action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Rủi ro khi thế chấp quyền đòi nợ năm 2023

Quyền đòi nợ là một quyền cơ bản trong lĩnh vực dân sự và có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sự công bằng trong quan hệ kinh tế. Đối với bên chủ nợ, quyền này đảm bảo rằng họ có khả năng đòi lại những khoản tiền đã được thỏa thuận và đảm bảo sự đáng tin cậy và bền vững của các giao dịch kinh tế.

Tuy nhiên, quyền được đòi nợ cần được thực hiện theo quy định của pháp luật và tuân thủ các quy tắc và thủ tục pháp lý. Do đó, ngay trong bài viết này, các bạn sẽ nhận được lời giải đáp chính xác, chi tiết về những vấn đề trên từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174  để được hỗ trợ kịp thời nhất!

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về việc đòi nợ. Liên hệ ngay: 1900.6174

Quyền đòi nợ là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đòi nợ là một quyền tài sản. Căn cứ tại Điều 322 của Bộ luật Dân sự thì được quy định như sau: “Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm quyền đòi nợ.” Trong ngữ cảnh này, đòi nợ được coi là một quyền tài sản, mà có thể được sử dụng để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Điều này phù hợp với quy định trong Điều 105 của Bộ luật Dân sự năm 2015, nêu rõ về các loại tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Trong Bộ luật Dân sự năm 2015, thuật ngữ “quyền tài sản” được định nghĩa. Tuy nhiên, quyền tài sản không tồn tại một cách hữu hình như vật và tiền, mà sự tồn tại của nó chỉ được thể hiện thông qua các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sự thừa nhận của các bên liên quan trong quan hệ nghĩa vụ liên quan đến quyền tài sản đó.

Thực tế, việc chuyển quyền sở hữu quyền tài sản từ bên bán sang bên mua thực chất chỉ là việc chuyển giao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu liên quan đến quyền tài sản đó. Bên bán có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu quyền tài sản cho bên mua theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu quyền được đòi nợ tự thân nó là một tài sản. Ðối tượng của đòi nợ chính là khoản tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về quyền tài sản? Liên hệ ngay: 1900.6174

Pháp luật chuyên ngành quy định về giao dịch bảo đảm và quy định về việc thế chấp quyền đòi nợ như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình vả của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).

Như vậy việc đăng ký biện pháp bảo đảm là một bước vô cùng quan trọng khi có phát sinh, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nhưng việc đăng ký biện pháp bảo đảm phải thuộc các trường hợp sau đây:

-Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu

– Đăng ký theo sự thỏa thuận của các bên trừ trường hợp cầm đồ

-Đăng ký trong trường hợp thông báo xử lý tài sản bảo đảm

– Đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký trước đó.

Đối với quy định về việc thế chấp đòi nợ được pháp luật định tại Nghị định số 21/2021 NĐ-CP như sau:

Điều 33. Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác

Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Như vậy, đòi nợ được phép thế chấp theo quy định của pháp luật, tuy nhiên các yếu tố khách quan gây rủi ro về tránh chấp không thể tránh khỏi.

Trên đây là những quy định liên quan đến việc pháp luật đã quy định về giao dịch bảo đảm. Những thông tin nêu trên giúp chúng ta có thể hiểu hơn phần về giao dịch đảm bảo.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Dư nợ tín dụng là gì? Liên hệ ngay: 1900.6174

Quyền đòi nợ có được chuyển giao hay không?

Đối với đòi nợ có rất nhiều người thắc mắc liệu rằng bản thân mình có thể chuyển giao cho bên nhận đòi nợ được hay không? Hiện tại, theo quy định của pháp luật thì bên đòi nợ có thể yêu cầu bên mắc nợ phải trả nợ hoặc có quyền yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên mắc nợ phải trả nợ, đây là một quyền yêu cầu hợp pháp.

Đòi nợ là một quyền yêu cầu do đó được phép chuyển giao theo quy định về chuyển giao quyền yêu cầu, khi đó bên nhận thế quyền sẽ là bên đòi nợ đối với bên có nghĩa vụ trả nợ.

Căn cứ quy định tại Điều 365 Bộ luật dân sự 2015 về quyền chuyển giao được quy định như sau:

        Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận

        Khi chuyển giao bên có quyền chuyển giao cho bên nhận đòi nợ phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao.

        Trường hợp chuyển giao quyền cho bên nhận đòi nợ thì không yêu cầu có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Lưu ý: Trừ các trường hợp sau đây thì không được chuyển giao:

        Liên quan đến việc yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín

        Hai bên có quyền và bên có nghĩa vụ có sự thoả thuận hoặc trường hợp khác do pháp luật có quy định.

Ngoài ra, người có nghĩa vụ vẫn có quyền từ chối về việc chuyển giao quyền đòi cho bên có quyền nhận đòi nợ. Theo quy định tại Điều 369 Bộ luật dân sự thì trường hợp người có nghĩa vụ không được thông báo từ việc chuyển giao đòi nợ cho bên nhận đòi nợ mà người này không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao đòi nợ thì bên nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện.

Trường hợp, người có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao, mà bên nghĩa vụ đã hoàn thành hết tất cả nghĩa vụ đối với người chuyển giao, thì trường hợp này bên nhận đòi nợ không được yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì đối với chuyển đòi nợ cho một bên khác thì được pháp luật công nhận. Nhưng để bảo đảm tính pháp lý thì chúng ta cần phải xem xét về các yếu tố, trường hợp không được chuyển nhượng hoặc trường hợp người có nghĩa vụ từ chối có để có cách giải quyết tốt nhất cho các bên.

quyen-doi-no-1

>>>Luật sư giải đáp miễn phí chuyển giao đòi nợ? Liên hệ ngay: 1900.6174

Thế chấp đòi nợ có được không?

Thế chấp là một khái niệm vô cùng phổ biến ở xã hội, việc thế chấp được diễn ra hằng ngày trong quá trình giao dịch. Nhằm ràng buộc quyền, nghĩa vụ các bên khi giao dịch. Nhưng thế chấp đòi nợ thì đây là một khái niệm nhiều người chưa biết đến. Vậy thế chấp đòi nợ là như thế nào?

Đầu tiên, để biết được thì chúng ta phải hiểu được khái niệm thế chấp là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 317 thế chấp là tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Đối việc thế chấp ở khái niệm như trên ta có thể hiểu được rằng là thế chấp bằng tài sản của mình. Nhưng đối với trường hợp thế chấp đòi nợ thì như thế nào?

Theo Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP và khoản 11 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP về thế chấp đòi nợ như sau:

Bên đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.

Bên nhận thế chấp đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

        Có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ, thanh toán cho mình khi đến hạn

        Cung cấp thông tin về việc thế chấp đòi nợ nếu như có yêu cầu của bên có nghĩa vụ

Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

        Thanh toán cho bên nhận thế chấp

        Có quyền yêu cầu thông tin về việc thế chấp đối với bên nhận thế chấp

Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể về đòi nợ. Cũng như các quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp các bên có liên quan.

quyen-doi-no-2

>>>Xem thêm: Giấy đòi nợ cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?

Rủi ro khi thế chấp đòi nợ

Pháp luật đã quy định rõ về việc thế chấp đòi nợ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn xuất hiện nhiều rui rõ tiềm ẩn khi tham gia vào quá trình thế chấp nợ. Việc tranh chấp không chỉ giữa người chuyển giao với người nhận chuyển giao mà còn xảy ra tranh chấp với nhiều bên liên quan. Cụ thể như thế nào thì chúng ta tìm hiểu rủi ro khi thế chấp đòi nợ sau đây:

1. Xung đột lợi ích với bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ

Bên có quyền về tài sản thì có thể thế chấp tài sản và đòi nợ cho bên thứ ba như đã đề cập ở trên. Trường hợp nếu như bên có quyền về tài sản chuyển nhượng cho hai bên thì xảy ra sẽ gây xung đột lợi ích với các bên nhận chuyển giao.

Pháp luật cũng đã quy định về điều này tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP có quy định về thứ tự ưu tiên thì “thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền.”

Như vậy, quyền ưu tiên thanh toán đòi nợ được trao cho bên đăng ký trước giao dịch đã được xác lập với đòi nợ. Điều này, đi ngược lại với quy định của Bộ luật dân sự đều gián tiếp quy định bên nhận thế chấp đòi nợ quyền ưu tiên thanh toán.

Đây là một rủi ro vì rất dễ xảy ra tranh chấp quyền thanh toán giữa các bên nhận chuyển giao. Và khi có tranh chấp thì cũng khó xác định quyền thanh toán thuộc bên nào.

2. Xung đột lợi ích trong giao dịch thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba.

Bên nhận chuyển giao đòi nợ có quyền uỷ quyền nghĩa vụ cho một người thứ ba. Thực hiện các quyền liên quan đến việc uỷ quyền.

Trường hợp này được pháp luật quy định tại Điều 283 Bộ luật dân sự 2015 được quy định như sau:

Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Có thể hiểu rằng khi giao dịch thế chấp đòi nợ thực hiện nghĩa vụ thông qua bên thứ ba xác lập về giao kết, đăng ký thế chấp đòi nợ và hoàn tất việc thông báo cho bên có nghĩa vụ. Thì trong trường hợp này bên có quyền giao dịch thế chấp đòi nợ chỉ là một chủ nợ không có đảm bảo trong khi bên nhận chuyển giao thế chấp  đòi nợ là chủ nợ có bảo đảm đối với tài sản là đòi nợ.

Vì thế quyền của bên nhận chuyển giao thế chấp đòi nợ được đặt lên trên của bên có quyền trong giao dịch thế chấp đòi nợ thực hiện nghĩa vụ thông qua bên thứ ba.

3. Tranh chấp giữa các bên cùng nhận thế chấp đòi nợ

Theo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận thế chấp đòi nợ được xác định theo thứ tự đăng ký giao dịch thế chấp và nếu như các giao dịch này không được đăng ký thì theo thứ tự xác lập chúng.

Theo quy định như trên còn nhiều bấp cập, chưa khả thi chính vì thế sẽ mang đem lại rủi ro pháp lý khi nhận thế chấp đòi nợ. Trường hợp, bên thế chấp đòi nợ đảm bảo khoản vay cho nhiều bên khác nhau. Như vậy nếu như bên thứ nhất chưa thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ thực hiện vì một lý do nào đó. Thì có thể xảy trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán bên thứ hai đã thực hiện thông báo.

Cách khắc phục vấn đề này pháp luật không nên quy định về việc thứ tư ưu tiên đăng ký giao dịch mà nên cần quy định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên để bảo tránh sự nhầm lẫn và không thống nhất.

4. Tranh chấp giữa các chủ nợ khác

Việc tranh chấp giữa các chủ nợ khác nhau trên thực tế vẫn xay ra, vì một số chủ nợ khác nhau của bên thế chấp đòi nợ có thể xung đột lợi ích bên nhận thế chấp đòi nợ như các cơ quan nhà nước như nước cơ quan thuế, kho bạc… hoặc người lao động.

Hiện nay, việc quy định về thứ tự ưu tiên giữa các bên nhận quyền thế chấp và các chủ thể này vẫn còn nhiều bất cập và xảy ra nhiều vấn đề chưa được giải quyết cụ thể. Như vậy, trường hợp xảy ra trên chấp giữa các bên dẫn đến khó giải quyết. Đặc biệt khi pháp luật còn nhiều lỗ hổng thì một số chủ nợ có thể lợi dụng để được ưu tiên thanh toán đòi nợ.

quyen-doi-no-3

>>>Luật sư giải đáp miễn phí rủi ro khi thế chấp đòi nợ? Liên hệ ngay: 1900.6174

Kiến thức về vấn đề xử lý tài sản thế chấp đòi nợ

Kiến thức đối việc xử lý tài sản thế chấp quyền đòi là một bước vô cùng cần thiết. Pháp luật cũng đã quy định về việc này tại Điều 7 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN như sau:

Trước thời điểm giải quyết:

– Thời điểm xử lý quyền đòi nợ ít nhất bảy ngày

– Bên nhận thế chấp phải gửi cho bên có nghĩa vụ trả nợ bằng văn bản thông báo xử lý đòi nợ và phải có cần có công chứng hoặc bản chính của hợp đồng thế chấp đòi nợ hoặc giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ do cơ quan có thẩm quyền cấp

Trong thời hạn bảy ngày làm việc sau khi nhận được văn bản thông báo:

– Thời điểm có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra trước thời điểm xử lý đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm chuyển khoản tiền trả nợ vào tài khoản do bên có nghĩa vụ trả nợ mở tại Ngân hàng theo chỉ định của bên nhận thế chấp.

Bên nhận thuế chấp có quyền yêu cầu ngân hàng phong toả tài sản này và bên có nghĩa vụ trả nợ không được quyền yêu cầu Ngân hàng giải tỏa và thực hiện giao dịch đối với số tiền này.

– Thời điểm có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra sau xử lý đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản nợ đó cho mình tại thời điểm nghĩa vụ trả nợ đến hạn.

Bên nhận thế chấp không được yêu cầu bên thế chấp thanh toán khi nghĩa vụ trả nợ chưa đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận thế chấp phải lập biên bản có chữ ký của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ.

Bên nhận thế chấp phải gửi văn bản nhận các tài sản cho bên thế chấp. Trường hợp bên có nghĩa vụ không ký vào biên bản thì chỉ cần chữ ký của bên nhận thế chấp.

Các trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện thì bên nhận thế chấp có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:

Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý trong trường hợp khoản nợ là vật

– Yêu cầu bên có nghĩa phải trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn (nếu có) trừ các trường hợp có thoả thuận khác.

– Trong trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ có căn cứ phát sinh khi thực hiện thanh toán mà không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ của bên thế chấp thì có quyền yêu cầu bên thế chấp thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm.

Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Dư nợ tín dụng là gì? Cách tính dư nợ tín dụng của ngân hàng

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về các nội dung liên quan đến việc “quyền đòi nợ ” Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích, giúp các bạn có thể biết và hiểu rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trách các trường hợp rủi ro về vấn đề pháp lý. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Luật Thiên Mã qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất! Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ các bạn chính xác nhất về mặt pháp lý.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7