Luật thuế

Mẫu biên bản xác nhận công nợ – Ý nghĩa của biên bản xác nhận công nợ

Biên bản xác nhận công nợ ở lĩnh vực kế toán là một thuật ngữ phổ biến và quen thuộc. Tuy nhiên, việc hiểu biên bản này là gì và lưu ý khi lập biên bản này như thế nào sẽ rất khó khăn nếu bạn không làm việc trong ngành. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về bản xác nhận công nợ, từ khái niệm cơ bản đến ý nghĩa của loại biên bản này. 

Song song với đó, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về thời điểm cần xác nhận công nợ cùng giá trị pháp lý của biên bản này và cung cấp mẫu biên bản chi tiết giúp bạn đọc nghiên cứu, tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Luật Thiên Mã, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến công nợ. Gọi ngay: 1900.6174

Biên bản xác nhận công nợ là ?

Biên bản xác nhận công nợ là một trong những văn bản quan trọng nhất trong khâu thanh toán giá trị của hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc mua bán hàng hóa giữa các bên. 

Bản xác nhận công nợ là một phần của giao kết hợp đồng và được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ Luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn. Khi lập biên bản xác nhận, cả hai bên phải xem xét kỹ lưỡng các căn cứ lập biên bản, tổng số biên bản xác nhận nên được tạo thành thành hai bản, mỗi bên giữ một bản và phải có đầy đủ chữ ký hoặc con dấu của công ty. 

Như vậy, bản xác nhận công nợ giúp làm rõ nợ giữa các bên trong các giao dịch dân sự và kết hợp đồng kinh tế; đối trừ công nợ của các bên và tính toán; xác nhận khoản nợ cuối cùng tính đến thời điểm biên bản được lập.

bien-ban-xac-nhan-cong-no-1

>>>Xem thêm: Mẫu biên bản đối chiếu công nợ – Nguyên tắc, lưu ý khi đối chiếu công nợ

Khi nào cần xác nhận công nợ?

Xác nhận công nợ là việc sau khi xác nhận các khoản nợ với nhau, xác nhận lại các khoản nợ giữa doanh nghiệp và đối tác hoặc giữa cá nhân với cá nhân. 

  • Đối với các khoản nợ nhiều lần, qua lại lẫn nhau, các bên thường lập bản xác nhận công nợ để đối trừ công nợ cho nhau và xác nhận công nợ còn tính đến thời điểm xác nhận công nợ; điều này làm rõ vấn đề tài chính giữa các bên tham gia đối tác.
  • Đối với cơ quan thuế, bản xác nhận công nợ là một tài liệu không thể thiếu vì chúng được sử dụng để kiểm tra xem quá trình thanh toán đã được thực hiện đúng quy định hay không. 
  • Đối với doanh nghiệp, bản xác nhận công nợ cũng rất quan trọng vì nó cho phép kế toán kiểm tra, kiểm soát các khoản nợ của doanh nghiệp với nhà cung cấp và đảm bảo rằng khách hàng đã thanh toán theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.  

Như vậy, công nợ cần được xác nhận và có bản xác nhận công nợ sau khi các bên đã xác nhận  và xác nhận các khoản nợ với nhau; giúp cho các bên làm rõ các vấn đề tài chính, thúc đẩy hợp tác lành mạnh không tranh chấp.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí vấn đề xác nhận công nợ với cơ quan thuế. Gọi ngay: 1900.6174

Ý nghĩa của bản xác nhận công nợ?

Biên bản xác nhận công nợ là một loại văn bản rất quen thuộc đối với các công ty hoạt động buôn bán. Các cơ quan sử dụng mẫu biên bản xác nhận cho các cá nhân còn công nợ chưa thanh toán; để tránh các thắc mắc và sai sót về sau, việc xác nhận công nợ sẽ đảm bảo rằng các khoản vay chưa thanh toán giữa cá nhân và công ty là minh bạch.

  • Ví dụ: Công ty CD là công ty cổ phần có kinh doanh ăn uống, lấy nguyên liệu để chế biến từ cá hộ gia đình ông D trong năm nhưng chưa có thanh toán tiền hàng hóa đã lấy. Để tránh xảy ra tranh chấp, công ty cổ phần CD đề xuất lập bản xác nhận công nợ, để minh bạch và tạo niềm tin tưởng cho hai bên.

Công nợ được hiểu trong đời sống xã hội là những khoản vay được cho các bên chưa thanh toán với nhau; công nợ không chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn có thể xảy ra giữa các cá nhân với nhau.

  • Ví dụ: Bên A có vay tiền của bên B 50 triệu đồng trong vòng 2 năm nhưng không có giấy tờ. Sau thời gian 2 năm bên A vẫn chưa thanh toán được khoản nợ thì bên B cũng có thể đề xuất 1 bản xác nhận công nợ giữa hai bên.

Khi cần xác minh lại các khoản nợ giữa công ty và cá nhân, hai bên lập biên bản xác nhận sau khi xác nhận  các khoản nợ với nhau.

Để giữ cho các bên tránh tranh chấp có thể được các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, biên bản xác nhận cũng có thể bao gồm thời gian trả nợ.

Như vậy, bản xác nhận công nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế giữa cá nhân với tổ chức, giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa tổ chức với tổ chức; nên cần áp dụng các quy định pháp luật về biên bản này chính xác để đảm bảo công bằng giữa các bên.

bien-ban-xac-nhan-cong-no-2

>>> Luật sư tư vấn miễn phí ý nghĩa của biên bản công nợ. Gọi ngay: 1900.6174

Mẫu biên bản xác nhận công nợ?

Mẫu biên bản xác nhận dành cho chủ thể là công ty

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

——————

………., ngày…tháng…năm….

BIÊN BẢN XÁC NHẬN CÔNG NỢ

– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa;

– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên;

– Căn cứ …………

Hôm nay, ngày…. tháng……năm…. tại trụ sở Công ty …….…., chúng tôi gồm có:

Bên A: CÔNG TY…..

Địa chỉ: ……..

Điện thoại: …………… Fax: ……..

Đại diện: ………. Chức vụ: ……….

Bên B: CÔNG TY…….

Địa chỉ: ……

Điện thoại: ……………….. Fax: …..

Đại diện: …….. Chức vụ: ……….

Cùng nhau xác nhận công nợ cụ thể như sau:

Công nợ đầu kỳ: ………………. đồng (Theo Biên bản số …….. ngày ……. tháng …. năm ….)

Số phát sinh trong kỳ:

STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1
2
3
….
Tổng: ………………………………………

Số tiền bên A đã thanh toán: ………….. đồng

Kết luận: Tính đến ngày ………tháng……..năm….. bên A còn nợ bên B số tiền là: …………….đồng (bằng chữ: …………….)

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.

  ĐẠI DIỆN BÊN A                                                              ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Mẫu biên bản xác nhận dành cho chủ thể là cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————–

BIÊN BẢN XÁC NHẬN NỢ

Hôm nay, ngày … tháng … năm… tại……….., chúng tôi gồm:

  1. BÊN A: Ông………\Số CMND:…..

Điện thoại:…

Email:…..

Chỗ ở hiện nay:….

  1. BÊN B: Ông.…………

Số CMND:………

Điện thoại:………

Email:………

Chỗ ở hiện nay:………

Cùng thống nhất ký kết Bản thỏa thuận với những điều, khoản sau:

Điều 1: Thỏa thuận xác nhận nợ:

Qua xác nhận  xác nhận, hai bên thống nhất xác nhận tính đến ngày … tháng… năm… Bên B nợ Bên A tổng số tiền là:………….VNĐ (bằng chữ:…………….), trong đó:

– Nợ gốc:……..…. VNĐ;

– Lãi: ……………… VNĐ.

Điều 2: Cam kết của Bên A:

– Bên A sẽ tạo điều kiện tốt nhất để Bên B có thể hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết.

– Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ sau khi Bên A thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

Điều 3: Cam kết của Bên B:

– Bên B cam kết thanh toán cả nợ gốc và lãi trước ngày… tháng… năm…

– Nếu Bên B chậm trả theo thỏa thuận thì sẽ chịu trách nhiệm đối với số tiền chậm trả tương ứng với mức lãi suất là …%/ngày.

Điều 4: Điều khoản chung:

– Biên bản này có hiệu lực kể từ thời điểm kí kết.

– Biên bản được sao thành hai bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản. 

Bên A Bên B

 

Như vậy, trên đây là mẫu bản xác nhận công nợ mới nhất để các cá nhân, tổ chức có thể tham khảo và áp dụng trong những trường hợp cần thiết, phục vụ cho yêu cầu cụ thể trong các hoạt động kinh doanh.

bien-ban-xac-nhan-cong-no-3

>>> Luật sư giải đáp cách lập các loại biên bản liên quan đến công nợ. Gọi ngay: 1900.6174

Giá trị pháp lý của biên bản xác nhận công nợ như thế nào ?

Thứ nhất, biên bản xác nhận là một phương pháp chính xác và hợp pháp để kiểm tra xem các giao dịch giữa bên mua và bên bán có đúng quy định hay không, đặc biệt là đối với các khoản nợ khó đòi, nhất là những hóa đơn VAT trị giá 20 triệu đồng trở lên.

Thứ hai, biên bản xác nhận sẽ là công cụ giúp các kế toán kiểm soát các khoản nợ của công ty đối với các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp và bên mua có khớp với hợp đồng và bảng cân đối kế toán cuối kỳ hay không.

Như vậy, bản xác nhận công nợ tương đương với phụ lục hợp đồng kinh tế, là căn cứ pháp lý để yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán phải thanh toán đúng theo thời hạn của hợp đồng và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quyết toán thuế.

>>>Xem thêm: Công nợ là gì? Làm sao để quản lý công nợ hiệu quả?

Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Luật Thiên Mã về biên bản xác nhận công nợ, từ khái niệm cơ bản đến ý nghĩa, đặc biệt mang đến cho bạn đọc thông tin về thời điểm cần xác nhận công nợ cùng giá trị pháp lý của biên bản này và cung cấp mẫu biên bản chi tiết, rõ ràng nhất.

Khi nghiên cứu và tìm hiểu thông tin nếu gặp phải khó khăn cần giải đáp về việc, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và mau chóng nhất. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ các bạn một cách nhiệt tình, chính xác nhất !

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7