Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai theo quy định của pháp luật? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bạn đọc khi liên hệ với đội ngũ luật sư của Luật Thiên Mã. Trong bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ tổng hợp và cung cấp đến bạn đọc định nghĩa, cách xác định hàng thừa kế, quyền và lợi ích của hàng thừa kế thứ nhất khi được hưởng thừa kế. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về cách chia tài sản thừa kế cho hàng thứ nhất vui lòng liên hệ đến luật sư theo hotline 1900.6174.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Hàng thừa kế là gì?
Hàng thừa kế là một trong những quy định pháp luật quan trọng về thừa kế, trong trường hợp phân chia di sản mà người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, khi đó định nghĩa về hàng thừa kế sẽ là căn cứ để xác định phân chia di sản thừa kế.
Định nghĩa hàng thừa kế theo pháp luật quy định là những đối tượng có cùng quan hệ huyết thống hoặc quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế.
Theo điều 651 bộ luật dân sự 2015, người thừa kế bao gồm 3 hàng thừa kế đó là hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ 3. Các điều kiện và thứ tự ưu tiên thừa kế di sản phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
>> Tổng đài 1900.6174 tư vấn hàng thừa kế thứ nhất miễn phí, gọi ngay
Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
Chào bạn, Tổng đài Luật Thiên Mã rất vui khi nhận được sự tin tưởng gửi câu hỏi thắc mắc của bạn về cho chúng tôi.
Sau khi đã tìm hiểu kĩ các vấn đề liên quan đến hàng thừa kế thứ nhất, đội ngũ tư vấn xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất được quy định cụ thể theo pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự. Bao gồm những người có quan hệ gần gũi nhất với người đã chết: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.
>> Hướng dẫn miễn phí hàng thừa kế thứ nhất nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Việc phân chia hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
Hàng thừa kế thứ nhất được phân chia như sau:
– Quan hệ thừa kế giữa vợ/chồng: Vợ hoặc chồng của người đã chết là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận, xác lập. Theo quy định pháp luật và về mặt đạo đức xã hội vợ chồng phải có nghĩa vụ yêu thương, lo lắng, thủy chung, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Do vậy, vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại.Một vài điểm lưu ý về quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng:
+ Nếu vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Sau đó một bên chết thì bên còn lại vẫn được thừa kế di sản của bên đã chết theo khoản 1 điều 655 Bộ luật dân sự 2015.
+ Nếu vợ, chồng đang xin ly hôn mà chưa được Tòa án cho ly hôn hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án nhưng quyết định hoặc bản án ly hôn đó chưa có hiệu lực pháp luật. Sau đó một bên chết thì bên còn lại vẫn được thừa kế di sản của bên đã chết theo khoản 2 điều 655 Bộ luật dân sự 2015. Do về mặt pháp lý, họ vẫn là vợ chồng.
+ Nếu một bên chết, bên còn lại còn sống khi hôn nhân vẫn còn tồn tại. Sau đó bên còn sống kết hôn, sống chung với người khác như vợ chồng. Bên còn sống hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế di sản của bên đã chết theo khoản 3 điều 655 Bộ luật dân sự 2015.
+ Trường hợp có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc (ngày luật HNGĐ có hiệu lực pháp luật); trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc); cán bộ, chiến sĩ Miền Nam đã có vợ/chồng, sau đó tập kết ra Bắc (từ năm 1954 đến năm 1975) kết hôn với người khác mà không bị Tòa án hủy bỏ bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, người chồng, người vợ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.
– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ, con đẻ:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ là người trực tiếp sinh ra người con (con đẻ). Con đẻ mang trong mình huyết thống của người cha đẻ, mẹ đẻ đó. Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ là những người có mối quan hệ huyết thống gần gũi nhất đối với nhau. Vì vậy, Cha mẹ đẻ và con đẻ được thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Quy định này không chỉ có tại Việt Nam mà nó còn tồn tại hầu hết trên thế giới.
+ Đối với con ngoài giá thú: Con ngoài giá thú phát sinh khi cha và mẹ của người con đó là người độc thân, chưa trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp nào hoặc trong trường hợp cha hoặc mẹ người con đó đã trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, người còn lại độc thân. Nói một cách dễ hiểu, khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn mà sinh ra con, thì người con đó được gọi là con ngoài giá thú. Con ngoài giá thú khi hoàn thành xác nhận cha mẹ, sẽ có đầy đủ quyền lợi như một người con bình thường. Do đó, con ngoài giá thú có quyền hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ và thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Điều này đúng với cả trường hợp ngược lại (Điều 653 của Bộ luật dân sự 2015).
– Quan hệ thừa kế giữa cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi: Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con cái. Cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ thừa theo hàng thứ nhất. Tuy nhiên con nuôi không có quan hệ thừa kế với cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi và ngược lại.
+ Nếu cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác. Trong trường hợp này, con nuôi không có quan hệ con nuôi với đối tượng mà cha mẹ nuôi mình kết hôn. Do vậy giữa con nuôi và đối tượng mà cha mẹ nuôi của con nuôi kết hôn không có quan hệ thừa kế di sản.
+ Khi đã được người khác nhận làm con nuôi, thủ tục con nuôi đã được hoàn thành theo quy định pháp luật. Người đó với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột vẫn có mối quan hệ thừa kế di sản.
– Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế: Theo nguyên tắc, giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế không có quan hệ huyết thống. Do đó, họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau. Tuy nhiên, họ sẽ được hưởng thừa kế nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc như cha con, mẹ con. Và sẽ được hưởng thừa kế tài sản theo quy định theo Điều 654 của Bộ luật dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Hàng thừa kế thứ nhất được áp dụng khi nào?
– Hàng thừa kế thứ nhất được áp dụng với trường hợp thừa kế di sản theo pháp luật. Do khi đó người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Di chúc bị coi không hợp pháp nếu vi phạm một số điều kiện như: Nội dung di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội, người lập di chúc không minh mẫn sáng suốt khi lập di chúc, bị cưỡng ép, đe dọa, lừa dối…
– Hàng thừa kế thứ nhất sẽ không được áp dụng với trường hợp thừa kế di sản có di chúc. Di sản thừa kế bắt buộc phải phân chia theo di chúc (Điều 631 và 632 Bộ luật Dân sự 2005). Mọi cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền này của mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Hàng thừa kế thứ nhất phải có trách nhiệm đối với tài sản do người để lại di sản như thế nào?
Di sản sẽ được phân chia cho những người thừa kế. Khi phân chia di sản theo pháp luật, người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ có quyền hưởng hoặc từ chối di sản thừa kế.
– Nếu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất hưởng di sản thừa kế:
Những người đó phải có trách nhiệm đối với tài sản do người đã chết để lại. Người thuộc hàng thừa kế thứ nhất hưởng di sản thừa kế, trách nhiệm của họ được quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Do vậy, trách nhiệm đối với tài sản do người để lại di sản của hàng thừa kế thứ nhất cụ thể như sau:
+ Những người thừa kế bao gồm cá nhân và không phải là cá nhân thì đều phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với đối với tài sản của người để lại di sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Khi chưa phân chia di sản: Người quản lý di sản có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
+ Khi đã phân chia di sản: Những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng. Tuy nhiên sẽ không vượt quá phần tài sản mà mình được hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản thừa kế:
Những người đó không phải thực hiện trách nhiệm đối với tài sản của người đã chết. Tuy nhiên, việc này phải tuân thủ các quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Vậy, việc từ chối di sản thừa kế phải lập thành văn bản gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản trước thời điểm phân chia di sản. Việc này chỉ được chấp nhận khi người đó không vì mục đích nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản như: nghĩa vụ nuôi cấp dưỡng, nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ đóngthuế, nghĩa vụ đền bù thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế…
Khi việc từ chối di sản thừa kế được chấp thuận, người đó sẽ không phải thực hiện trách nhiệm với tài sản của người để lại di sản.
>>> Xem thêm: Quyền thừa kế tài sản khi cha mất được chia như thế nào?
Ví dụ về hàng thừa kế thứ nhất
Giả sử ông A chết mà không để lại di chúc. Ông A có người vợ tên B. Vợ chồng ông đẻ ra 02 người con là chị C và anh D. Chị C có 01 người con là cháu E. Khi ông A mất, gia đình phát hiện ông A có 01 người con giá thú là chị F. Ông A có để lại di sản trị giá 2 tỷ đồng.
Trường hợp này di sản thừa kế sẽ được phân chia như sau:
Ông A có:
– Vợ : Bà A
– Con ruột: Chị C, anh D, chị F
– Cháu ruột: Cháu E
Ông A không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm 04 người: bà A, chị C, anh D và cả người con giá thú là chị F. Do những người này thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người thuộc cùng hàng thừa kế được hưởng di sản thừa kế tương đương nhau. Vì vậy, mỗi người hưởng 1/4 di sản, trị giá là 500 triệu đồng.
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: cháu E. Do đã tồn tại người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy cháu E sẽ không được hưởng di sản.
Trên đây là toàn bộ thông tin Luật Thiên Mã đã tìm hiểu và cung cấp cho bạn về “Hàng thừa kế thứ nhất”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng của Luật Thiên Mã 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ chuyên viên.