action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào?

 

Đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào? Pháp luật có quy định khi giải quyết nợ cần xác định khoản nợ, xác định quyền nghĩa vụ tài sản của bên này với bên kia. Nếu các bên không đi đến thống nhất thì đưa lên Toà án để xử lý. Ấy vậy, nhiều cá nhân, tổ chức lại lạm quyền làm thay Tòa án, trọng tài trong khi không có chức năng hay thẩm quyền cưỡng chế. Từ đó, dẫn đến những hành động bị xem là hành vi cưỡng đoạt hay chiếm tài sản của người khác – tội danh quy định trong Bộ luật hình sự.

Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào? Nếu trong quá trinh tìm hiểu, có bất kỳ thắc mắc nào. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Dịch vụ đòi nợ thuê chính thức “khai tử”

Đòi nợ thuê được hiểu là một ngành dịch vụ đòi nợ, những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện một hành vi đòi nợ khách nợ theo yêu cầu của chủ nợ.

Nếu trước đây dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ thì kể từ ngày 01/01/2021 Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực và tại điểm h khoản 1 Điều 6 quy định dịch vụ đòi nợ thuê thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. 

doi-no-thue-bi-xu-ly-nhu-the-nao-la-gi

Thêm vào đó, căn cứ tại khoản 5 Điều 77 Luật Đầu tư năm 2020 cũng quy định rằng:

“Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Từ đó, dịch vụ đòi nợ thuê chính thức “khai tử”, những hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết trước ngày 01/01/2021 phải thanh lý. Các doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể giải thể hoặc phải chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.

>>> Xem thêm: Xử lý công nợ phải trả lâu năm như thế nào? Giải đáp chi tiết nhất

Đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào? Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sau ngày 1/1/2021

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được liệt vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Vậy thì hành vi đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào? Căn cứ tại Điều 7 NĐ 98/2020/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi đòi nợ thuê là phạt tiền từ 60 -80 triệu đồng. Thêm vào đó là hình phạt bổ sung gồm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Đương nhiên, mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sau ngày 01/01/2021 cũng là phạt tiền từ 60-80 triệu đồng và thêm hình phạt bổ sung. Và đây là mức phạt đối với cá nhân, còn với tổ chức thì mức xử phạt sẽ gấp đôi theo quy định tại Điều 4 NĐ 98/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 3 NĐ 17/2022/NĐ-CP.

>>> Đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Đòi nợ như thế nào cho đúng pháp luật

Vì hình thức kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê này đã bị cấm hoạt động và hình phạt của nó cũng khá nặng, liệu rằng có cách nào để vẫn đòi được nợ mà vẫn đúng pháp luật hay không? Câu trả lời là có. Đó là phương pháp khởi kiện để đòi nợ.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Trước hết, người cho vay cần chuẩn bị kỹ một số giấy tờ như sau:

  • Đơn khởi kiện
  • Bản sao Hợp đồng vay, Giấy vay (nếu có)
  • CCCD/CMND, sổ hộ khẩu, hộ chiếu của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Bản sao có chứng thực)
  • Các chứng cứ, tài liệu khác.

>>> Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để khởi kiện? Gọi ngay: 1900.6174

Thẩm quyền nào tiếp nhận giải quyết tranh chấp?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền tiếp nhận giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự là TAND cấp huyện.

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thủ tục sơ thẩm những tranh chấp trên giải quyết bởi TAND nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Theo đó, nếu người cho vay muốn khởi kiện để đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện lên TAND cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc.

>>> Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết tranh chấp là ai? Gọi ngay: 1900.6174

Cách thức nộp hồ sơ khởi kiện

Theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện có thể lựa chọn một trong những cách thức để nộp hồ sơ sau:

  • Nộp trực tiếp lên Toà án
  • Gửi qua bưu điện đến Toà án
  • Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tòa án và điền đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Toà án (theo quy định tại khoản 1 Điều 16 NQ 04/2016/NQ-HĐTP)

>>> Xem thêm: Cách xóa nợ xấu home credit đơn giản nhất

Thời gian giải quyết trong bao lâu

Theo quy định tại Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian giải quyết khởi kiện đòi nợ được diễn ra như sau:

  • Trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn kiện, Toà án phân công Thẩm phán xem xét đơn.
  • Trong 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn kiện; thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn kiện
  • Sau khi xét thấy đơn kiện được tiếp nhận, thuộc thẩm quyền, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí (nếu có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Toà.

doi-no-thue-bi-xu-ly-nhu-the-nao-3

  • Trong 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.
  • Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
  • Thời gian chuẩn bị là 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa án sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn tuy nhiên không quá 02 tháng.
  • Trong 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án sẽ mở phiên tòa.

Vì vậy, nếu không có những tình tiết quá phức tạp thì thời gian giải quyết vụ án khởi kiện đòi nợ có thể diễn ra trong khoảng 06 tháng, còn nếu phức tạp thì tầm 08 tháng.

>>> Thời gian giải quyết hồ sơ trong bao lâu? Gọi ngay: 1900.6174

Lệ phí khởi kiện là bao nhiêu

Đối với khởi kiện đòi nợ nói riêng, lệ phí khởi kiện nói chung, người đi khởi kiện phải nộp một khoản gọi là tạm ứng án phí và tuỳ thuộc vào kết quả sau xét xử để xác định bên phải nộp án phí.

Lệ phí khởi kiện đòi nợ là vụ án dân sự thuộc trường hợp có giá ngạch, tùy vào giá trị của tài sản vay nợ, số tiền vay để xác định mức lệ phí (căn cứ tại khoản 3 Điều 4 NQ 326 năm 2016).

>>> Lệ phí khởi kiện là bao nhiêu? Liên hệ ngay: 1900.6174

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi nợ đơn giản, chính xác nhất

Căn cứ tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện đòi nợ nên được viết với những nội dung cơ bản như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của người này thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng
  • Yêu cầu đòi nợ
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

>>> Chuyên viên hướng dẫn viết đơn khởi kiện nhanh chóng và chính xác nhất? Gọi ngay: 1900.6174

Tại sao cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ?

Vốn dĩ từ ban đầu, ngành dịch vụ đòi nợ thuê được pháp luật chấp nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế có những cá nhân, tổ chức đòi nợ thuê lợi dụng việc được đăng ký kinh doanh ngành nghề này mà có những hoạt động đòi nợ vô tổ chức, coi thường pháp luật như cưỡng đoạt tài sản của người được cho là mắc nợ, sử dụng bạo lực, đe dọa mạng sống, làm ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm…

Pháp luật có quy định khi giải quyết nợ cần xác định khoản nợ, xác định quyền nghĩa vụ tài sản của bên này với bên kia. Nếu các bên không đi đến thống nhất thì đưa lên Toà án để xử lý. Ấy vậy, nhiều cá nhân, tổ chức lại lạm quyền làm thay Tòa án, trọng tài trong khi không có chức năng hay thẩm quyền cưỡng chế. Từ đó, dẫn đến những hành động bị xem là hành vi cưỡng đoạt hay chiếm tài sản của người khác – tội danh quy định trong Bộ luật hình sự.

doi-no-thue-bi-xu-ly-nhu-the-nao

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Và trên đây là tất cả những thông tin mà Luật Thiên Mã đã tìm hiểu và cung cấp tới các bạn vấn đề “Đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào?”. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay cần được hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ qua: 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7