action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Xử lý công nợ phải trả lâu năm như thế nào? Giải đáp chi tiết nhất

Xử lý công nợ phải trả lâu năm thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về việc xử lý công nợ phải trả lâu năm, từ khái niệm cơ bản đến các khái niệm có liên quan đến công nợ. Song song với đó, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về cách tính công nợ và phương pháp giải quyết công nợ phải trả lâu năm một cách chính xác, chi tiết giúp bạn đọc nghiên cứu, tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Luật Thiên Mã, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6174 để được giải đáp!

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về xử lý công nơ lâu năm . Gọi ngay 1900.6174

Công nợ là gì?

Công nợ là số tiền mà một cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm phải trả khi xảy ra các nghiệp vụ như: khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hoặc khi một cá nhân hoặc tổ chức có nghĩa vụ thanh toán tiền với một cá nhân hoặc tổ chức khác trong một kỳ thanh toán và không thể trả trong khoảng thời gian quy định.

Ví dụ: Công ty ABC ký hợp đồng mua bán lô nước hoa với công ty XYZ, cụ thể công ty ABC mua 100 chai nước hoa 100 triệu đồng với công ty XYZ. Hợp đồng có thỏa thuận sau khi nhận được hàng hóa công ty ABC có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ số tiền cho công ty XYZ. Nhưng đến thời điểm thanh toán, do gặp khó khăn về kinh tế nên công ty ABC chỉ có thể thanh toán cho công ty XYZ số tiền là 70 triệu đồng và còn nợ lại 30 triệu đồng. Như vậy số tiền mà công ty ABC còn nợ công ty XYZ là 30 triệu đồng, đây được gọi là khoản công nợ mà công ty ABC có trách nhiệm phải trả cho công ty XYZ.

xu-ly-cong-no-phai-tra-lau-nam-hien-nay

Đối với từng doanh nghiệp, có rất nhiều các khái niệm có liên quan đến công nợ, phụ thuộc vào các giao dịch xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Các khoản công nợ đối với nhà nước: đây được coi là khoản công nợ của chính phủ hoặc của nhà nước; Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm chi trả khoản nợ này. (đây không phải là khoản tiền nợ mà quốc gia vay từ các nước khác).
  • Các khoản công nợ phải trả cho người bán: đây được coi là khoản công nợ khi một công ty mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ từ một công ty hoặc cá nhân khác mà không đủ tiền để trả lại.
  • Các khoản công nợ thu từ khách hàng: đây được coi là khoản công nợ khi mà một doanh nghiệp bán hàng hóa cho một tổ chức, cá nhân khác và khách hàng nhận được hóa đơn từ doanh nghiệp bán, nhưng họ không thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần.
  • Các khoản công nợ cá nhân: đây được coi là khoản công nợ khi phát sinh giao dịch giữa các bên qua các hoạt động như đi vay, mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ,..

Như vậy, công nợ là khoản tiền mà cá nhân hoặc tổ chức có nghĩa vụ phải trả cho cá nhân hoặc tổ chức khác trong một khoản thời gian thanh toán nhất định nhưng không thể trả trong khoảng thời gian quy định đó; tùy theo từng trường hợp của cá nhân, tổ chức mà sẽ có các loại công nợ khác nhau.

>>Xem thêm: Công nợ là gì? Làm sao để quản lý công nợ hiệu quả?

Những khái niệm liên quan đến công nợ

Xung quanh khái niệm “công nợ”, có rất nhiều những thuật ngữ và khái niệm khác liên quan đến công nợ khác, cụ thể như sau:

Công nợ sinh viên: là các khoản nợ của sinh viên đối với nhà trường học, khoản này bao gồm học phí, bảo hiểm, khám sức khỏe, phí tài liệu, phí xét tốt nghiệp, phí chuyển đổi ngành học,.. Tất cả các khoản tiền mà nhà trường cho phép sinh viên được nợ phải được thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định.

Công nợ phải trả:

  • Công nợ phải trả có nghĩa là tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ trả hoặc thanh toán cho bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà trước đó tổ chức hoặc cá nhân này đã không thanh toán.
  • Kế toán của công ty thường phải theo dõi và giám sát công nợ phải trả; phải đối chiếu các thông tin sổ sách để kịp thời thanh toán những khoản công nợ này cho bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà bên mình còn nợ để trả công nợ đúng hạn cho đối tác; đây là một trong những cách mà doanh nghiệp có thể đảm bảo uy tín của khách hàng.

Công nợ phải thu:

  • Công nợ phải thu là các khoản tiền mà một tổ chức hoặc cá nhân đã bán hàng hóa, hàng hóa hoặc dịch vụ cho các tổ chức cá nhân khác mà họ chưa nhận hết hoặc chỉ nhận một phần.
  • Khi công ty có những khoản công nợ phải thu, kế toán phải thường xuyên đối soát và theo dõi khoản công nợ để đảm bảo công ty có thể thu được khoản công nợ đúng hạn.

Khấu trừ công nợ:

  • Khấu trừ công nợ, còn được gọi là cấn trừ công nợ hoặc bù trừ công nợ, là một thuật ngữ chỉ đề cập đến các giao dịch giữa các bên có nội dung mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, trong đó các bên đóng cả vai trò người mua và người bán. Hai bên sẽ phải tạo biên bản khấu trừ công nợ nếu xảy ra vấn đề trong quá trình giao dịch; mỗi chủ thể sẽ có công nợ phải trả và công nợ phải thu.
  • Ví dụ: Giao dịch phát sinh giữa hai chủ thể X và Y. Trong đó, X mua hàng của Y hết 20 triệu đồng, Y sử dụng dịch vụ của X hết 25 triệu đồng. X và Y tiến hành khấu trừ công nợ để xác nhận khoản phải trả cuối cùng là Y trả X 5 triệu đồng.

Chốt công nợ: là hoạt động của bộ phận kế toán tổng hợp, so sánh số liệu giữa hợp đồng của công ty và thực tế giao dịch, đối chiếu công nợ với tất cả các đối tượng công nợ liên quan.

  • Kế toán công nợ sẽ chốt sổ báo cáo khi số liệu đã khớp và yêu cầu mọi người thanh toán nợ đúng hạn.
  • Trong quá trình tổng hợp, các công ty cần lưu ý thu thập các chứng từ cần thiết để chứng minh các vấn đề hoặc tranh chấp.

Như vậy, ngoài khái niệm về công nợ, sẽ có thêm các khái niệm liên quan đến nó như: công nợ sinh viên, công nợ phải thu, công nợ phải trả, khấu trừ công nợ, chốt công nợ.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí về các khái niệm liên quan đến công nợ . Gọi ngay 1900.6174

Cách tính công nợ

Công thức tính công nợ phải trả

Hiểu đúng và tính đúng công nợ phải trả sẽ giúp bạn giảm rủi ro cho công ty của mình vì công nợ phải trả nên được trả đúng và kịp thời cho khách hàng.

Công nợ phải trả = Tài sản – Vốn chủ sở hữu

Cách tính hạn mức công nợ

Hạn mức công nợ được tính như sau:

  • Bước 1: Tìm và đánh giá tính chất hợp lý của tổng tài sản.
  • Bước 2: Tìm và đánh giá tính chất hợp lý của nguồn vốn.
  • Bước 3: Xác định hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu tham gia

xu-ly-cong-no-phai-tra-lau-nam-hien-nay-nhu-the-nao

Cách lập bảng Excel

Bất kỳ kế toán nào cũng phải có kiến thức về cách tính công nợ để quản lý công nợ hiệu quả. Để cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình biến động công nợ trong các kỳ, bạn có thể sử dụng Microsoft Excel để lập bảng cách tính công nợ phải trả hoặc thu hồi về, các bước để lập được một bảng Excel theo dõi và cách tính công nợ như sau:

  • Bước 1: Mở phần mềm Microsoft Excel, rồi tạo File mới.
  • Bước 2: Nhập các cột số thứ tự, tên khách hàng hoặc nhà cung cấp, mã khách hàng, nợ đầu kỳ, phát sinh nợ, nợ cuối kỳ.
  • Bước 3: Nhập thông tin tương ứng vào các cột đã tạo, trong đó cột nợ cuối kỳ lập hàm tính lấy nợ đầu kỳ trừ phát sinh nợ để ra nợ cuối kỳ.​

Như vậy, để có thể tính được công nợ, cần phải áp dụng kết hợp ba phương thức là tính công thức nợ phải trả, hạn mức công nợ và lập bảng Execl để tính hoặc theo dõi công nợ.

>> Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí cách tính công nợ hiện nay. Gọi ngay 1900.6174

Xử lý công nợ lâu năm phải trả

Chị Thanh (Bình Thuận) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, công ty tôi nợ công ty A từ năm 2015, năm 2017 công ty A đã ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế và công ty tôi vẫn đang treo công nợ của công ty A trên 331. Trong trường hợp này công ty tôi phải xử lý như thế nào? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Thanh đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp, nếu chị có thắc mắc hay khó khăn gì có thể gọi về tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ !

Trước hết, nên xem liệu việc dừng hoạt động của công ty A có đòi hỏi công ty chị trong tương lai hay không. Nếu công ty chị không chắc chắn, công ty chị vẫn phải chịu trách nhiệm về điều này.

Thông tư 200/2014/TT-BTC được hạch toán vào 711 áp dụng cho trường hợp bạn cho rằng bạn sẽ không phải trả khoản phải trả này.

Điều 93 Hướng dẫn TK 711 nói về thu nhập khác trong phần nguyên tắc kế toán: Tài khoản này dùng để hiển thị các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh và sản xuất, bao gồm:

  • Thu nhập từ việc bán và thanh lý TSCĐ.
  • Chênh lệch giữa chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát và giá trị hợp lý của tài sản BCC được chia.
  • Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa và tài sản cố định dẫn đến góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác.
  • Thu nhập thu được từ việc bán và thuê tài sản.
  • Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường phải nộp nhưng sau đó được giảm).
  • Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.
  • Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất.
  • Thu các khoản nợ khó đòi đã được xử lý xóa sổ.
  • Thu các khoản nợ phải trả mà không xác định được chủ.
  • Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).
  • Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
  • Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại.
  • Các khoản thu nhập khác.

Lưu ý:

  • Theo quy định tại Điều 93 Phần các khoản nợ phải trả, “Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ”, do đó, trường hợp của bạn là xác định được chủ nợ nên không dựa vào quy định này.
  • Theo quy định tại Quyết định 12 trước đây về hạch toán TK331, “Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp”.

Như vậy, điều khoản “Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên” là cơ sở để hạch toán trong trường hợp này vào 711.

>>Xem thêm: Giấy nợ viết tay có giá trị bao lâu?Giấy nợ viết tay có cần công chứng không?

Chị Thu (Ninh Thuận) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, công ty tôi hiện tại có mấy khoản nợ phải trả để lâu, Kế toán trước cứ treo ở 331 và tổng số tiền trên 200 triệu, trên thực tế số tiền này đã được chủ doanh nghiệp thanh toán từ tài khoản cá nhân của mình nên bên tôi không còn nợ nữa, nhưng bây giờ mấy khoản nợ đó treo ở 331 hơi lâu và đồng thời trên 20 triệu. Trong trường hợp này tôi phải xử lý như thế nào? Tôi cảm ơn.”

Phần trả lời của Luật Thiên Mã:

Cảm ơn câu hỏi mà chị Thu đã dành cho chúng tôi, chúng tôi rất vui khi được giúp đỡ và hỗ trợ pháp lý cho chị, dưới đây là một số giải đáp, nếu chị có thắc mắc hay khó khăn gì có thể gọi về tổng đài 1900 6174 để được hỗ trợ !

Thứ nhất, xử lý chuyển khoản bổ sung

  • Nếu hóa đơn cùng ngày từ 20 triệu trở lên và đối tượng nhà cung cấp còn đang hợp tác và uy tín thì chuyển khoản bổ sung chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Nếu đối tượng nhà cung cấp đã không còn hợp tác thì cân nhắc để xử lý.

Thứ hai, đánh giá thiệt hại khi xử lý.

  • Giảm khấu trừ/ tăng số thuế GTGT phải nộp. Điều chỉnh
  • Giảm lỗ/tăng số thuế TNDN phải nộp tương ứng với giá trị xử lý chưa bao gồm thuế (nếu đã ghi nhận vào chi phí).

Thứ ba, ghi chú nguyên nhân thực tế vì sao còn tồn công nợ gửi cho cấp trên xem xét.

Như vậy, để có thể giải quyết tình huống trên, chị Thu có thể tham khảo phương án xử lý và thực hiện để chấm dứt tình trạng như trên.

Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Luật Thiên Mã về việc xử lý công nợ phải trả lâu năm, từ khái niệm cơ bản đến các khái niệm có liên quan đến công nợ, đặc biệt mang đến cho bạn đọc thông tin về cách tính công nợ và phương pháp giải quyết công nợ phải trả lâu năm một cách chi tiết, rõ ràng.

>>Xem thêm: Mẫu biên bản xác nhận công nợ – Ý nghĩa của biên bản xác nhận công nợ

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin pháp lý vô cùng bổ ích theo các quy định mới nhất nhằm giúp cho quý bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết và giải đáp rõ ràng về xử lý công nợ phải trả lâu năm. Trong đời sống, nếu bạn cần sự trợ giúp và hỗ trợ pháp lý toàn diện về các dịch vụ tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 6174. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ các bạn một cách nhiệt tình, chính xác nhất !

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7