action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thu hồi đất trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?

 

 Thu hồi đất trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? Thu hồi đất là một trong những nội dung của quản lý nhà nước đối với đất đai, vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với việc thu hồi đất cần phải dựa trên những căn cứ pháp lý rõ ràng, phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của chủ đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề thu hồi đất không phải lúc nào cũng làm đúng pháp luật thậm chí có nhiều sai  điều này hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế – xã hội.

Trong bài viết này, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến thu hồi đất trái pháp luật. Nếu trong quá trình tìm hiểu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thu hồi đất trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thu hồi đất trái pháp luật là gì?

Thu hồi đất được hiểu là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đang có người sử dụng, trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật đất đai.

Các trường hợp thu hồi đất là thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh,; thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

the-chap-thu-hoi-dat-trai-phap-luat

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các quy định pháp luật liên quan chưa đưa ra định nghĩa thu hồi đất đai. Tuy nhiên từ khái niệm và nhóm các trường hợp thu hồi đất có thể hiểu thu hồi đất trái phép là các quyết định hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về thẩm quyền thu hồi đất, trình tự thủ tục thu hồi đất, về bồi thường , hỗ trợ cho người thu hồi. Các quyết định, hành vi này ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, công cộng, đồng thời làm hạn chế chiến lược phát triển đất đai.

>>> Xem thêm: Bồi thường đất theo giá thị trường sẽ có những nguyên tắc như thế nào?

Thu hồi đất trái pháp luật phạm tội gì? 

Khi thực hiện các hành vi thu hồi đất trái pháp luật, tùy thuộc vào tính chất và mức độ thực hiện thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị sẽ bị áp dụng trách nhiệm pháp lý khác nhau. Theo đó người sử dụng đất có hành vi thu hồi đất trái pháp luật đã bị xử phạt kỷ mà còn vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các tội liên quan đến thu hồi đất đai trái pháp luật là tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai và tội vi phạm các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ nhất, Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

– Về mặt chủ thể của tội phạm: chủ thể đặc biệt, chỉ những người quản lý đất đai có chức vụ quyền hạn về thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển quyền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.

– Về mặt khách thể của tội phạm: tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (chẳng hạn như vi phạm về thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, v.v..) đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế. Đối tượng tác của tội này là đất đai.

– Về mặt khách quan của tội phạm:

+ Người phạm tội đã thực hiện các hành vi sau: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện trái pháp luật về giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm, nhưng là căn cứ để áp dụng các hình phạt cao hơn.

– Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của tội này là lỗi cố ý, nhận thức được hành vi phạm tội.

+ Động cơ của tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai chủ yếu là vụ lợi cá nhân. Nhưng đây không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này.

Hình phạt chính:

–  Khung hình phạt thấp nhất: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thực hiện các hành vi trái pháp luật về giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

+ Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 m2 (năm nghìn mét vuông) đến dưới 30.000mw (ba mươi nghìn mét vuông); đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000m2 (mười nghìn mét vuông) đến dưới 50.000 m2 (năm mươi nghìn mét vuông); đất nông nghiệp khác và đất phi nông có diện tích từ 10.000m2 (mười nghìn mét vuông) đến dưới 40.000 m2 (bốn mươi nghìn mét vuông);

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đối với đất phi nông nghiệp;

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi trên mà vẫn còn tái phạm.

– Khung thứ hai: Áp dụng phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trái pháp luật về giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Đât trồng lúa có diện tích từ 30.000 m2 đến dưới 70.000m2; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000m2 (năm nghìn mét vuông) đến dưới 100.000 m2 (một trăm mươi nghìn mét vuông); đất nông nghiệp khác và đất phi nông có diện tích từ 40.000m2 (bốn mươi nghìn mét vuông) đến dưới 80.000 m2 (tám mươi nghìn mét vuông);

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đối với đất phi nông nghiệp;

+ Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Khung hình phạt thứ ba: Áp dụng phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trái pháp luật về giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

+  Đất trồng lúa có diện tích từ 70.000 m2 trở lên; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 100.000m2 (một trăm nghìn mét vuông) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông có diện tích 80.000 m2 (tám mươi nghìn mét vuông) trở lên;

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thànbh tiềntuwf 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc từ 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp;

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thu hồi đất trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thứ hai, tội vi phạm các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Về mặt chủ thể của tội phạm: chủ thể đặc biệt, chỉ những người quản lý đất đai có chức vụ quyền hạn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 

– Về mặt khách thể của tội phạm: xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là xâm phạm đến trong lĩnh vực đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

+ Đối tượng tác động của tội này là những quyền lợi của nhà nước, người sử dụng đất khi bị thu hồi đất.

– Về mặt khách quan của tội phạm: 

+ Người phạm tội đã thực hiện các hành vi sau: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện trái pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bồi thường tài sản, về sản xuất kinh doanh.

+ Hậu quả xảy ra của tội này là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm ( vì tội này thuộc tội phạm cấu thành vật chất, đồng thời là căn cứ để áp dụng các hình phạt cao hơn. 

– Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của tội này là lỗi cố ý, nhận thức được hành vi phạm tội.  Động cơ của tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai chủ yếu là vụ lợi.

Khung hình phạt chính:

– Khung hình phạt thấp nhất: áp dụng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây mà gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng và đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này  mà còn tái phạm :

+ Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư; vi phạm bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh.  

– Khung hình phạt thứ hai: Áp dụng phạt tù từ 03 năm đến 12 năm đối với một trong các hành vi sau (vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; có tổ chức; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại từ 300.000.00 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

– Khung hinh phạt cao nhất: Áp dụng hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với hành vi vi phạm mà gây thiêjt hại từ 1.000.000.000 đồng trở lên

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>>> Thu hồi đất trái pháp luật phạm tội gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thu đất trái pháp luật gồm các trường hợp 

 

Phần đặt câu hỏi của ông Tuấn (ở Kon Tum):
Xin chào Luật sư! Hộ gia đình nhà tôi có mảnh đất thổ cư  50m2 ở gần khu doanh trại quân khu 5, có sổ đỏ cấp từ năm 2010. Ngày 23 tháng 9 năm 2022 gia đình tôi nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về việc thu hồi đất vì lý do mảnh đất nhà tôi thuộc diện thu hồi để mở rộng doanh trại quân khu 5.
Các cán bộ Ủy ban nhân dân huyện thông báo với ra đình đình tôi là ngày 26 tháng 9 năm 2022 sẽ cho phá bỏ các cây chuối trên mảnh đất nhà tôi và tiến hành thu hồi đất. Vậy trong trường hợp này, việc thu hồi đất trên có đúng quy định pháp luật không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Luật sư.

Phần giải đáp câu hỏi:

Xin trân thành cảm ơn ông Tuấn đã gửi câu hỏi đến Luật Thiên Mã. Để giải đáp tình huống trên xin mời ông Tuấn và các bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.

Thu hồi đất sai thẩm quyền

 Về cơ bản thẩm quyền thu hồi đất là thống nhất với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và được giao cho 2 hệ thống cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ vào đối tượng sử dụng đất, cụ thể:

Thứ nhất, thẩm quyền về quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh  trong các trường hợp sau;

– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức ngoại giao;

– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. Mặc dù theo quy định định pháp luật Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền cho thuê đất nông nghiệp thuê quỹ đất công ích của xã, phường , thị trấn. quy định này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi thu hồi nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích nhằm mục đích phát hiện kinh tế xã hội hay vì mục đích an ninh quốc phòng, đây đề là các chiến lược lớn đòi hỏi cấp thẩm quyền cao để xem xét, đánh giá chó chính xác nhất, hợp lý nhất, khách quan nhất.

Thứ hai thẩm quyền quyết định về thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện  trong các trường sau:

– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

– Thu hồi đất đối với cá nhân, cộng đồng dân cư, hộ gia đình.

 – Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cả đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết.

Luật đất đai 2013 quy định chi tiết thẩm quyền thu hồi đất. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có nhiều sai phạm về thẩm quyền thu hồi đất có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Đây được xác định là một trong các trường hợp thu hồi đất trái pháp luật.

>>> Thu đất trái pháp luật gồm các trường hợp nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thu hồi đất sai trình tự, thủ tục

Trước khi trình tự thu hồi đất được tiến hành cơ quan tài nguyên môi trường phải trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều đa, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Có thể khái quát trình tự, thủ tục thu hồi đất bằng cụ thể  các bước như sau:

Bước 1: Ra thông báo thu hồi đất.

– Mục đích của công việc này là để người dân biết trước được chủ trường của nhà nước về thu hồi đất, để sử dụng vào mục đích gì, phạm vi ranh giới khu đất bị thu hồi và phương án di chuyển để ổn định cuộc sống nếu bị thu hồi.

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất đối với đất nông nghiệp, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết.

– Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất đối với đất phi nông nghiệp, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết.

– Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Thông báo này được gửi đến từng người dân có bất bị thu hồi và thông báo trên các phương tiện đại chúng, được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã , địa điểm sinh hoạt chung nơi có đất thu hồi.

Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất.

Bước 3: Thực hiện xác minh, kiểm tra đất đai, tài sản khác trên đất.

– Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường triển khai công việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, Người Người Dân sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp các cơ quan này việc kiểm tra được thự hiện dễ dàng, khách quan.

– Trình tự này thực hiện làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền lên phương án hỗ trợ, bồi thường , tái định cư, sao cho phù hợp với thực tiễn.

Bước 4: Tiến hành lấy ý kiến, lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

– Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cùng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư  trước khi Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định bồi thường.

the-thu-hoi-dat-trai-phap-luat

Bước 5: Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (Ủy ban nhân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành quyết định thu hồi đất cùng với quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái cư trong một ngày.

– Ủy ban nhân dân xã và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng phối hợp với nhau và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ ở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt dân cư. Đồng thời phải gửi quyết định này đến từng người dân có đất bị thu hồi.

+ Nội dung quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà học đất tái định cư (nếu có); thời gian và địa điểm chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.

– Phương án xử lý đối với trường hợp người dân không bàn giao đất: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện biện pháp thuyết phục, vận động người dân phối hợp, thực hiện theo kế hoạch thu hồi đất. Trường hợp này người dân có đất bị thu hồi vẫn không chấp hành giao đất thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi.

Bước 6: Tổ chức việc thực hiện chi trả, bồi thường theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.

Việc bồi thường cho người có đất bị thu hồi được thực hiện thông qua các phương thức như sau: 

– Bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất thị thu hồi. Phương án này chỉ có thể thực hiện khi quỹ đất của dự án đầu tư có thể bố trí để bồi thường. Tuy nhiên trong thực tế phương án này ít khi có thể thực hiện được.

– Bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm ra quyết định thu hồi đất.

– Bồi thường bằng nhà ở, đất ở tại khu tái định cư trong trường hợp thu hồi đất ở.

Ngoài ra, người có đất bị thu hồi có thể được Nhà nước hỗ trợ thêm, bổ sung cho phần bồi thường chưa thực sự trọn vẹn. Hỗ trợ có thể được thực hiện một cách độc lập khi người có đất bị thu hồi không đủ điều kiện được bồi thường hoặc ngay cả khi đã được bồi thường nhưng vẫn được hỗ trợ.

Có thể nói theo tinh thần của Luật Đất đai 2013, trình trình tự thủ tục thu hồi đất đã được quy định chi tiết và theo hướng tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của người dân trong việc đo đạc, kiểm đếm đất đai, tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Điều này đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ. Qua đó có thể xác định trường hợp thu hồi đất sai trình tự, thủ tục.

Thông qua nội dung phân tích trên, có thể thấy trường hợp thu hồi đất của nhà ông Tuấn (ở Kon Tum) của cấp có thẩm quyền về thu hồi đất là sai trình tự thu hồi đất. Cụ thể, cơ quan cấp có thẩm quyền đã không gửi thông báo thu hồi đất cho gia đình ông Tuấn mà đã ra quyết định thu hồi đất.

Theo quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013 thì Ủy ban nhân cấp có thẩm quyền phải gửi thông báo thu hồi đất cho gia đình ông Tuấn trong thời hạn  180 ngày trước khi có quyết định thu hồi đất (đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp).

>>> Xem thêm: Điều kiện cho thuê lại quyền sử dụng đất – Hồ sơ, thủ tục thực hiện

Có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trái pháp luật? 

 

Phần câu hỏi của độc giả anh Hồng:
Xin chào Luật sư! Tôi có một thắc mắc như sau: Tôi và anh Hùng góp vốn thành lập Công ty sách. Tháng 9 năm 2022 chúng tôi nhận được thông báo thu hồi đất, đến tháng 4 năm 2023 chúng tôi nhận được quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện ký. Từ khi nhận được thông báo công ty tôi đã lên phương án thuê mặt khác để công ty hoạt động.
Nhưng sau này qua tìm hiểu được quyết định thu hồi đất tôi nhận được không đúng thẩm quyền. Vậy trong trường hợp thu hồi đất trái pháp luật thì công ty tôi có được nhận bồi thường không? Xin cảm ơn Luật sư!

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Hồng đã gửi câu hỏi đến Luật Thiên Mã. Để giải đáp thắc mời các bạn theo dõi nội dung tư vấn sau:

Trên thực tế có nhiều trường hợp quản lý nhà nước trái pháp luật. Để khắc phục hậu quả này Nhà nước quy định các trường hợp được bồi thường, cụ thể là:

Thứ nhất, Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật. (Căn cứ vào các quy định về trình tự thủ tục ra quyết định hành chính cũng như việc tuân thủ pháp luật để xác định các quyết định trái pháp luật);

Thứ hai, Áp dụng các biện pháp ngăn chặn ( chẳng hạn như tạm giữ người, tạm giữ bằng lái xe, v.v..) và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;

Thứ ba, Áp dụng một trong các các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính như buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;

Thứ tư, Áp dụng phương pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

Thứ năm, Áp dụng một trong những biện pháp xử lý hành chính trái pháp luật là đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thứ sáu, không áp dụng hoặc áp dụng không đúng theo quy định về Luật Tố cáo để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu. Bao gồm các các trường hợp:  – Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo tại nơi công tác;

– Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm tại nơi cư trú; 

– Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin‎;

Thứ tám, Cấp, thu hồi, không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trái pháp luật;

Thứ chín,  Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;

Thứ mười,  Áp dụng thủ tục hải quan trái pháp luật. Tức là bỏ qua một trong các trình tự, thủ tục hải quan hoặc thực hiện thủ tục hải quan một cách không tuân thủ pháp lý.

Thứ mười một, Các thủ tục đất đai như Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư trái pháp luật; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật;

Thứ mười hai,  Ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật, chẳng hạn như các quyết định mức phạt đối cạnh tranh không lành mạnh không phù hợp với mức độ vụ việc và hậu quả vụ việc, các thủ tục xem xét, đánh giá các vụ việc cạnh tranh không đúng pháp luật;

Thứ mười ba, cách quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như Cấp văn bằng bảo hộ khi có căn cứ pháp luật cho rằng người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc có căn cứ pháp luật cho rằng đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ; từ chối cấp văn bằng bảo hộ với lý do đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật; chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật;

Thứ mười bốn,  Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

Thông qua các quy định về bồi thường trong hoạt động quản lý nhà nước, có thể thấy tình huống của anh Hồng thì sẽ thuộc trường hợp được bồi thường do quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền. 

Như vậy có thể thấy, thu hồi đất trái pháp luật là hành vi, quyết định xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của công cộng, của người sử dụng đất. Do đó, với tư cách đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, nhà nước quy định các trường hợp thu hồi đất trái pháp luật được bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế xảy ra.

>>> Có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trái pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất 

 

Phần đặt câu hỏi:
Kính thưa Luật sư! Gia đình tôi có 200m2 đất nằm cạnh  làng văn hóa chiếu của xã, thuộc khu đất trong dự án phát triển, mở rộng làng văn hóa. Theo đó, trong quyết định bồi thường có ghi mảnh đất của tôi được bồi thường 5.000.000.000/đồng/m2 đất. Nhưng tôi không đồng ý với mức bồi thường này do mức bồi thường này thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nơi gia đình tôi có mảnh đất thu hồi) quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Vậy, tôi cần phải làm những thủ tục gì để có thể tiến hành khiếu nại quyết định này.

Phần trả lời của Luật sư:

Tranh chấp đất đai, cụ thể là vấn đề liên quan đến thu hồi đất thường xảy ra trong xã hội ở bất kỳ thời đại nào. Các quyết định liên quan đến thu hồi đất của các cấp có thẩm quyền đôi khi không được người sử dụng đất tán thành.

Để bảo vệ quyền lợi và sự dân chủ, Nhà nước chó phép người sử dụng đất được phép khiếu nại quyết định về thu hồi đất khi có căn cứ. Thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất được quy định chi tiết như sau:

– Khi có căn cứ cho rằng quyết định liên quan đến thu hồi đất của Ủy ban nhân dân xâm phạm quyền và lợi thì người sử dụng đất (người có đất bị thu hồi) có thể khiếu nại trực tiếp (người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn làm đơn khiếu nại bằng văn bản) hoặc nộp đơn khiếu nại.

– Đối với trường hợp khiếu nại lần đầu: Người có đất bị thu hồi tiến hành khiếu nại đến Ủy ban nhân dân trực tiếp ra quyết định thu hồi hoặc người trực tiếp ra quyết định thu hồi đất,

+ Thời hạn khiếu nại: trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được quyết định thu hồi đất (trường hợp trong thời gian này bị ốm đau, hay vì một lý do chính đáng mà không tiến hành được khiếu nại thì khoảng thời gian này không được tính vào thời hiệu khiếu nại).

+ Trình tự giải quyết khiếu nại: Tiếp nhận và xem xét đơn. Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại sẽ thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. trường hợp không giải quyết phải ra thông báo và nêu rõ lý do.

Thời gian giải quyết khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại, đối với việc phức tạp được gia hạn thêm 15 ngày; trường hợp giải quyết khiếu nại thuộc vùng sâu, vùng xa thì thời gian giải quyết là 60 ngày.

+ Kết quả khiếu nại: Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần một hoặc đã hết thời gian giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết thì tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện ra Tòa án.

– Đối với khiếu nại lần 2: Không đồng ý kết quả khiếu nại lần thì tiếp tục gửi đơn khiếu nại lần 2 đến  Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần.

+ Thời hạn khiếu nại: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 hoặc kể từ ngày hết thời gian khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

+ Trình tự giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn, người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại lần hai tiến hành thụ lý hơn và giải quyết đơn, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. 

+ Kết quả khiếu nại: Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai  hoặc đã hết thời gian giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết thì có thể khởi kiện ra Tòa án.

– Lưu ý: Trong quá trình giải quyết lần 1 và lần 2, khi xét đơn người giải quyết khiếu nại có quyền gặp đương sự ( người khiếu nại); sau đó mở hội nghị giải quyết vấn đề khiếu nại. Cơ quan địa chính các cấp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp mình mở hội nghị xét giải quyết khiếu nại. Trường hợp người giải quyết khiếu nại là thủ trưởng cơ quan thì sau khi điều tra xong. cơ quan thanh tra của ngành ở các cấp giúp thủ tướng của mình mở hội nghị xét giải quyết khiếu nại.

>>> Thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục khởi kiện quyết định thu hồi đất

Các tranh chấp liên quan đến quyết định thu hồi đất có thể được giải quyết thông qua con đường hòa giải, khiếu nại, tố cáo và khởi kiện ra Tòa án. theo đó, thủ tục khởi kiện quyết định thu hồi đất cụ thể là:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm đơn khởi kiện; các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), các tài liệu, chứng cứ liên quan chứng minh quyết định thu hồi đất trái pháp luật; các giấy tờ tuy thân của người khởi kiện như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, v.v.. (bản sao công chứng)

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết đối với quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện và giải quyết vụ việc.

– Thời gian giải quyết vụ việc là 04 tháng kể từ ngày thụ lý, trừ trường hợp xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn.

– Đối khởi kiện quyết định thu hồi đất ra Tòa án thì phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

– Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định thu hồi đất là 01 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi đất. trường hợp có thực hiện qua thủ tục khiếu nại thì thời hiệu là 1 năm kể từ ngày có quyết định khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại.

thong-thu-hoi-dat-trai-phap-luat

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thu hồi đất trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là nội dung tư vấn cụ thể, chính xác của Luật sư Luật Thiên Mã về vấn đề thu hồi đất trái pháp luật.  Hy vọng thông qua bài viết trên đã phần nào cung cấp cho các bạn đọc những thông tin hữu ích, chính xác, đúng quy định pháp luật . Nếu còn vướng mắc các vấn đề liên quan cần được giải đáp, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các Luật sư hỗ trợ .

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7