action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật là gì? Các hàng thừa kế gồm những ai?

Hàng thừa kế theo pháp luật là gì? Các hàng thừa kế được phân chia như thế nào? Hàng thừa kế gồm những ai? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bạn đọc khi liên hệ với đội ngũ luật sư của Luật Thiên Mã. Trong bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ tổng hợp và cung cấp đến bạn đọc định nghĩa, cách xác định hàng thừa kế, nguyên tắc và thủ tục phân chia di sản thừa kế. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về vấn đề thừa kế, vui lòng liên hệ đến luật sư theo hotline 1900.6174.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

 

Anh Nam ở Long Thành đặt câu hỏi như sau:

Chào luật sư! Trước khi bố tôi mất có để lại di chúc, trong di chúc có nói sẽ để lại toàn bộ tài sản của bố cho tôi. Tuy nhiên bản di chúc này chưa được công chứng, chứng thực. Nay chị gái và em trai tôi yêu cầu chia lại tài sản vì cho rằng di chúc của bố tôi để lại không hợp lệ. Vậy nếu như phải chia lại tài sản theo pháp luật thì ai là người được hưởng thừa kế? Các hàng thừa kế xác định như thế nào? Thủ tục, nguyên tắc phân chia tài sản theo pháp luật ra sao? Mong luật sư phản hồi sớm! Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn, Tổng đài Luật Thiên Mã rất vui khi nhận được sự tin tưởng gửi câu hỏi của bạn về cho chúng tôi.

Hàng thừa kế sẽ được áp dụng trong trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Theo như quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp này của gia đình bạn vì di chúc không đủ điều kiện nên sẽ phải chia thừa kế theo pháp luật và chia ra thành các hàng thừa kế. Cụ thể Luật Thiên Mã sẽ giải đáp về vấn đề này như sau.

>> Hướng dẫn miễn phí hàng thừa kế nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

Thừa kế là gì?

Thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.

Thừa kế được chia thành 02 hình thức:

– Thừa kế theo pháp luật: Là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật sẽ thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

– Thừa kế theo di chúc: Là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc phải thỏa mãn các điều kiện chủ thể lập di chúc, nội dung, hình thức được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

hang-thua-ke

Tóm lại, thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một người còn sống nào đó (cá nhân hoặc tổ chức). Thừa kế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tiếp nối tài sản. Luật thừa kế liên tục thay đổi và phát triển, là một nguyên tố không thể thiếu đối với xã hội loài người.

>> Tổng đài 1900.6174 tư vấn về chủ đề hàng thừa kế miễn phí

 

Hàng thừa kế là gì? Ai là người thừa kế theo pháp luật?

Hàng thừa kế là gì?

Hàng thừa kế là diện những người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế và cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được chia thành ba hàng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ 2 và hàng thừa kế thứ ba.

Hàng thừa kế nhằm xác định rõ thứ tự phân chia di sản thừa kế. Những người ở cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần thừa kế tương đương nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ai là người thừa kế theo pháp luật?

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015).

>> Có mấy hàng thừa kế theo pháp luật? Gọi ngay 1900.6174

 

Hàng thừa kế gồm những ai?

Hàng thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Hàng thừa kế thúc đẩy quá trình phát triển lập pháp Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của người thừa kế.

Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015, các hàng thừa kế gồm: Hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ 2 và hàng thừa kế thứ ba. Cụ thể:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

+ Quan hệ thừa kế giữa vợ/chồng: Vợ và chồng sẽ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu hai bên là nam nữ có kết hôn hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ, con đẻ: Cha mẹ đẻ, con đẻ được hưởng thừa kế di sản ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Điều này được pháp luật Việt Nam quy định. Điều luật này còn tồn tại ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo điều 653 Bộ luật dân sự 2015, việc thừa kế giữa cha mẹ đẻ, con đẻ không phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú.

+ Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi, con nuôi: Cha mẹ nuôi, con nuôi có quan hệ thừa kế hàng thừa kế nhất với nhau. Tuy nhiên, con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi không có quan hệ thừa kế di sản và ngược lại.

+ Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế: Khi hai bên có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc thì sẽ được hưởng thừa kế di sản của nhau và được hưởng thừa kế tài sản theo quy định Điều 654 Bộ luật dân sự 2015.

Hàng thừa kế thứ hai gồm những ai?

Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

+ Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội và cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại: Ông bà nội là cha mẹ đẻ của bố đứa cháu. Ông bà ngoại là cha mẹ đẻ của mẹ đứa cháu. Ông nội, bà nội và cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại có mối quan hệ thừa kế hàng thừa kế thứ hai. Trong một số trường hợp, khi cha mẹ cháu có thể bị truất quyền, có những hành vi không đúng chuẩn mực xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe danh dự của người để lại di sản thì sẽ không có có quyền thừa kế di sản mặc dù vẫn sống. Do đó cháu ruột của ông bà cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế. Chính vì vậy, pháp luật ban hành giữa ông nội, bà nội và cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại có mối quan hệ thừa kế hàng thừa kế thứ hai.

+ Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột, em ruột:

Anh, chị, em ruột có mối quan hệ thừa kế hàng thừa kế thứ hai của nhau. Việc thừa kế giữa anh, chị, em ruột không phân biệt bất kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Anh chị em ruột có thể là cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ.

Khi người chồng có con riêng, người vợ có con riêng. Thì hai người con có không phải anh chị em ruột của nhau. Do vậy không tồn tại mối quan hệ thừa kế giữa hai người con này.

Khi đã được người khác nhận làm con nuôi, thì giữa con nuôi và anh chị em ruột của con nuôi vẫn được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai.

Hàng thừa kế thứ ba gồm những ai?

Hàng thừa kế thứ ba bao gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

+ Quan hệ thừa kế cụ nội và chắt nội, giữa cụ ngoại và chắt ngoại: Cụ nội là cha mẹ đẻ của ông bà nội của người để lại di sản. Cụ nội là cha mẹ đẻ của ông bà ngoại của người để lại di sản. Khi cụ nội, cụ ngoại chết mà người con, cháu hoặc người thừa kế của cụ nội, cụ ngoại không có quyền thừa kế sản do họ bị truất quyền, từ chối hoặc có những hành vi không đúng chuẩn mực xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe danh dự của người để lại di sản thì khi đó chắt sẽ được hưởng di sản của cụ nội, cụ ngoại..

+ Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột và cháu ruột: Bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố mẹ cháu. Bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột và cháu ruột được hưởng quyền thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba.

>> Tư vấn chi tiết về hàng thừa kế miễn phí, gọi ngay 1900.6174

 

Trường hợp nào việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế?

Việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế khi và chỉ khi thừa kế được tiến hành theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:

– Không có di chúc: Di chúc được coi là không có nếu người để lại di sản không lập di chúc khi còn sống hoặc đã lập di chúc nhưng mà bị thất lạc, hư hại, nội dung không rõ ràng.

– Di chúc không hợp pháp: Là di chúc không có hiệu lực pháp luật do vi phạm điều kiện chung giao dịch dân sự Điều 177 và điều kiện di chúc hợp pháp Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

hang-mau-di-chuc-danh-may

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế: Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ thừa kế thế vị có thể sẽ phát sinh.

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản: Căn cứ vào Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đến người để lại di sản, người cố ý xâm phạm đến tính mạng người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng di sản và người có hành vi lừa dối cưỡng ép, ngăn cản việc lập di chúc, sửa đổi hủy hoại di chúc chúc sẽ bị tước quyền quyền thừa kế di sản.

>> Xem thêm: Di chúc vô hiệu khi nào? Hậu quả của di chúc vô hiệu

 

Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế phải được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc, tuân thủ đầy đủ pháp luật. Việc này giúp bảo vệ quyền lợi người được thừa kế và thể hiện sự tôn trọng với người để lại di sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người được thừa kế có thể bị giảm số lượng tài sản được thừa hưởng, thậm chí là bị truất quyền do người khác gian lận thay đổi di chúc. Điều này xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người được hưởng thừa kế di sản đó. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của người được hưởng di sản thừa kế, nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật gồm:

– Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản:

Việc định đoạt phân chia di sản thuộc hoàn toàn quyền về người để lại di sản.

+ Người để lại di sản có quyền phân chia ai là người được hưởng di sản, số lượng mà mỗi người đó được hưởng, truất quyền một số người thừa kế, đi cho, tặng một phần di sản, chỉ định người quản lý di chúc, người giữa di chúc, người phân chia di chúc… mà không bị phụ thuộc vào ý chí  chủ thể nào khác.

+ Người để lại di sản có thể sửa đổi, hủy bỏ, bổ sung, thay thế di chúc  đã lập vào bất cứ thời điểm nào.

+ Người để lại di sản đã để lại di chúc thì việc chuyển giao tài sản cho những người thừa kế phải thực hiện đúng và đẩy đủ như trong bản di chúc. Chỉ được phân chia di sản theo pháp luật khi và chỉ khi không có di chúc; di chúc không hợp pháp và các nguyên do khác phát sinh như người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, người thừa kế không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản hoặc cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;.

– Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi quyền thừa kế của người được hưởng di sản:

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Hiến pháp Việt Nam, quyền lợi quyền thừa kế được pháp luật đảm bảo. Điều này nhất quán với quy định khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.

+ Người được hưởng di sản phải nhận được đúng và đầy đủ phần di sản thừa kế mà họ có quyền được hưởng.

+ Người được hưởng di sản có quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, trong trường hợp người được hưởng di sản từ chối nhận với mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản thì sẽ không được chấp nhận.

+ Trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó thì con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

>> Xem thêm: Người thừa kế không phụ thuộc di chúc là ai?

 

Thủ tục chia tài sản thừa kế theo pháp luật

Các trường hợp phân chia tài sản theo pháp luật:

– Trường hợp không có di chúc: Người được hưởng thừa kế sẽ được phân chia di sản theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp có di chúc: Người được hưởng thừa kế sẽ được phân chia di sản đúng và đầy đủ theo di chúc của người để lại di sản đã viết.

Do đó, thủ tục chia tài sản thừa kế theo pháp luật gồm:

Bước 1: Xác định người để lại di sản có để lại di chúc hay không, hiệu lực pháp luật của di chúc và phần di sản thừa kế chia theo pháp luật

– Trường hợp không có di chúc: Xác định phần di sản thừa kế chia theo pháp luật

– Trường hợp có di chúc: Xác định vấn đề hợp pháp của bản di chúc.

Lưu ý, trường hợp có di chúc, nhưng trong nội dung di chúc chỉ phân chia một phần tài sản, còn một số tài sản thừa kế khác chưa được phân chia. Khi đó, căn cứ vào nội dung của di chúc và  danh sách di sản thừa kế, xác định phần di sản chia theo pháp luật.

Ví dụ: Người đã chết có 2 tài sản là xe máy và nhà. Trong nội dung di chúc chỉ phân chia di sản thừa kế là nhà mà không phân chia xe máy. Khi đó xe máy sẽ được phân chia cho những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

thu-tuc-thua-ke-khong-co-di-chuc

Bước 2: Xác định các hàng thừa kế và người có quyền hưởng di sản thừa kế theo từng hàng

Dựa vào quy định pháp luật về hàng thừa kế Luật Thiên Mã chia sẻ ở trên, xác định người thừa kế theo các hàng thừa kế, mức hưởng của mỗi người. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự, những người cùng hàng thừa kế sẽ có quyền và được hưởng di sản tương đương nhau.

Bước 3: Lập văn bản  nhận di sản thừa kế

Thực hiện thủ tục nhận di sản thừa kế tại UBND cấp xã hoặc văn phòng công chứng. Có 02 loại văn bản nhận di sản thừa kế, người thừa kế thực hiện công chứng một trong hai loại văn bản:

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Người thừa kế tặng toàn bộ hoặc một phần di sản bản thân được hưởng cho người thừa kế khác.

+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Chỉ có một người được hưởng di sản hoặc những người có quyền hưởng thừa kế  thỏa thuận không phân chia di sản.

Bước 4: Chuyển giao di sản cho người có quyền hưởng thừa kế

Khi đó, di sản thừa kế sẽ được bàn giao cho người được hưởng thừa kế.

Tuy nhiên, khi có người phản đối nội dung của bản di chúc, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Khi đó thủ tục khai nhận di sản thừa kế không được thực hiện. Trong trường hợp này, người có quyền lợi phải khởi kiện tranh chấp về thừa kế tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người đó .

Trên đây là toàn bộ thông tin Luật Thiên Mã đã tìm hiểu và cung cấp cho bạn về “Hàng thừa kế”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng của Luật Thiên Mã 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ chuyên viên.