mẹ và anh chị ruột trao tặng 02 cây vàng làm của hồi môn nhằm có vốn làm ăn sau này. Sau khi kết hôn, chồng tôi lại tiêu xài rất phung phí và tham gia cờ bạc, nên tôi đã phải bán hết 01 cây vàng để trả nợ cho chồng.

Hiện nay, vợ chồng tôi không thể chung sống cùng nhau được nữa, nên chúng tôi đã lựa chọn quyết định ly hôn nhằm giúp cho cả hai có một cuộc sống mới. Và chúng tôi cũng đang có những mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản, do chồng tôi muốn được chia 01 cây vàng còn lại là của hồi môn của tôi.

Như vậy, Luật sư cho phép tôi được hỏi về việc chồng có quyền đòi chia tài sản là của hồi môn khi ly hôn không? Tôi xin được cảm ơn!”.

 

>> Tư vấn miễn phí quy định về việc lấy lại tài sản khi ly hôn. Liên hệ ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chân thành cảm ơn chị Hồng đã tin tưởng và để lại câu hỏi cần được tư vấn cho chúng tôi. Với thắc mắc trên, Luật sư xin gửi đến chị lời giải đáp chi tiết như sau:

Về mặt pháp lý, cụ thể tại khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã xác định rõ tài sản riêng của vợ, chồng sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu của riêng người đó, nên dẫn đến không bị phân chia khi các bên ly hôn. Còn trường hợp của hồi môn là tài sản riêng, nhưng sau đó vợ hoặc chồng đã thỏa thuận thống nhất nhập vào tài sản chung, tài sản này sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Theo thông tin chị Hồng đã cung cấp, trước khi kết hôn, chị được cha mẹ và anh chị ruột trao tặng riêng 02 cây vàng làm của hồi môn sau này, theo quy định của pháp luật đây là tài sản thuộc sở hữu riêng của chị. Do đó, khi ly hôn chồng chị có quyền đòi chia tài sản là của hồi môn nêu trên.

Nếu trong quá trình chung sống, chị đã thực hiện việc nhập tài sản riêng là của hồi môn vào tài sản chung của vợ chồng, sẽ chia đôi theo cơ sở pháp lý ở khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nhưng tính đến các yếu tố như công sức đóng góp của vợ, chồng; bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Như vậy, với thắc mắc mà chị Hồng đặt ra, Luật sư đã đưa ra lời tư vấn chi tiết về việc chồng có quyền đòi chia tài sản là của hồi môn khi ly hôn không. Trong trường hợp chị cần được hỗ trợ về cách để giữ của hồi môn cho riêng mình, đừng ngần ngại gọi ngay đến Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và trọn vẹn nhất!

Làm cách nào để giữ của hồi môn cho riêng mình?

 

Chị Hà (Quảng Ninh) có vướng mắc như sau:

“Chào Luật sư!

Vợ chồng tôi kết hôn đã được gần 02 năm, và thời gian đầu chúng tôi chung sống với nhau rất hạnh phúc. Tuy nhiên, dạo gần đây tôi phát hiện chồng tôi đang ngoại tình với một người phụ nữ khác làm chung công ty, và anh ấy đã chu cấp tiền hàng tuần cho người đó.

Tôi cảm thấy rất buồn vì anh ấy không dùng tiền để chăm lo cho gia đình, mà lại chu cấp cho nhân tình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, và có ý định ly hôn để bản thân có một cuộc sống riêng.

Trước khi tôi kết hôn, bố mẹ đã cho tôi số tiền 50 triệu đồng để làm của hồi môn, và chồng tôi cũng có biết về việc này. Tôi lo rằng khi ly hôn, anh ấy sẽ đòi tôi chia tiền để đưa cho nhân tình.

Vì bố mẹ làm lụng vất vả để có được số tiền này, nên tôi mong muốn được giữ trọn vẹn số tiền trên để trả lại cho bố mẹ. Mong Luật sư giải đáp giúp làm cách nào để giữ của hồi môn cho riêng mình? Tôi xin chân thành cảm ơn!”.

 

>> Làm sao để chứng minh của hồi môn là tài sản riêng? Gọi đến 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Trước tiên, chúng tôi xin cảm ơn chị Hà đã gửi vướng mắc mà mình gặp phải trong đời sống hôn nhân có liên quan đến việc giải quyết tài sản là của hồi môn khi ly hôn. Sau khi nghiên cứu, xem xét, Luật sư xin đưa ra lời tư vấn đến chị như sau:

Như chúng ta đã biết, của hồi môn mang một ý nghĩa rất thiêng liêng về mặt vật chất lẫn tinh thần mà những người thân đã trao tặng cho người vợ trước khi xác lập quan hệ hôn nhân. Do đó, pháp luật luôn có cơ chế bảo đảm về quyền lợi của người được nắm quyền sở hữu loại tài sản này.

Trong đời sống hôn nhân, nếu các bên đã không thể chung sống với nhau và mục đích hôn nhân không đạt được, và dẫn đến ý định ly hôn, việc người vợ được bảo đảm quyền lợi chính đáng đối với quyền sở hữu của hồi môn cũng là điều rất cần thiết. Theo quan điểm riêng của Luật sư, chị Hà có thể giữ của hồi môn cho riêng mình với những cách thức dưới đây:

– Thứ nhất, cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh của hồi môn được bố mẹ trao tặng trước khi vợ chồng đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền;

– Thứ hai, cần chứng minh của hồi môn được bố mẹ trao tặng cho riêng mình, chứ không thể hiện ý chí tặng chung cho cả hai vợ chồng;

– Thứ ba, cần chứng minh của hồi môn chưa được người vợ sáp nhập vào tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

– Thứ tư, người vợ cần tìm cách trao đổi, thỏa thuận với người chồng về việc của hồi môn là tài sản thuộc sở hữu riêng và được người chồng đồng ý xác nhận bằng văn bản.

Như vậy, trên đây là những cách thức cơ bản để chị Hà có thể giữ của hồi môn cho riêng mình một cách hiệu quả và đúng luật. Trong quá trình thực hiện các cách mà Luật sư vừa nêu, nếu chị Hà và các bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào có liên quan, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

tu-van-cua-hoi-mon-la-tai-san-chung-hay-rieng

Thủ tục khởi kiện vụ án ly hôn tranh chấp về tài sản chung là của hồi môn?

 

Chị Đào (Cà Mau) có thắc mắc như sau:

“Dạ chào Luật sư!

Trước khi tôi đăng ký kết hôn với chồng, vì thương con lấy chồng xa và không thể về thăm nhà thường xuyên, nên cha mẹ tôi đã cho tôi của hồi môn với số tiền là 100 triệu đồng cùng với hai chiếc nhẫn cưới.

Trong quá trình chung sống, do cảm thấy không hợp nhau, nên chúng tôi đã sống ly thân trong cùng nhà để chăm lo cho con. Chúng tôi cũng chưa có thỏa thuận nào về việc phân tài sản, vì muốn tập trung lo cho con một cách tốt nhất.

Hiện nay, vợ chồng tôi đã quyết định việc ly hôn, và chồng tôi đòi phân chia của hồi môn vì cho rằng đó là tài sản do vợ chồng cùng tạo lập. Do có tranh chấp về tài sản khi ly hôn, nên Luật sư cho tôi hỏi thủ tục khởi kiện vụ án ly hôn tranh chấp về tài sản chung là của hồi môn được thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư!”.

 

>> Tư vấn trình tự thủ tục khởi kiện vụ án ly hôn phân chia tài sản, liên hệ đến 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Đào! Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi vướng mắc liên quan đến tranh chấp về tài sản chung là của hồi môn khi ly hôn. Luật sư đã tiếp nhận, nghiên cứu và xin đưa ra lời tư vấn như sau:

Do của hồi môn là loại tài sản có giá trị, và một số trường hợp của hồi môn được trao tặng có giá trị vô cùng lớn, nên việc xảy ra tranh chấp về tài sản chung là của hồi môn khi vợ chồng ly hôn là tình huống không hiếm gặp trên thực tế.

Vì vậy, ngay trong phần giải đáp dưới đây, Luật sư sẽ chia sẻ một cách chi tiết nhất về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị cũng như các bước trong thủ tục ly hôn để chị Đào có thể tham khảo và áp dụng giải quyết vấn đề của mình.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo quy định hiện hành, hồ sơ ly hôn đơn phương mà chị Đào cần chuẩn bị gồm các giấy tờ sau đây:

– Thứ nhất, đơn xin ly hôn đơn phương;

– Thứ hai, giấy chứng nhận kết hôn (bản gốc);

– Thứ ba, giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ chồng, giấy khai sinh của con chung (bản sao có công chứng/chứng thực);

– Thứ tư, các giấy tờ chứng minh của hồi môn là tài sản riêng (ví dụ như văn bản tặng cho riêng, di chúc được thừa kế riêng…);

– Thứ năm, các loại giấy tờ và chứng cứ chứng minh bản thân đáp ứng đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt cho con;

– Thứ sáu, các loại giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu chị Đào có gặp vướng mắc cần Luật sư hỗ trợ, hãy nhanh tay nhấc máy và gọi về cho Luật sư của chúng tôi với số điện thoại 1900.6174  để được tư vấn miễn phí, chính xác và tận tình nhất!

Thủ tục ly hôn

Sau khi chị Đào đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định, trình tự các bước để thực hiện thủ tục ly hôn về tranh chấp về tài sản chung là của hồi môn được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án

Theo đó, chị Đào cần tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện yêu cầu ly hôn đến Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn (người chồng) đang cư trú, làm việc.

Về cách thức nộp hồ sơ đến Tòa án: Thông qua 03 cách được quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, cụ thể dưới đây:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ xem xét và đưa ra một trong các quyết định sau đây:

– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định. Cụ thể, việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ được thực hiện không quá 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo từ Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án;

– Thực hiện thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn theo quy định;

– Chuyển hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết nếu việc giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án khác;

– Trả lại đơn cùng hồ sơ nếu vụ án đó không thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí

Nếu hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán sẽ gửi báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày, người có yêu cầu ly hôn cần nộp tiền tạm ứng án phí và kèm biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn

Theo khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ án có tính chất phức tạp, hoặc phát sinh sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, thời hạn nêu trên có thể được gia hạn không quá 02 tháng.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020, Thẩm phán có thể ra một trong các quyết định sau đây khi trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án:

– Thứ nhất, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo luật định;

– Thứ hai, tạm đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn;

– Thứ ba, đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn;

– Thứ tư, đưa vụ án ly hôn ra xét xử nếu đã đáp ứng đủ điều kiện theo luật định.

Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn đơn phương khi vợ ngoại tình

Theo đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020,

Tòa án thụ lý vụ án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Đương sự trong vụ án ly hôn sẽ được Tòa án cấp trích lục bản án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa. Tiếp theo đó, Tòa án sẽ giao hoặc gửi bản án cho đương sự trong vụ án trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Như vậy, Luật sư đã trình bày một cách chi tiết về thủ tục khởi kiện vụ án ly hôn tranh chấp về tài sản chung là của hồi môn theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp chị Đào và bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục pháp lý trên, vui lòng liên hệ với đội ngũ Luật sư chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất!

Của hồi môn là tài sản chung hay riêng? Có thể thấy rằng, đây là một trong những vấn đề làm phát sinh những tranh chấp pháp lý về việc phân chia tài sản khi vợ chồng ly hôn. Bởi nếu xác định là tài sản riêng không bị phân chia, còn khi là tài sản chung được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố mà pháp luật quy định. Trong đời sống hôn nhân, nếu các bạn cần Luật sư tư vấn và hỗ trợ, hãy kết nối ngay qua đường dây nóng 1900.6174 ! Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm tại Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất cho quý khách hàng.