Con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Mặc dù khái niệm “Thừa kế” đã xuất hiện từ lâu, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết các quy định về khái niệm này. Bài viết dưới đây Luật Thiên Mã sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về các quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể: Hàng thừa kế là gì?; Bao gồm những ai?; Trường hợp nào thừa kế theo quy định của pháp luật? Nếu quý khách có thắc mắc, hay câu hỏi về vấn đề thừa kế hoặc những vấn đề pháp luật khác. Hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Gọi ngay: 1900.6174
Hàng thừa kế là gì?
Để hiểu được chính xác nghĩa của khái niệm hàng thừa kế, trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm “Thừa kế”. Đây là thuật ngữ chỉ việc dịch chuyển tài sản (hay còn gọi là di sản) của người đã chết cho người còn sống.
Hàng thừa kế là những quy định về những nhóm người thừa kế, có mối quan hệ ruột thịt, gần gũi đối với người để lại tài sản thừa kế, những người thừa kế theo pháp luật. Điều kiện và trình tự phân chia thừa kế do pháp luật quy định.
Hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015, bao gồm 3 hàng thừa kế.
>>> Xem thêm: Thừa kế thế vị là gì? Nghĩa vụ của người hưởng thừa kế thế vị
Hàng thừa kế gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 651 Luật dân sự 2015, quy định các hàng thừa kế bao gồm:
Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ; chồng; cha đẻ; mẹ đẻ; cha nuôi; mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi của người mất
Hàng thừa kế thứ hai: ông nội; bà nội; ông ngoại; bà ngoại; anh ruột; chị ruột; em ruột
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Cần lưu ý đối với hàng thừa kế thứ nhất:
Vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Được xem là vợ (chồng) khi cả hai bên kết hôn hợp pháp. Trường hợp vợ – chồng đã chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, nhưng một trong hai người sau đó chết, thì người còn lại vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Trường hợp Vợ – chồng ly hôn mà Tòa chưa có bản án chính thức, chưa có hiệu lực pháp luật, mà trong khi đó một trong hai người chết, người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế
Không phải tất cả các hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản thừa kế đồng thời và giá trị di sản như nhau. Việc phân chia di sản thừa kế sẽ phân theo quy định của pháp luật như sau: Những người thuộc cùng trong một hàng thừa kế sẽ được thừa kế ngang nhau.
Khi nào những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất chết cùng; chết trước; chết sau; bị truất quyền thừa kế; từ chối nhận di sản thừa kế, thì những người thừa kế ở hàng thứ hai mới được nhận di sản thừa kế. Tương tự với hàng thừa kế thứ ba, nếu hàng thừa kế thứ hai không còn ai hoặc không ai nhận thừa kế, thì những người thuộc hàng thừa kế thứ ba được hưởng di sản thừa kế.
>>> Hàng thừa kế bao gồm những ai? Gọi ngay: 1900.6174
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật quy định
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật, được quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
– Trường hợp người chết không để lại di chúc
– Người chết để lại di chúc, nhưng di chúc không hợp pháp
– Những người nằm trong danh sách được hưởng thừa kế, nhưng chết trước, chết cùng; chết sau người để lại di sản thừa kế
– Người hưởng di sản thừa kế từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền thừa kế
Bên cạnh đó, Điều 644 cũng quy định trường hợp chia thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của những người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thừa kế, bao gồm:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Phần di sản liên quan đến người nhận di sản, nhưng họ không còn quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản; chết trước; chết sau hoặc chết cùng người để lại di sản; phần di sản liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Vậy nên, những trường hợp chia thừa kế theo hàng, đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật; phân chia đều nhau trong một hàng thừa kế.
>>> Những trường hợp thừa kế theo pháp luật quy định? Gọi ngay: 1900.6174
Di chúc có hiệu lực khi nào
Thời điểm di chúc có hiệu lực được quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
– Di chúc bắt đầu có hiệu lực vào thời điểm mở thừa kế
Ngoài ra, di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc di chúc có hiệu lực một phần trong các trường hợp sau:
– Người hưởng di sản thừa kế chết trước; chết cùng; chết sau người để lại di sản thừa kế
– Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chỉ định người hưởng thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm được mở thừa kế
Trường hợp trong số những người được hưởng di sản thừa kế, nhưng có người chết trước; chết cùng; chết sau người để lại di sản thừa kế, cơ quan có thẩm quyền quyết định người đó không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì di chúc liên quan đến người này vô hiệu.
Di chúc không có hiệu lực trong trường hợp, di sản để lại không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại không mất hoàn toàn, mà còn một phần thì di chúc của di sản đó vẫn có hiệu lực.
Di chúc không hợp pháp, nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại, thì di chúc đó chỉ vô hiệu đối với phần không hợp pháp.
>>> Xem thêm: Đơn xác nhận hàng thừa kế được lập như thế nào để hợp lệ và đúng với quy định của pháp luật?
Con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Để biết được con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy, chúng ta cần dựa vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ; chồng; cha đẻ; mẹ đẻ; cha nuôi; mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi của người mất
Hàng thừa kế thứ hai: ông nội; bà nội; ông ngoại; bà ngoại; anh ruột; chị ruột; em ruột
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những trường hợp nằm trong cùng một hàng được hưởng thừa kế bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau, chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng trước không còn ai hưởng di sản thừa kế.
Như vậy, dựa vào Điều 651 trên, có thể thấy con dâu không thuộc hàng thừa kế nào quy định tại bộ luật này.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Gọi ngay: 1900.6174
Thủ tục chia tài sản thừa kế theo pháp luật
Thủ tục phân chia tài sản theo pháp luật được quy định trong Luật Công Chứng. Những người thừa kế theo pháp luật, được hưởng di sản thừa kế thông quan Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Cụ thể qua các bước sau:
Bước 1:
– Chuẩn bị giấy yêu cầu công chứng
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại tài sản và người hưởng tài sản
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản
– Các giấy tờ thông tin cá nhân khác: Căn cước công dân; hộ chiếu; sổ hộ khẩu…
– Khi nộp hồ sơ, công chứng viên sẽ có trách nhiệm xem xét; kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ thì sẽ tiếp nhận. Ngược lại, nếu hồ sơ không đầy đủ, công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn yêu cầu người nộp bổ sung thêm giấy tờ; thông tin
Bước 2:
– Công chứng viên thực hiện việc niêm yết công khai, tại vị trí Uỷ ban nhân dân cấp xã (huyện) nơi thường trú của người để lại di sản. Niêm yết bao gồm đây đủ các nội dung thông tin cá nhân của người để lại di sản: họ tên; quan hệ với người hưởng thừa kế, danh mục di sản thừa kế.
Bước 3:
– Sau khi nhận được niêm yết, nếu không có khiếu nại hay bất kỳ vấn đề nào. Công chứng viên sẽ hướng dẫn người thừa kế ký vào văn bản
– Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình các giấy tờ liên quan khác, đối chiếu trước khi ký xác nhận
– Sau khi quá trình hồ sơ hoàn tất, tổ chức công chứng sẽ thu các khoản phí; trả lại văn bản thỏa thuận phân chia tài sản.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Gọi ngay: 1900.6174
Thừa kế là vấn đề pháp lý quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích cá nhân. Mỗi chúng ta cần nắm rõ và hiểu được những quy định của pháp luật về vấn đề này. Mong rằng những thông tin trên, sẽ giúp quý vị hiểu hơn về các quy định của pháp luật về con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy. Trong quá trình tiếp nhận thông tin, nếu quý khách có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã qua số điện thoại 1900.6174, để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ.