Giấy ủy quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào? Mẫu giấy dùng để ủy quyền sử dụng đất năm 2023 như thế nào? Thủ tục ủy quyền để sử dụng đất được tiến hành qua các bước nào? Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ!
>>> Liên hệ luật sư tư vấn về mẫu giấy dùng để ủy quyền sử dụng đất mới nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Giấy ủy quyền sử dụng đất là gì? Ý nghĩa của việc làm giấy ủy quyền sử dụng đất?
Theo Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ khi xác lập quyền đại diện như sau:
“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”
Theo đó, ủy quyền chính là việc thỏa thuận của các bên tham gia, trong đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện các công việc nhân dân bên ủy quyền.
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định về giấy ủy quyền để sử dụng đất, tuy nhiên theo quy định trên thì giấy ủy quyền để sử dụng đất có thể hiểu là văn bản ghi nhận về việc bên ủy quyền đã ủy quyền cho một bên khác để thay mình thực hiện, đại diện cho mình để thực hiện các công việc liên quan đến việc sử dụng đất trong phạm vi được pháp luật cho phép.
Theo đó, giấy ủy quyền để sử dụng đất được hai bên thành lập khi có nhu cầu về việc chuyển nhượng phần đất đai từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác nhằm mục đích ràng buộc về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa hai bên có liên quan.
Một số trường hợp mà Giấy ủy quyền sử dụng đất thường được sử dụng như sau:
– Vì một vài lí do nào đó mà người có đất không thể tự mình sử dụng, mua bán đất
– Không đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện các công việc liên quan đến đất đai
– Uỷ quyền để phân chia tài sản bao gồm có đất,…
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng. Hợp đồng ủy quyền chính là sự thỏa thuận giữa các bên, bên được ủy quyền có nghĩa vụ, trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, lúc này bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu trong trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Khi xác lập, chủ thể (người ủy quyền và người được ủy quyền) phải ký vào hợp đồng. Về bản chất pháp lý, hợp đồng ủy quyền có sự thỏa thuận thống nhất giữa ý chí của các bên. Giá trị pháp lý ràng buộc giữa hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền đất đai thể hiện rõ sự khác nhau giữa 2 loại văn bản này.
Tuy nhiên, đối với giấy ủy quyền không yêu cầu bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện tất cả những công việc được ghi trong giấy ủy quyền.
Thời hạn ủy quyền của giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đất đai đều do pháp luật quy định nhưng trong một số trường hợp có sự khác nhau, cụ thể:
+ Giấy ủy quyền: người ủy quyền được quy định về thời hạn quy định
+ Hợp đồng ủy quyền: do thỏa thuận giữa hai bên, nếu không có sự thỏa thuận hay quy định pháp luật thì hợp đồng chỉ có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.
>>> Giấy dùng để ủy quyền sử dụng đất có ý nghĩa gì? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Nội dung cần có trong giấy ủy quyền sử dụng đất?
Ngày nay, bởi vì một số lý do mà chủ sở hữu đất không thể trực tiếp đứng ra hoàn thành những thủ tục có liên quan đến đất đai cho nên có thể ủy quyền lại cho người thân, bạn bè,… để họ đứng ra thực hiện.
Hiện nay, nội dung về giấy ủy quyền để sử dụng đất chưa được pháp luật ghi nhận vì vậy nội dung của giấy ủy quyền cũng chưa được quy định. Thế nhưng, giấy ủy quyền để sử dụng đất cần có một số nội dung sau:
– Thông tin cá nhân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền sử dụng đất: gồm có họ và tên, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu; quốc tịch, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, số điện thoại,… .
– Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện của tổ chức đó
– Nội dung ủy quyền sử dụng đất: Ghi rõ thông tin về mảnh đất được ủy quyền sử dụng bao gồm số thửa đất, loại đất, hạng đất, diện tích đất hoặc thông tin khác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
– Thời gian ủy quyền sử dụng đất: Ghi rõ, cụ thể từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào.
– Phạm vi ủy quyền sử dụng đất: toàn bộ diện tích mảnh đất hoặc một phần nào đó của diện tích phần sử dụng đất
– Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền sử dụng đất
– Có thể có thỏa thuận về mức thù lao của hai bên.
– Trường hợp xảy ra tranh chấp và cách thức giải quyết
– Chữ ký/ Điểm chỉ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền
Trên đây là những nội dung để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia và quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Nội dung cần có trong giấy chứng nhận ủy quyền sử dụng đất? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất chi tiết, mới nhất năm 2023?
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất được hiểu là loại văn bản quan trọng được sử dụng trong trường hợp chủ sở hữu muốn ủy quyền sử dụng đất hợp pháp cho các cá nhân hoặc tổ chức để thay mình sử dụng đất.
Mẫu số 01:
>>> Giấy ủy quyền để sử dụng đất được quy định như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
Về việc sử dụng đất
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY QUYỀN:
Họ và tên: ……………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………
Số CMND/CCCD: …………. Ngày cấp: ………. Nơi cấp: …..……………………
Quốc tịch: ……………………………………………………………………………
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ và tên: ……………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………
Số CMND/CCCD: …………. Ngày cấp: ………. Nơi cấp: …..……………………
Quốc tịch: ……………………………………………………………………………
- Nội dung ủy quyền:
1.1. Phạm vi Ủy quyền
1.2. Thời gian Ủy quyền
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
2.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy quyền
2.2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên được Ủy quyền
- Cam kết của các bên
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.
BÊN ỦY QUYỀN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
>>> Xem thêm: Thủ tục thừa kế không có di chúc 2021 thủ tục khai nhận và quyền thừa kế
Mẫu số 02:
>>> Giấy ủy quyền để sử dụng đất được quy định như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Người sử dụng đất khi thực hiện uỷ quyền sử dụng đất có thể sử dụng mẫu Hợp đồng uỷ quyền sau đây. Theo đó, hợp đồng ủy quyền nhà đất được xem như là một dạng của hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Chúng tôi gồm có:
Bên ủy quyền (bên A):
Họ và tên:…………………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………………………………
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân:……………………………………………
Ngày cấp:………………….. Nơi cấp: …………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………
Bên được ủy quyền (bên B):
Họ và tên:…………………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………………………………
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân:……………………………………………
Ngày cấp:………………….. Nơi cấp: …………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………
Hai bên đồng ý việc giao kết hợp đồng ủy quyền này với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1. CĂN CỨ ỦY QUYỀN
………………………………………………
ĐIỀU 2. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Bằng Hợp đồng này, Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt và nhân danh Bên A thực hiện các nội dung được Bên A ủy quyền cụ thể dưới đây:
(i) Quản lý và sử dụng toàn bộ thửa đất nêu trên;
(ii) Thực hiện các thủ tục để xin cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” đối với thửa đất được giao theo Quyết định nêu trên. Được nhận bản chính “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bàn giao. Bên B được bảo quản “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được cấp nêu trên.
(iii) Sau khi nhận được “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” đối với thửa đất được giao nêu trên, Bên B được toàn quyền định đoạt, chuyển dịch (bán, cho thuê, cho mượn, trao đổi, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh) thửa đất nói trên theo quy định của pháp luật. Giá cả và các điều kiện chuyển dịch do Bên B tự quyết định. Bên B được nhận, quản lý số tiền chuyển dịch thửa đất nêu trên.
(iv) Khi thực hiện các nội dung ủy quyền, Bên B được lập và ký các giấy tờ cần thiết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định đồng thời được thay mặt Bên A nộp các khoản chi phí phát sinh từ việc được ủy quyền nói trên.
(v) Trong thời gian Hợp đồng ủy quyền này còn hiệu lực, Bên B được ủy quyền lại cho người thứ ba tiếp tục thực hiện các nội dung được Bên A ủy quyền theo bản Hợp đồng này.
Bên B đồng ý nhận và thực hiện các việc được Bên A ủy quyền nêu trên.
ĐIỀU 3. THỜI HẠN ỦY QUYỀN VÀ THÙ LAO
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày được công chứng và hết hiệu lực khi Bên B đã thực hiện xong công việc được ủy quyền hoặc hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Bên B không yêu cầu Bên A phải trả thù lao để thực hiện hợp đồng.
ĐIỀU 4. CAM ĐOAN CỦA HAI BÊN
Bên A cam đoan:
Cung cấp đầy đủ giấy tờ, thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện các việc được Bên A ủy quyền.
Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
Tại thời điểm ký Hợp đồng này, Bên A chưa ủy quyền cho ai thực hiện nội dung ủy quyền nói trên.
Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Bên B cam đoan:
Chỉ nhân danh Bên A để thực hiện các việc được Bên A ủy quyền nêu trong bản Hợp đồng này.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi thực hiện các việc trong phạm vi được Bên A ủy quyền theo Hợp đồng này;
Thông báo kịp thời cho Bên A về việc thực hiện các nội dung được Bên A ủy quyền.
Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 5. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.
BÊN ỦY QUYỀN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(ký tên) (ký tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
………………………………………………………………………………………
SỐ CÔNG CHỨNG : ……..………………………………………………………..
Công chứng viên
(ký tên)
>>> Luật sư hướng dẫn điền mẫu giấy ủy quyền nhanh chóng và chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Hướng dẫn soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất?
Khi viết giấy ủy quyền sử dụng đất thì cần lưu ý trình bày những nội dung sau:
+ Phải ghi rõ, cụ thể thông tin về hiện trạng phần đất được ủy quyền như vị trí,diện tích, số thửa, số tờ bản đồ, số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian được cấp Giấy chứng nhận,…
+ Liệt kê chi tiết về phạm vi những công việc được ủy quyền như ở, mua bán, kinh doanh,…
+ Thỏa thuận về cách thức xử lý đối với tài sản có trên đất và hoa lợi, lợi tức có được từ những tài sản đó trong thời gian ủy quyền sử dụng đất.
Trong một số trường hợp, việc ủy quyền sử dụng đất cũng có thể gây ra một số bất lợi nhất định. Để đảm bảo lợi ích tốt nhất khi có xảy ra tranh chấp pháp lý, chỉ trong trường hợp nắm rõ khả năng người được ủy quyền thực hiện việc ủy quyền đó trên thực tế thì mới làm giấy ủy quyền sử dụng đất
Trong trường hợp mua bán đất không nên lập giấy ủy quyền để sử dụng đất bởi vì hợp đồng ủy quyền sử dụng đất không có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và hợp đồng ủy quyền có thể chấm dứt trong một số trường hợp, điều này rất rủi ro.
>>> Luật sư hướng dẫn điền mẫu giấy ủy quyền nhanh chóng và chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không?
Chị Bích (Long An) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:
“Tôi có một mảnh đất với diện tích 256m2 tại Xã Bình Đức, Huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Mảnh đất này có nguồn gốc từ nhận thừa kế của ba tôi vào năm 1978. Nay tôi muốn ủy quyền việc sử dụng thửa đất này sang con trai của tôi.
Vậy khi thực hiện uỷ quyền có bắt buộc công chứng giấy ủy quyền này không? Hy vọng Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Liên hệ luật sư tư vấn về mẫu giấy dùng để ủy quyền sử dụng đất mới nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Luật sư tư vấn như sau:
Chào chị Bích, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung đã được chị trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:
Theo Luật Công chứng hiện hành thì chưa có quy định về thủ tục công chứng giấy ủy quyền mà chỉ đề cập việc công chứng ủy quyền. Thông thường, giấy ủy quyền được sử dụng với trường hợp ủy quyền đơn giản, trong những trường hợp phức tạp thì các bên sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Chính vì vậy, giấy ủy quyền không cần phải công chứng. Tuy nhiên, đối với tài sản có giá trị lớn, rất dễ xảy ra tranh chấp như đất đai, vì vậy vẫn cần phải công chứng văn bản ủy quyền đất để tránh những rủi ro về sau.
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP khi thực hiện ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và việc ủy quyền không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì phải chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền.
Như vậy, trong trường hợp giấy ủy quyền để sử dụng đất thuộc trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường như trên thì phải thực hiện công chứng, chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền. Theo đó, chị Bích phải tiến hành công chức giấy ủy quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
Thời hạn thực hiện công chứng mẫu giấy ủy quyền để sử dụng đất thông thường là 02 ngày làm việc, trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không được quá 10 ngày làm việc.
>>> Giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất viết tay có giá trị không?
Anh Bình (Bắc Giang) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:
“Tôi đang sở hữu mảnh đất 195,3m2 tại Xã Đoan Bái, Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (đây là tài sản riêng của tôi). Tuy nhiên, bởi vì công việc rất bận và thường xuyên không có ở nhà nên muốn ủy quyền cho chồng để thay mặt mình để bán mảnh đất này.
Tôi có viết giấy ủy quyền sử dụng đất cho chồng tôi, bản viết tay này của tôi có giá trị pháp lý không? Hy vọng Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Liên hệ luật sư tư vấn về mẫu giấy dùng để ủy quyền sử dụng đất mới nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Luật sư tư vấn như sau:
Chào anh Bình, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung đã được anh trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 119 Bộ Luật dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc thể hiện bằng hành vi cụ thể. Chính vì vậy, mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất bằng bả viết tay là có giá trị và được công nhận.
Thế nhưng trong giấy ủy quyền để sử dụng đất đó cần phải đảm bảo đầy đủ nội dung và các thông tin cần thiết chẳng hạn như ngày tháng năm lập ủy quyền sử dụng đất; thông tin của các bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền sử dụng đất); Thẻ Căn cước công dân/Giấy Chứng minh nhân dân/hộ chiếu; địa chỉ; phạm vi và thời hạn ủy quyền sử dụng đất. Ngoài ra, giấy ủy quyền sử dụng đất còn cần phải có chữ ký của các bên tham gia.
>>> Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất viết tay có giá trị không? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Một số lưu ý khi làm giấy ủy quyền sử dụng đất?
Khi làm giấy ủy quyền sử dụng đất cần phải lưu ý một số điều sau:
Thứ nhất, giấy ủy quyền không có giá trị pháp lý tương đương hoặc thay thế được cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì vậy, khi các bên có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần phải lập hợp đồng bằng văn bản và có công chứng, chứng thực.
Thứ hai, giấy ủy quyền sử dụng đất cần phải ghi rõ thông tin về phần đất đang thỏa thuận theo Giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng, như: vị trí, diện tích, số thửa, số tờ bản đồ, số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
Thứ ba, các bên tham gia hợp đồng ủy quyền sử dụng đất cần thỏa thuận về cách thức xử lý đối với tài sản có trên đất và hoa lợi, lợi tức thu được từ những tài sản đó trong thời gian ủy quyền sử dụng đất.
Thứ tư, các bên khi tham gia phải tuân thủ về quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015: Quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền (Điều 565, Điều 566); Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ quyền (Điều 567, Điều 568).
>>> Khi làm giấy ủy quyền sử dụng đất cần phải lưu ý những gì? Gọi ngay: 1900.6174
Thủ tục ủy quyền sử dụng đất năm 2023?
Hồ sơ cần chuẩn bị?
Khi thực hiện thủ tục ủy quyền sử dụng đất thì bên ủy quyền và bên được ủy quyền cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Bên ủy quyền sử dụng đất:
– Thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền sử dụng đất.
– Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân.
– Giấy ủy quyền về việc sử dụng đất.
Bên được ủy quyền sử dụng đất:
– Thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên được ủy quyền sử dụng đất.
– Phiếu yêu cầu ủy quyền sử dụng đất đã được công chứng, chứng thực
>>> Cần chuẩn bị những gì để tiến hành nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Gọi ngay: 1900.6174
Quy trình thực hiện?
Quy trình thực hiện thủ tục ủy quyền sử dụng đất qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ ủy quyền sử dụng đất tại tổ chức công chứng gần nhất.
Sau khi chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như trên thì nộp tại tổ chức công chứng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ ủy quyền sử dụng đất:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ ủy quyền sử dụng đất sẽ chuyển hồ sơ cho công chứng viên để kiểm tra. Nếu hồ sơ ủy quyền sử dụng đất đầy đủ, hợp lệ, phù hợp với quy định của pháp luật, công chứng viên sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ ủy quyền sử dụng đất và ghi vào sổ công chứng. Nếu hồ sơ ủy quyền sử dụng đất yêu cầu công chứng chưa đầy đủ, công chứng viên sẽ hướng dẫn bạn bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Trường hợp hồ sơ ủy quyền sử dụng đất không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết, công chứng viên sẽ giải thích về lý do và từ chối việc tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất
Giấy ủy quyền sử dụng đất được soạn thảo bởi công chứng viên theo yêu cầu của người ủy quyền. Nội dung trong giấy ủy quyền để sử dụng đất không trái đạo đức xã hội, không vi phạm các quy định của pháp luật.
Bước 4: Ký giấy ủy quyền sử dụng đất
Người yêu cầu công chứng phải đọc kỹ giấy ủy quyền sử dụng đất, nếu trường hợp muốn sửa đổi, bổ sung một số nội dung thì công chứng viên sẽ xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung này. Nếu người yêu cầu công chứng nếu không có gì thắc mắc, hoàn toàn đồng ý với những nội dung và các quy định thì sẽ được công chứng viên hướng dẫn để ký vào giấy ủy quyền để sử dụng đất.
Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả công chứng của giấy ủy quyền:
Người yêu cầu công chứng giấy ủy quyền sẽ xuất trình bản chính của các giấy tờ theo hướng dẫn của công chứng viên để đối chiếu. công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng sau đó chuyển hồ sơ qua bộ phận để tiến hành việc thu lệ phí.
Sau khi người yêu cầu công chứng đã nộp phí công chứng theo quy định sẽ được trả lại hồ sơ để hoàn tất thủ tục.
>>>> Quy trình thực hiện thủ tục ủy quyền sử dụng đất gồm những bước naò? Gọi ngay: 1900.6174
Một số câu hỏi thường gặp?
Có thể ủy quyền sử dụng đất cho ai?
Thực hiện ủy quyền sử dụng đất cho vợ hoặc chồng, cho con cái hoặc người thân, bạn bè,… nếu:
– Vì vài lý do nào đó mà không thể sử dụng đất, mua bán đất.
– Không đủ điều kiện về sức khỏe để thực hiện các công việc liên quan đến đất đai
– Ủy quyền cho nhau để tiến hành việc phân chia tài sản bao gồm có đất.
>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức được giải quyết như thế nào?
Có được thực hiện ủy quyền sử dụng đất khi đang ở nước ngoài không?
Chị Trân (Phú Thọ) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:
“Tôi đang sở hữu một mảnh đất với diện tích 135,2m2 tại Phường Thọ Sơn, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tháng 8/2013, tôi đã sang Thụy Sĩ sinh sống và làm việc, đến nay vì không thể sắp xếp quay về Việt Nam nên muốn ủy quyền cho em trai để sử dụng mảnh đất này.
Vậy tôi có được thực hiện ủy quyền sử dụng đất cho em trai tôi khi đang ở nước ngoài không? Hy vọng Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Liên hệ luật sư tư vấn về mẫu giấy dùng để ủy quyền sử dụng đất mới nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Luật sư tư vấn như sau:
Chào chị Trân, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung đã được chị trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 5 của Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất gồm có người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch thì vẫn có quyền sử dụng đất. Lúc này để văn bản ủy quyền có giá trị pháp lý thì người ủy quyền phải công chứng giấy ủy quyền sử dụng đất hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền sử dụng đất tại một trong các cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao.
Theo đó, chị Trân hoàn toàn có quyền thực hiện ủy quyền sử dụng đất khi đang ở Thụy Sĩ cho em trai mình theo quy định của pháp luật hiện hành.
>>> Có được thực hiện ủy quyền sử dụng đất khi đang ở nước ngoài không? Gọi ngay: 1900.6174
Nếu người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền sử dụng đất có còn giá trị không?
Anh Khải (Thái Bình) có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã:
“Tôi và anh Nguyên là bạn thân của nhau. Bởi vì công việc làm ăn ở xa nên anh Nguyên có ủy quyền sử dụng mảnh đất tại Xã Chi Lăng, Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho tôi sử dụng. Thế nhưng, không may bạn tôi đột ngột gặp tai nạn và qua đời.
Vậy giấy ủy quyền để sử dụng đất lúc này có còn giá trị không? Hy vọng Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Liên hệ luật sư tư vấn về mẫu giấy dùng để ủy quyền sử dụng đất mới nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Luật sư tư vấn như sau:
Chào anh Khải, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Luật Thiên Mã. Căn cứ theo những nội dung đã được anh trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 422 của Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp khi người giao kết hợp đồng chết là một trong những căn cứ làm chấm dứt hợp đồng ủy quyền, tức là khi người ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền đương nhiên chấm dứt, giấy ủy quyềnđể sử dụng đất lúc này sẽ không còn giá trị pháp lý.
Như vậy, trường hợp anh Nguyên mất thì hợp đồng ủy quyền cũng chấm dứt, anh Khải cũng không được quyền tiếp tục sử dụng mảnh đất này.
Theo đó, hoạt động ủy quyền sử dụng đất thường xuyên diễn ra trong lĩnh vực đất đai, chính vì vậy khi thực hiện thủ tục thì người sử dụng đất cần chuẩn bị mẫu giấy ủy quyền để sử dụng đất để nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp pháp luật quy định phải công chức, chứng thực thì người có yêu cầu ủy quyền sử dụng đất phải tuân thủ chấp hành.
>>> Luật sư hướng dẫn điền mẫu giấy ủy quyền nhanh chóng và chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Thiên Mã về giấy ủy quyền sử dụng đất. Hy vọng thông bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ.