action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất được chia như thế nào?

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất được quy định như thế nào? Các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha bị mất? Thủ tục đòi quyền thừa kế tài sản khi cha bị mất? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ và gỡ rối những vướng mắc liên quan đến vấn đề này. Nếu các bạn có vướng mắc hoặc cần được hỗ trợ về thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề của các bạn!

>>> Luật sư tư vấn về các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha mất? Gọi ngay: 1900.6174

Quyền thừa kế là gì? Người thừa kế là ai?

Căn cứ Điều 609 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền thừa kế như sau: Quyền thừa kế là quyền của cá nhân  lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Căn cứ Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp mà người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

quyen-thua-ke-tai-san-khi-cha-mat

Theo đó, cá nhân có quyền lập di chúc nhằm định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế mà không phải cá nhân vẫn có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Người thừa kế phải  là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng mà đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người thừa kế theo di chúc mà  không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

>>> Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật bao gồm những ai? Gọi ngay: 1900.6174

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất thuộc về ai?

Để trả lời câu hỏi quyền thừa kế tài sản khi cha mất thuộc về ai thì theo Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định 02 hình thức phân chia di sản thừa kế là:

Một là, thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo như ý chí định đoạt của người đó khi còn sống.

Hai là, thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống thông qua những quy định của pháp luật, các hàng thừa kế mà không phụ thuộc vào ý chí của người đã chết.

Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng khi không có di chúc hoặc di chúc mà không hợp pháp. Ngoài ra, hình thức  thừa kế theo pháp luật còn được áp dụng khi mà có phần di sản không được định đoạt trong di chúc, người mà được hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản.

Như vậy, để xác định được ai là người mà được hưởng thừa kế tài sản khi cha mất thì cần phụ thuộc vào việc người cha chết có để lại di chúc hợp pháp hay không. 

>>> Xem thêm: Giấy ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy ủy quyền mới nhất

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất theo di chúc

 

Chị Na (Vinh) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi là Na hiện nay sinh sống và làm việc tại Thành phố Vinh. Bố tôi mất từ tháng 2 năm 2023, bố tôi có một căn nhà và mảnh đất 20m2. Khi bố tôi còn sống bố tôi có lập di chúc, trong đó có ghi là phần tài sản căn nhà đó cho anh trai tôi và phần mảnh đất là của tôi.

Vậy cho tôi hỏi tôi có quyền thừa kế tài sản đó khi bố tôi mất để lại theo di chúc không ? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn.”

 

>> Luật sư tư vấn về các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha mất? Gọi ngay: 1900.6174

Chào Chị Na, chúng tôi cảm ơn Chị Na đã tin tưởng đặt câu hỏi về vấn đề này đến Luật Thiên Mã. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi dành cho chị:

Khi bố chị Na mất để lại di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ được định đoạt theo ý chí của bố chị.

Trường hợp của chị Na cung cấp thông tin thì những người được hưởng di sản thừa kế sẽ được xác định theo nội dung của di chúc đó và phần của mỗi người được hưởng cũng theo ý chí định đoạt của bố của chị Na trước khi chết. Tức là phần tài sản căn nhà đó cho anh trai chị và phần mảnh đất là của chị Na.

Tuy nhiên, pháp luật vẫn quy định một vài trường hợp đặc biệt, dù người để lại di sản có nêu tên trong di chúc hoặc thậm chí truất quyền thừa kế của người đó trong di chúc thì những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Theo quy định tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng ⅔  suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp mà họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn ⅔  suất đó, bao gồm:

Thứ nhất, con chưa thành niên;

Thứ hai, cha, mẹ;

Thứ ba, vợ, chồng;

Thứ tư, con thành niên mà không có khả năng lao động.

Như vậy, nếu như trước khi bố chị Na chết có để lại di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo di chúc của bố chị để lại, ngoại trừ  trường hợp đặc biệt mà chúng tôi đã phân tích ở trên.

>>> Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật bao gồm những ai? Gọi ngay: 1900.6174

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất theo pháp luật

 

Chị Kim (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi là Kim hiện nay sinh sống và làm việc tại Nghệ An. Cha tôi có 2 người con là tôi và em trai tôi, mẹ tôi mất từ năm 2015. Cha tôi có sở hữu 2 mảnh đất ruộng và một căn nhà hiện nay em trai tôi đang sống. Khi bố tôi mất không để lại di chúc hay gì cả.

Vậy cho tôi hỏi tôi có quyền thừa kế tài sản đó khi cha tôi mất để lại theo pháp luật không ? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn.”

 

>> Luật sư tư vấn về các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha mất? Gọi ngay: 1900.6174

Chào Chị  Kim, chúng tôi cảm ơn Chị Kim đã tin tưởng đặt câu hỏi về vấn đề này đến dịch vụ chúng tôi. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi dành cho chị:

Các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha mất

Cần xác địnc hưởng di sản thừa kế sẽ phụ thuộc vào hàng thừa kế của người cha. Theo như Bộ luật Dân sự h ai là người sẽ đượnăm 2015 có quy định 3 hàng thừa kế của người chết cụ thể như sau: 

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của cha chị Kim;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của cha chị mà cha chị Kim là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của  cha chị mà cha chị Kim là cụ nội, cụ ngoại.

Theo quy định trên thì hàng thừa kế thứ nhất sẽ là những người sẽ được phân chia di sản thừa kế đầu tiên. Còn các hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản thừa kế trong trường hợp hàng thừa kế trước mà không còn ai nhận di sản thừa kế do chết, hoặc bị truất quyền thừa kế, hoặc từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Như vậy trong trường hợp của chị Kim thì tài sản mà cha chị để lại sẽ chia theo hàng thừa kế thứ nhất bao gồm chị và em trai của chị. Ngoài ra, nếu cha chị Kim có con nuôi của cha và con riêng của mẹ chị cũng sẽ được coi là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong trường hợp là chứng minh được có mối quan hệ nuôi dưỡng như cha con.

>>> Các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha bị mất? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp

Trường hợp cha mất được chia theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Không có di chúc;

– Di chúc mà không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức mà được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người mà được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

Như vậy trong trường hợp của chị Kim cung cấp thì cha chị Kim không để lại di chúc nên sẽ thừa kế theo pháp luật.

>>> Quyền thừa kế tài sản khi cha bị mất theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp? Liên hệ ngay: 1900.6174

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất theo pháp luật được áp dụng đối với các phần di sản

Quyền thừa kế tài sản khi cha bị mất theo pháp luật được áp dụng đối với những phần di sản sau:

– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản mà có liên quan đến phần của di chúc nhưng không có hiệu lực pháp luật

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng mà họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng mà không còn vào thời điểm mở thừa kế.

quyen-thua-ke-tai-san-khi-cha-mat

Như vậy, thừa kế mà không có di chúc là một trong các dạng mà chúng tôi đã đề cập trên (hoặc di chúc không hợp pháp, không phát sinh hiệu lực theo nội dung di chúc…). Đồng thời, đất đai vẫn được xem là di sản và sẽ được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, việc chia thừa kế mà di sản là đất đai thù còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật đất đai.

>>> Quyền thừa kế tài sản khi cha bị mất theo pháp luật được áp dụng đối với các phần di sản? Liên hệ ngay: 1900.6174

Thủ tục đòi quyền thừa kế tài sản khi cha mất

 

Anh Nhân ( Bắc Giang) có câu hỏi thắc mắc:

“Xin chào Luật sư, tôi là Nhân năm nay 35 tuổi, hiện đang sinh sống tại tỉnh Bắc Giang. Vào năm 2018, cha tôi bị đột quỵ qua đời. Trước khi mất, cha mẹ của tôi có xây dựng được một căn nhà trên mảnh đất mà ông bà để lại và đứng tên cha mẹ tôi.

Nhưng sau khi cha tôi mất đi , mẹ tôi có làm lại sổ đỏ căn nhà chỉ đứng tên mẹ tôi. Hiện nay, mẹ tôi có kết hôn với người khác. Vậy tôi muốn hỏi tôi có thể đòi quyền thừa kế tài sản khi cha tôi mất không?

Nếu có thì chúng tôi cần chuẩn bị thủ tục như thế nào để đòi quyền thừa kế? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn.”

 

>> Luật sư tư vấn về các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha mất? Gọi ngay: 1900.6174

Chào anh Nhân, chúng tôi cảm ơn anh Nhân đã tin tưởng đặt câu hỏi về vấn đề này đến dịch vụ chúng tôi. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi dành cho anh:

Với thông tin anh Nhân cung cấp, cha anh mất mà không để lại di chúc. Theo Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về trường hợp không để lại di chúc được thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp này của anh Nhân, anh là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của cha. Vì vậy, anh Nhân sẽ có quyền hưởng thừa kế tài sản khi cha mất theo quy định. 

Tuy nhiên nếu anh không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 643 của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc bị truất quyền hưởng di sản thì anh sẽ không được nhận phần di sản của cha. Cụ thể:

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.”

Để đòi lại quyền thừa kế tài sản, anh Nhân cần thực hiện theo các thủ tục sau:

Bước 1: Anh Nhân cần tiến hành xác định tài sản cần đòi quyền thừa kế, cụ thể ở trường hợp của anh Nhân là ½ mảnh đất là di sản của cha anh để lại chia đều cho anh và mẹ của anh.

Bước 2: Anh Nhân cần  tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành nhận phần di sản được thừa hưởng

Bước 3: Khi mà hồ sơ của anh Nhân được tiếp nhận, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho anh. Sau quá trình thẩm định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.

>>> Thủ tục đòi quyền thừa kế tài sản khi cha bị mất như thế nào? Liên hệ ngay: 1900.6174

Quyền thừa kế khi cha mất của con riêng

Anh Hành ( Hà Giang) có câu hỏi thắc mắc:

“Xin chào Luật sư, tôi là Hành, hiện đang sinh sống tại tỉnh Hà Giang. Bố mẹ tôi có 2 người con gồm tôi và em trai tôi. Vào năm 2013, bố mẹ tôi ly hôn. Bố tôi đi thêm bước nữa, kết hôn với người khác và có 1 người con.

Hiện nay bố tôi mất, vậy cho tôi hỏi người con riêng bố tôi có quyền được hưởng thừa kế không? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn.”

 

>> Luật sư tư vấn về các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha mất? Gọi ngay: 1900.6174

Chào anh Hành, chúng tôi cảm ơn anh Hành đã tin tưởng đặt câu hỏi về vấn đề này đến dịch vụ chúng tôi. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi dành cho anh:

Theo như thông tin anh Hành cung cấp thì nếu bố của anh mất đi thì những người được hưởng thừa kế bao gồm 2 anh em của anh, mẹ anh, người con riêng và người vợ lẽ của bố anh.

+ Trường hợp bố anh mất mà có để lại di chúc thì tài sản của bố anh sẽ được chia theo di chúc. Nếu trong di chúc bố anh để lại, mà không chia tài sản cho người con riêng và người vợ lẻ thì mỗi người vẫn có quyền được hưởng phần tài sản bằng ⅔  suất của một người thừa kế theo pháp luật (căn cứ theo điều 644 của Bộ luật dân sự 2015).

Trong trường hợp này sẽ có 5 suất thừa kế, nếu bố anh để lại di chúc để lại toàn bộ tài sản cho mẹ của anh, thì 2 anh em của anh Nhân, người con riêng, người vợ lẻ sẽ được hưởng phần tài sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế, phần tài sản còn lại mẹ anh được thừa kế.

+ Trường hợp bố anh Nhân mất đi không để lại di chúc thì tài sản của bố anh sẽ được chia đều cho vợ và các con. Trong trường hợp trên, người con riêng và người vợ lẻ cũng được hưởng thừa kế theo pháp luật.

>>> Con riêng có được hưởng quyền thừa kế khi cha mất hay không? Gọi ngay: 1900.6174

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến quyền thừa kế tài sản khi cha mất

 Di sản thừa kế là đất đai thì phân chia như thế nào?

Về cơ bản, khi mà chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế mà trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Việc phân chia về quyền sử dụng đất thì cũng như vậy, dựa trên số người sẽ được nhận di sản thừa kế để phân chia quyền sử dụng đất đi thành các phần bằng nhau.

Thủ tục thừa kế mà không có di chúc được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có đất đai để lại theo quy định tại Điều 57 của Luật công chứng 2014. Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, thì cần các giấy tờ như sau trong hồ sơ:

– Văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế giữa những người đồng thừa kế;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ),quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đã được cấp;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Giấy tờ tùy thân còn thời hạn của người những người được thừa kế;

– Giấy tờ để chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (như giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).

>>>> Di sản thừa kế là đất đai thì phân chia như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Mẹ có được tự quyết định quyền thừa kế tài sản khi cha mất không?

Anh Trung (Hải Phòng) có gửi câu hỏi:

“Xin chào, tôi tên là Trung, hiện nay đang làm việc tại Hải Phòng. Bố tôi có một mảnh đất ruộngvới diện tích 4000m2. Năm 2021, bố tôi mất. Khi mất, bố tôi không để lại bản di chúc hay các giấy tờ liên quan đến tài sản.

Hiện nay, mẹ tôi cũng đã có tuổi và sức khỏe không còn được tốt như trước. Vậy tôi muốn hỏi, số tài sản mẹ tôi có được sau khi bố tôi mất? Mẹ tôi có được toàn quyền quyết định không? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.”

 

>> Luật sư tư vấn về các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha mất? Gọi ngay: 1900.6174

Chào anh Trung, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh Trung và chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với di sản của người đã mất nếu như không có di chúc thì sẽ được chia theo pháp luật. Vì vậy, khi bố anh mà mất đi thì tài sản chung của bố mẹ anh sẽ được chia đôi, mẹ anh ½  và ½  còn lại được đem chia cho những người có quyền thừa kế tài sản khi bố mất. Vì bố anh không để lại di chúc nên tài sản được chia theo hàng thừa kế.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 676 của Bộ luật Dân sự 2015 thì Mẹ anh cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với anh  và anh chị em ruột của anh (nếu bố anh có những người con khác ngoài anh). Mẹ anh sẽ được hưởng một phần di sản của bố anh để lại ngang bằng với phần chia cho các con theo quy định tại quyền thừa kế tài sản khi bố mất.

quyen-thua-ke-tai-san-khi-cha-mat
Sang tên sổ đỏ đang thế chấp năm 2023: Điều kiện và thủ tục từ A – Z

Với 4000m2 đất trồng ruộng đó thì mẹ bạn sẽ được sở hữu 2000m2 và được thừa kế một phần trong 2000m2 còn lại chia đều cho mẹ anh và các con của bố anh. Đối với tài sản thuộc sở hữu của mẹ của anh thì mẹ anh sẽ có toàn quyền quyết định và sở hữu tài sản được pháp luật công nhận.

>>> Mẹ có được tự quyết định quyền thừa kế tài sản không? Gọi ngay: 1900.6174 

Con có được nhận di sản thừa kế từ ông nội bằng hình thức thừa kế thế vị khi cha mất trước ông nội hay không?

Anh Biên (Long An) có gửi câu hỏi:

“Xin chào, tôi tên là Trung, hiện nay đang làm việc tại Long An. Bố tôi mất năm 2016 do tai nạn giao thông. Nay ông nội tôi mới mất và tiến hành chia thừa kế quyền sử dụng đất do không có để lại di chúc.

Vậy cho tôi hỏi,khi bố tôi mất trước ông nội và  tôi là con của bố, là cháu nội của ông thì tôi có được nhận thừa kế không? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn Luật sư. “

>>> Luật sư tư vấn về các hàng thừa kế theo quyền thừa kế tài sản khi cha mất? Gọi ngay: 1900.6174

Chào anh Biên, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh Biên và chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:

Căn cứ Điều 652 của  Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

Trường hợp con của người mà  để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu sẽ được hưởng nếu còn sống; nếu mà cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu như còn sống.

Như vậy, trong trường hợp của anh  Biên cung cấp, do bố anh  là người thừa kế ở hàng thứ nhất của ông nội anh. Nếu bố anh còn sống thì sẽ nhận được di sản thừa kế theo pháp luật.

Nhưng bố của anh Biên đã mất trước ông nội của anh thì theo nguyên tắc thừa kế thế vị thì anh Biên sẽ được hưởng phần di sản mà bố anh được hưởng nếu còn sống.

>>> Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật bao gồm những ai? Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ những vấn đề pháp lý hữu ích mà Luật sư Luật Thiên Mã cung cấp đến quý bạn đọc về vấn đề quyền thừa kế khi cha mất. Hy vọng rằng nội dung bài viết sẽ phần nào giúp các bạn nắm rõ quy định pháp luật hiện hành, cũng như thực hiện quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bị lấn chiếm một cách suôn sẻ nhất.

Nếu bạn đọc còn gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào cần Luật sư hỗ trợ, vui lòng nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất!

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7