Cách viết giấy đòi nợ – đơn khởi kiện đòi nợ cho cá nhân – doanh nghiệp

Cách viết giấy đòi nợ là một thủ tục cực kỳ quan trọng trong công tác khởi kiện dân sự bởi nó quyết định trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Để tránh việc quyền lợi của mình bị xâm phạm, Luật Thiên Mã xin hướng dẫn Quý khách hàng cách viết giấy đòi nợ trong bài viết dưới đây.

Cách viết giấy đòi nợ – soạn thảo đơn đòi nợ

Công ty TNHH Luật Thiên Mã xin hướng dẫn Quý khách hàng cách viết giấy đòi nợ, mẫu đơn khởi kiện đòi nợ để tham khảo và áp dụng vào từng trường hợp cụ thể.

>>Xem thêm: Cách đòi nợ bạn bè

Nội dung chính trong giấy đòi nợ – đơn khởi kiện đòi nợ

Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về cách viết giấy đòi nợ, một mẫu đơn khởi kiện phải bao gồm các yếu tố sau đây:

– Ngày, tháng, năm đương sự làm đơn khởi kiện đòi nợ;

– Tên chính xác của Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện. Nếu đơn gửi lên Toà án nhân dân cấp quận/huyện thì đương sự cần ghi rõ Toà án nhân dân quận/huyện thuộc tỉnh/thành phố tương ứng và địa chỉ của toà án đó.

– Tên, địa chỉ cư trú, làm việc của đương sự khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của đương sự khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, số fax và địa chỉ hòm thư điện tử (không bắt buộc). Trong trường hợp các bên liên quan thỏa thuận địa chỉ để Tòa án nhân dân liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó. Nếu đương sự là cá nhân thì ghi rõ họ tên; đối với trường hợp đương sự khởi kiện là người chưa thành niên hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi nhân sự, gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì ghi rõ họ và tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của đương sự đó. Nếu người khởi kiện là cơ quan hoặc tổ chức thì ghi tên cơ quan và tổ chức kèm theo họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan và tổ chức đó.

– Tên, địa chỉ cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích cần được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, số fax và địa chỉ hòm thư điện tử (không bắt buộc);

– Tên, địa chỉ cư trú, làm việc của người bị khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, số fax và địa chỉ hòm thư điện tử (không bắt buộc). Trong trường hợp đương sự không rõ địa chỉ cư trú, làm việc hoặc trụ sở hiện tại của người bị khởi kiện thì ghi rõ địa chỉ cư trú, làm việc hoặc địa chỉ trụ sở cuối cùng của người bị khởi kiện;

– Tên, địa chỉ cư trú, làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, số fax và địa chỉ hòm thư điện tử (không bắt buộc). Trong trường hợp đương sự không rõ địa chỉ cư trú, làm việc hoặc trụ sở hiện tại của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ cư trú, làm việc hoặc địa chỉ trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;

– Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khởi kiện bị vi phạm; những vấn đề cụ thể mà đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;

– Họ và tên, địa chỉ cụ thể của người làm chứng (không bắt buộc);

– Danh mục các tài liệu, chứng cứ đi kèm cùng với đơn khởi kiện. Tại đây, đương sự cần ghi rõ tên các danh mục tài liệu kèm theo và phải đánh số thứ tự. Bên cạnh đó, đương sự cũng có thể ghi những thông tin mà xét thấy quan trọng cho việc giải quyết vụ án.

>>Xem thêm: Cách gọi điện đòi nợ

cách viết giấy đòi nợ

Những lưu ý trong cách viết giấy đòi nợ – đơn khởi kiện đòi nợ

Vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện

Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định, thời hiệu khởi kiện cho các vụ việc dân sự là 02 năm kể từ ngày các cá nhân, cơ quan và tổ chức nhận thức được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm nghiêm trọng. Hậu quả pháp lý khi hết thời hiệu khởi kiện là:

  • Tòa án nhân dân đình chỉ, bác bỏ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện.
  • Tòa án nhân dân trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện do yêu cầu phản tố của bị đơn về việc hết thời hiệu khởi kiện.

>>Xem thêm: Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp nhanh chóng

Việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án

Đương sự có toàn quyền yêu cầu Toà án nhân dân cấp Quận/Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện và yêu cầu Toà giải quyết trong trường hợp đương sự không định cư ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài hoặc không cần phải uỷ thác tư pháp cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài giải quyết.

Trong trường hợp đương sự định cư ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp giữa các bên ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thì đương sự phải trình đơn khởi kiện lên Toà án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú và làm việc để giải quyết.

cách viết giấy đòi nợ

Hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật

Trong cách viết giấy đòi nợ, hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm những giấy tờ, văn bản sau:

  • Đơn khởi kiện đòi nợ theo nội dung Luật Thiên Mã đã chia sẻ ở trên.
  • Giấy tờ vay nợ, thế chấp cá nhân, hợp đồng vay và các tài liệu liên quan khác.
  • Giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn.
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và Hộ khẩu của đương sự khởi kiện
  • Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện (không bắt buộc).

>>Xem thêm: Cách đòi nợ lương

Cách thức nộp đơn khởi kiện lên tòa án

Theo quy định, có 03 hình thức để đương sự có thể nộp đơn khởi kiện đòi nợ lên Toà án, bao gồm:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền;
  • Gửi đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo đường bưu điểm;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức đơn khởi kiện điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền (nếu có).

>>Xem thêm: https://luatthienma.com.vn/luat-su-dam-phan-doi-no-thay-khach-hang-hieu-qua

Án phí khi nộp đơn khởi kiện đòi nợ lên tòa án

Đối với án phí khi nộp giấy đòi nợ, đơn khởi kiện dân sự tại Toà án, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 quy định như sau:

cách viết giấy đòi nợ

Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện đòi nợ tại Luật Thiên Mã

Công ty Luật TNHH Thiên Mã là đơn vị cung cấp các dịch vụ liên quan đến khởi kiện đòi nợ và hướng dẫn cách viết giấy đòi nợ cá nhân như:

  • Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng cách viết giấy đòi nợ, đơn khởi kiện đòi nợ cá nhân.
  • Uỷ quyền nhận trách nhiệm thay mặt khách hàng gửi đơn khởi kiện đòi nợ.
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong mọi giai đoạn khởi kiện và tại phiên toà.
  • Các dịch vụ khác liên quan đi kèm.

cách viết giấy đòi nợ

Lời kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Thiên Mã về cách viết giấy đòi nợ và các thủ tục liên quan đến khởi kiện đòi nợ. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì về dịch vụ pháp lý, xin hãy liên hệ qua số điện thoại 0936.380.888  để nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các chuyên viên của chúng tôi.