action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Tư vấn tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, giấy tờ sử dụng đất, di chúc

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ là vụ việc đem đến rất nhiều khó khăn cho các bên liên quan bởi tính chất phức tạp của các tình tiết và thủ tục giải quyết tại UBND cấp xã và Toà án nhân dân. Nếu muốn bảo vệ tối đa quyền lợi chính đáng của mình khi xảy ra tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ hay chưa có sổ đỏ, Quý khách hàng cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết và phải có vốn hiểu biết về pháp luật. Để làm rõ vấn đề này, xin mời Quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ – giấy tờ là gì?

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ là thuật ngữ để chỉ các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ phát sinh trong phạm vi hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai, trong đó có một hoặc tất cả các bên tranh chấp không có giấy tờ đất hoặc tranh chấp đất đai chưa có đỏ. Giấy tờ ở đây là các văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, cụ thể:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định, các loại giấy tờ này là chứng thư pháp lý để nhà nước xác định quyền sử dụng, sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất của người có quyền. tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ

Một số giấy tờ khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận

Trong trường hợp tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ theo điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định, các bên có thể sử dụng những loại giấy tờ sau để phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai: đất đai khi không có sổ đỏ

  • Giấy tờ chứng minh quyền được sử dụng đất cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính được cấp trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ thừa kế hợp pháp, giấy tờ tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy tờ giao nhận nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
  • Văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất được soạn thảo trước ngày 15/10/1993 và được UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận sử dụng trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá tài sản, nhà ở gắn liền với đất. Giấy tờ mua nhà thuộc quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ.
  • Các loại giấy tờ khác được cấp trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.
  • Quyết định bàn giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Các văn bản liên quan đến nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất đã thực hiện.
  • Sổ mục kê đất, sổ kiến điền được xác lập trước ngày 18/12/1980.
  • Giấy tờ được xác lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 299-TTg ngày 10/11/1980.

tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Khi một bên không có đầy đủ một hoặc một số giấy tờ, văn bản cần thiết như trên mà tranh chấp đất với bên khác, được gọi chung là tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ. Chính vì vậy, việc không có đủ các giấy tờ, văn bản trên sẽ khiến người sử dụng đất khó đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp.đất đai khi không có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ hay chưa có sổ đỏ là loại tranh chấp có tính phức tạp cao nhất và tốn kém nhất trong các vụ việc liên quan đến đất đai. Để giải quyết vụ việc một cách triệt để và đảm bảo tối đa quyền sử dụng đất của mình, Quý khách hàng cần tìm hiểu cặn kẽ cách giải quyết theo đúng trình tự nội dung cụ thể. tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ

Cách giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ, sổ đỏ

Tuỳ vào mức độ và tính chất phức tạp của vụ việc mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn cách giải quyết cho phù hợp. Các phương án giải quyết dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính triệt để. Quý khách hàng có thể dựa vào những thông tin của chúng tôi để đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ

Hòa giải tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ

Mỗi khi tranh chấp đất đai không có sổ đỏ xảy ra, nhà nước luôn khuyến khích các bên tự giải quyết bằng phương án hoà giải. Việc hoà giải tranh chấp đất đai được quy định tại Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau:

“Tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ mà các bên không giải quyết được bằng phương án hoà giải thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải”

Để được UBND xã, phường, thị trấn đứng ra hoà giải, các bên cần phải nộp đơn yêu cầu hoà giải, Sau khi đã nhận đơn, Chủ tịch UBND đó sẽ có nhiệm vụ tổ chức hoà giải. Thời hạn nhận đơn đến khi tiến hành hoà giải không được vượt quá 45 ngày.

Thành phần tham gia cũng được quy định rõ và tất cả nội dung của buổi hoà giải phải được ghi thành văn bản. Bất kể kết quả của cuộc hoà giải như thế nào, biên bản hoà giải cũng phải được tạo lập và được ký xác nhận để gửi đến các bên.

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ, việc hoà giải này là cực kỳ cần thiết. Bởi nếu hoà giải thuận lợi, vấn đề tranh chấp sẽ được giải quyết luôn, không làm mất thời gian và công sức của các bên tham gia tranh chấp. Nếu hoà giải không thành công, hồ sơ tranh chấp sẽ được gửi lên Toà để giải quyết.

Giải quyết tranh chấp đất đai không giấy tờ tại Uỷ ban nhân dân

Các bên tranh chấp có quyền nộp đơn tới UBND cấp có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ.
Nếu tranh chấp xảy ra trong phạm vi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì người giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu các bên không đồng thuận với quyết định của Chủ tịch UBND huyện thì có thể khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc đưa ra Toà theo quy địn h của pháp luật về tố tụng hành chính. tranh chấp đất đai với ubnd xã

Nếu tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ hoặc tranh chấp đất đai khi chưa có sổ đỏ xảy ra giữa một trong các bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì người giải quyết là Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu các bên không đồng thuận với quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thì có thể khiếu nại tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc đưa ra Toà theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. tranh chấp đất đai với ubnd xã

tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Không giống với giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ tại Toà án phải được thực hiện theo thủ tục tố tụng.

Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định, khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ, người khởi kiện phải đáp ứng được các điều kiện sau: tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

  • Người khởi kiện có quyền khởi kiện.
  • Thuộc thẩm quyền của Toà án theo từng vụ việc.
  • Tranh chấp chưa được giải quyết triệt để.
  • Phải được hoà giải từ trước tại UBND cấp xã, phường, thị trấn.
  • Bên khởi kiện phải đảm bảo thực hiện một số thủ tục đã được quy định như sau:
  • Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm: đơn khởi kiện, biên bản hoà giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn và các giấy tờ có liên quan khác. tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
  • Nộp hồ sơ khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có mảnh đất đang tranh chấp. Người khởi kiện có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Toà.
  • Tham gia trong suốt quá trình tố tụng tại Toà. Các bên với tư cách tố tụng khác nhau sẽ tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp khác nhau tại Toà. Trong thời gian này, các bên có quyền cung cấp, thu thập thêm chứng cứ nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mình. Tham gia hoà giải; công khai tài liệu, chứng cứ; tham gia xét xử.

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ, sổ đỏ

Vụ việc tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như trên cần phải căn cứ vào những nội dung đặc biệt để giải quyết. Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai quy định, trường hợp tranh chấp khi không có sổ đỏ, tranh chấp đất đai khi chưa có sổ đỏ hoặc các giấy tờ liên quan thì việc giải quyết tranh chấp phải được thực hiện theo các căn cứ sau:

Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của các bên tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Đây là những văn bản, tài liệu chứng minh việc sử dụng đất lâu dài, ổn định của các bên tranh chấp. Những văn bản, tài liệu này có thể là ý kiến làm chứng của các hộ dân xung quanh; ý kiến của cá nhân biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất; chứng cứ thể hiện nguồn gốc tạo lập đất thuộc các trường hợp khai phá, chuyển nhượng, tặng cho,…

Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp diện tích đất tranh chấp đang thực tế sử dụng nằm ngoài diện tích đất có tranh chấp và ngoài bình quân diện tích đất mà địa phương cấp cho một nhân khẩu. Khi xảy ra sự bất hợp lý này, căn cứ vào diện tích tranh chấp thực tế và diện tích đất được cấp theo quy định của địa phương, Toà sẽ đưa ra phương án để giải quyết tranh chấp.

Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Mức độ, mục đích và thời gian sử dụng đất phụ thuộc vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương sẽ có sự khác nhau. Chính vì thế, khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ tiến hành xem xét, kiểm tra đất đang tranh chấp có được sử dụng đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng hay không.

Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước trong xử lý tranh chấp đất đai không giấy tờ

Nhà nước luôn giành vị trí ưu tiên nhất định đối với những người có công trong mọi hoạt động phát triển kinh tế, duy trì cuộc sống ổn định và giải quyết khó khăn. Đây là những đối tượng có công đóng góp góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Phương án này không làm giảm đi tính công bằng trong hệ thống pháp luật và thực tế đời sống mà ngược lại. Nó còn là nguồn động viên, cổ vũ, nguồn lực vật chất và tinh thần đối với những người đã hy sinh quyền lợi cá nhân cho đất nước. Khi tranh chấp đất đai không có sổ đỏ xảy ra liên quan đến đối tượng này, cơ quan nhà nước sẽ áp dụng những quy định riêng để giải quyết.

Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất

Tất cả giao dịch liên quan đến bất động sản đều được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản pháp luật. Các quy định này từ đối tượng được phép thực hiện, giới hạn diện tích đất được phép giao dịch cho đến hình thức và nội dung giao dịch của các bên.
Những điều này được quy định cụ thể và là chuẩn mực pháp lý cho các chủ thể khi thực hiện giao dịch. Đồng thời, các chuẩn mực pháp lý này cũng được áp dụng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. tranh chấp đất đai không giấy tờ

Trong trường hợp các bên không thực hiện đầy đủ và chính xác những quy định của pháp lập mà dẫn đến tranh chấp, bên đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. tranh chấp đất đai không giấy tờ

tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Dịch vụ tư vấn tranh chấp đất đai không có giấy tờ, sổ đỏ, di chúc

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ việc tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, các bên cần phải đưa ra đầy đủ bằng chứng chứng minh quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, việc nắm rõ các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp cũng là điều cực kỳ cần thiết. Để thay khách hàng làm điều đó, Luật Thiên Mã là đơn vị chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong các tình huống sau: tranh chấp đất đai không giấy tờ

  • Tư vấn thủ tục khởi kiện, án phí tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
  • Tư vấn phương án thu thập chứng cứ, tư vấn hòa giải tranh chấp
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại và nộp đơn khởi kiện tại Tòa hoặc đơn khiếu nại tới Cơ quan có thẩm quyền.
  • Cử luật sư chuyên về đất đai nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo luận cứ bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng trong quá trình tố tụng.
  • Ủy nhiệm, thay mặt khách hàng thực hiện công việc trong quá trình giải quyết tranh chấp từ cấp xã đến Tòa án, Thi hành án đến khi giải quyết xong vụ việc.

Án phí phải đóng trong vụ việc tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ, di chúc

Án phí là khoản tiền mà đương sự phải nộp để Toà xét xử một vụ án nào đó. Mức án này được xác định cụ thể cho từng trường hợp. Giá trị quyền sử dụng đất càng cao thì mức án phí phải nộp càng cao và ngược lại. Mức án phí này được quy định như sau.

Tiền tạm ứng án phí giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định, án phí tạm ứng cho án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng này bằng 50% so với mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Phí này được Toà dự tính bằng giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu. Tuy nhiên, mức phí này tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. tranh chấp đất đai không giấy tờ

Tiền án phí giải quyết tranh chấp đất đai

Khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định, đối với tranh chấp quyền sở hữu tài sản và tranh chấp quyền sử dụng đất. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quy định như sau: tranh chấp đất đai không giấy tờ

– Trường hợp các bên tranh chấp mà Toà không xem xét giá trị mà chỉ xem xét quyền sử dụng đất của ai thì các bên phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như với trường hợp vụ án không có giá ngạch. Mức án phí cho trường hợp này là 300.000 VNĐ.

– Trường hợp các bên tranh chấp mà Toà phải xác định giá trị tài sản hoặc quyền sử dụng đất theo phần thì các bên phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có ngạch tương ứng với phần giá trị mà mình được hưởng.

Mức án phí, án phí tạm ứng đối với các trường hợp cụ thể và giá trị tài sản khác nhau đã được Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định rất rõ như sau: tranh chấp đất đai không giấy tờ

án phí sơ thẩm tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục tranh chấp đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ được Luật Thiên Mã tổng hợp. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì về dịch vụ pháp lý, xin hãy liên hệ qua số điện thoại 0936.380.888  để nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các chuyên viên của chúng tôi.

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7