action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Thủ tục thừa kế không có di chúc – Thủ tục khai nhận và quyền thừa kế

Nếu cha mẹ mất đi không để lại di chúc thì thủ tục thừa kế không có di chúc sẽ diễn ra như thế nào? theo như Luật thừa kế 2018 thì việc phân chia tài sản có khó khăn gì không? Bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ thủ tục thừa kế không có di chúc 2018 để các bạn hỏi rõ bản chất vấn đề.

Trường hợp nào được gọi là thừa kế không có di chúc?

Tài sản sẽ chỉ được thừa kế thông qua hai hình thức bắt buộc là qua nội dung di chúc và thông qua pháp luật. Khoản 2 Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 đã chỉ ra ba trường hợp cụ thể sẽ phải thực hiện thừa kế tài sản theo pháp luật như sau:

  • Thứ nhất: người chết không để lại di chúc hoặc phần tài sản cần định đoạt đó không có trong nội dung di chúc do người chết để lại
  • Thứ hai: Người đã chết để lại di chúc nhưng phần tài sản đó lại thuộc vào phần tài sản pháp luật quy định là không có hiệu lực
  • Thứ ba: Di chúc có nêu rõ tài sản thuộc về cá nhân nào đó rồi nhưng trên pháp luật họ không có quyền thụ hưởng số tài sản đó, họ quyết định từ chối nhận tài sản để lại hoặc đã chết trước hoặc cùng thời điểm người để lại di chúc qua đời.

Thừa kế theo quy định của Luật Dân sự là sự chuyển đổi tài sản của người đã chết đối với người còn sống. Số tài sản mà người còn sống nhận được đó gọi là di sản, họ có quyền sử dụng và định đoạt số tài sản đó. Nếu không thể thực hiện chia tài sản theo di chúc được thì việc thực hiện thừa kế theo pháp luật sẽ là phương án tốt nhất, tránh gây phát sinh những vấn đề nghiêm trọng khác.

Quy định về thứ tự thừa kế tài sản không có di chúc

Khi người chết không để lại di chúc, những người được thừa kế hoặc có quyền thừa kế sẽ được phân định tài sản thông qua pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự. Theo đó, người thừa kế tài sản khi không có di chúc sẽ được xếp thứ tự theo hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ hoặc chồng của người chết, cha ruột, mẹ ruột hoặc cha nuôi, mẹ nuôi của người chết. Sau đó là con đẻ và con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại của người chết, anh chị em ruột của người chết, cháu nội, cháu ngoại của người chết (trường hợp người chết là ông bà nội, ông bà ngoại của người cháu đó).
  • Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại, các bác ruột, các chú ruột, các cậu ruột, các cô ruột và dì ruột của người chết. Bên cạnh đó còn có cháu ruột hoặc chắt ruột nếu người mất là bác ruột, chú ruột, dì ruột, cô ruột, cậu ruột hoặc cụ nội, cụ ngoại của người cháu thừa kế đó.

Cũng theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự, khi thực hiện thừa kế không có di chúc, những người ở cùng hàng thừa kế sẽ nhận được mức phân chia di sản đều nhau. Quyết định thực hiện thừa kế sẽ ưu tiên những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Tài sản sẽ được định đoạt giá trị và chia đều cho những người cùng hàng thừa kế đó.

Giấy tờ cần có khi làm thủ tục thừa kế không có di chúc

Thủ tục thừa kế không có di chúc sẽ có phần phức tạp hơn so với thừa kế theo di chúc. Theo quy định Bộ Luật Dân sự, những người có quyền thừa kế theo pháp luật phải chuẩn bị các giấy tờ sau để làm thủ tục nhận di sản:

  • Văn bản họp gia đình, có sự góp mặt của các thành viên trong hạng thừa kế thứ nhất và các hạng thừa kế có liên quan.
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản đang được phân chia theo pháp luật.
  • Giấy chứng tử của người chết mà có tài sản cần phân chia
  • Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu và các giấy tờ có giá trị tương đương của những người được thừa hưởng di sản.
  • Giấy khai sinh của những người có quyền được thừa kế di sản
  • Sổ hộ khẩu gia đình hoặc những giấy tờ chứng minh quan hệ ruột thịt giữa người chết và người được thừa hưởng.

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và đầy đủ, bạn hãy nộp số hồ sơ này tại cơ quan công chứng có thẩm quyền tại địa phương, nơi có tài sản, đất đai, nhà cửa đang được coi là di sản để hoàn thành thủ tục nhận thừa kế di sản theo pháp luật.

Làm thế nào nếu không thể thống nhất ý kiến trong gia đình

Trường hợp nếu những người trong hàng thừa kế không thể cùng họp bàn để đưa ra phương án thừa kế tốt nhất cho các bên, có sự tranh chấp sảy ra thì thành viên trong gia đình có thể nộp đơn kiến nghị lên Ủy ban nhân dân xã để được giúp đỡ hòa giải. Nhưng nếu vẫn không thể giải quyết được tại UBND xã thì bạn có thể nộp đơn kiện lên tòa án.

Khi thực hiện khởi tiện ra tòa, bạn cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tố tụng và chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện của bạn có nêu rõ nội dung khởi kiện
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu các tài sản liên quan đến thừa kế như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cửa, giấy tờ xe, giấy tờ bất động sản …
  • Biên bản hòa giải tại cấp địa phương trước đó nhưng kết quả không thành công
  • Biên bản họp gia đình, ý kiến của những người liên quan đến việc phân chia tài sản
  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người có tài sản và người có quyền thừa kế tài sản

Sau khi nộp đơn khởi kiện ra tòa, các thành viên trong gia đình, buộc phải hòa giải và tuyệt đối tuân theo mọi phán quyết và phân chia của tòa án.

Tôi vừa gửi đến bạn những thông tin về thủ tục thừa kế không có di chúc 2018. Hy vọng có thể giúp ích được bạn và gia đình tránh được những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc sống,

Bạn đang xem bài viết “tìm hiểu về thủ tục thừa kế không có di chúc 2018tại chuyên mụcluật thừa kế

Gọi ngay: 0936380888 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7