action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Cách đòi nợ lương chính đáng – 3 “Mẹo” đòi tiền lương sau khi thôi việc

Cách đòi nợ lương đang là từ khóa được rất nhiều người lao động hiện nay quan tâm. Trong tình hình dịch bệnh bùng phát và kéo dài, nhiều doanh nghiệp phải lao đao để duy trì, hoạt động sản xuất kinh doanh và trả lương cho nhân viên. Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp mặc dù đủ khả năng chi trả nhưng cố tình lấy lý do hoạt động không tốt để lấy không tiền lương của nhân viên. Để giải quyết những tình trạng này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các cách đòi nợ tiền hàng, cách đòi nợ nhanh đơn giản và hiệu quả nhất! Đừng quên tham khảo nhé!

Cách đòi nợ lương chính đáng

Cách 1: Thỏa thuận với người sử dụng lao động

Trước khi cần phải có sự can thiệp từ bên thứ ba, thì người lao động và người sử dụng lao động nên nói chuyện bình tĩnh với nhau. Bạn có thể thỏa thuận với công ty và đưa ra một thời hạn phù hợp. Nếu cả hai bên đều có thiện chí giải quyết thì đây là cách đòi nợ lương, cách đòi nợ tiền hàng đơn giản nhất, tiết kiệm chi phí nhất và là cách đòi nợ nhanh nhất.

 

Có một số trường hợp ban giám đốc đã phê duyệt quyết định trả lương cho nhân viên, nhưng cấp quản lý trung gian lại không thực hiện đúng. Trong tình huống này, cách đòi nợ nhanh nhất hiệu quả nhất là làm đơn khiếu nại trực tiếp lên ban giám đốc. Bạn sẽ nhanh chóng được cầm tiền lương của mình trong tay.

>>Xem thêm: https://luatthienma.com.vn/cach-doi-no-ban-be

Cách 2: Giải quyết thông qua hòa giải

Nếu ngay cả ban giám đốc của công ty cũng không giải quyết việc nợ tiền lương cho bạn thì cách đòi nợ lương tiếp theo là làm đơn gửi lên Sở Lao động thương binh và xã hội để được giải quyết.

 

Căn cứ vào khoản 1 điều 190 BLLĐ 2019, người lao động có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động ( Sở lao động thương binh và xã hội) tiền hành giải quyết tranh chấp trong vòng 6 tháng kể từ ngày phát hiện hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

 

Theo điều 188 BLLD 2019, hòa giải viên lao động phải tổ chức hòa giải trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết. Người lao động hoặc người được ủy quyền của người lao động bắt buộc phải có mặt trong phiên hòa giải. Tại đây, các bên tiếp tục thỏa thuận để thống nhất giải quyết cách đòi nợ tiền với nhau. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên có thể thử xem xét phương án do hòa giải viên đưa ra.

 

Nếu hòa giải thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hòa giải không thành thì cách đòi nợ lương tiếp theo là khởi kiện

>>Xem thêm: Cách viết giấy đòi nợ

Cách 3: Khởi kiện đến tòa án

Khởi kiện lên Tòa án cũng là một trong những cách đòi nợ lương hiệu quả. Tuy nhiên, cách đòi nợ tiền này có thể sẽ tốn khác nhiều thời gian và công sức của người lao động. Ngoài ra, người lao động chỉ có thể khởi kiện lên Tòa án khi đã trải qua thủ tục hòa giải bởi hòa giải viên lao động trước đó. Cơ quan tiếp nhận đơn khởi kiện của người lao động là Tòa án nhân dân cấp huyện nởi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Người lao động có thời hạn 1 năm để yêu cầu Tòa án giải quyết kể từ ngày phát hình quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (khoản 3 Điều 190 BLLĐ năm 2019).

>>Xem thêm: Khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp nhanh chóng

Các “Mẹo” đòi tiền lương khi doanh nghiệp cố tình không trả

 

Cách đòi nợ lương khi bạn ký hợp đồng lao động

Trong thời buổi dịch bệnh, có nhiều doanh nghiệp lấy cớ kinh doanh khó khăn, làm ăn thua lỗ mà không trả tiền lương, tiền hàng cho nhân viên. Vậy thì cách đòi nợ lương, cách đòi nợ tiền hàng trong trường hợp này như thế nào? Tôi sẽ bật mí cho bạn một cách đòi tiền lương rất thông minh mà vẫn tuân theo đúng quy định của pháp luật.

 

Căn cứ vào điều 5 khoản 2 Luật phá sản năm 2014, bất kỳ một doanh nghiệp nào đã nợ lương 3 tháng trở lên mà không được sự đồng thuận của nhân viên, đồng thời có đơn của người lao động gửi đến cơ quan có liên quan của nhà nước thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải thông báo phá sản hoặc thanh toán đủ tiền lương cho người lao động.

 

Như vậy, trong trường hợp này, nếu công ty của bạn đã nợ 3 tháng tiền lương và không có dấu hiệu sẽ thanh toán tiền lương cho bạn thì cách đòi tiền lương tốt nhất là làm đơn gửi lên cơ quan của nhà nước. Bạn cũng có thể nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Lúc này, công ty sẽ chỉ có 2 sự lựa chọn: 1 là tuyên bố phá sản và 2 là thanh toán tiền lương cho bạn. Bạn cũng đừng lo lắng nếu công ty chọn cách tuyên bố phá sản. Vì nếu đã ký hợp đồng lao động thì bạn sẽ được ưu tiên giải quyết trả lương khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

>>Xem thêm: https://luatthienma.com.vn/luat-su-dam-phan-doi-no-thay-khach-hang-hieu-qua

Cách đòi nợ lương khi bạn không có hợp đồng lao đồng

Vậy còn cách đòi nợ lương trong trường hợp bạn không ký hợp đồng lao động thì như thế nào? Có cơ quan nào giúp bạn đòi nợ tiền lương hay không?

Trong trường không có hợp đồng lao động, người lao động vẫn có thể đòi tiền lương thông qua việt kiện ra tòa theo hình thức tranh chấp dân sự nếu số lương bị nợ lớn hơn 4 triệu. Với cách đòi tiền lương này, việc đầu tiên bạn nên làm là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND phường, xã. Nếu tại đây vẫn chưa giải quyết được, UBND xã, phường có trách nhiệm gửi lên cấp huyện. Chỉ cần bạn còn bằng chứng chứng minh mình đã từng làm việc cho công ty, thì công ty đó sẽ phải trả lại tiền cho bạn. Dù bạn chưa ký hợp đồng với người lao động thì cũng đừng lo lắng. Bởi nếu doanh nghiệp sử dụng lao động mà không ký hợp đồng thì sẽ bị phạt rất nặng nếu bị cơ quan thanh tra phát hiện ra.

Bài viết trên đây là một số cách đòi nợ lương hiệu quả mà Luật Thiên Mã muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng những thông tin này của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được cách đòi nợ nhanh và hiệu quả với tình huống của mình. Nếu bạn cần được tư vấn cụ thể, đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0936.380.888 hoặc Facebook: Luật Thiên Mã. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải đáp mọi vướng mặc về pháp lý của mình.

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7