Vợ có được thừa kế thế vị không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bởi trong thời điểm hiện tại vấn đề tranh chấp tài sản, đất đai đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong bài viết này hãy cùng lắng nghe những giải đáp của tongdaiphapluat.vn nhé!
Thừa kế thế vị được định nghĩa như thế nào?
Như chúng ta đã biết, thừa kế chính là những tài sản của người đã khuất sẽ được giao lại cho người còn sống. Việc giao tài sản này được định đoạt do chính họ bằng di chúc do họ soạn hoặc nếu không có di chúc sẽ được thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cần lưu ý người còn sống để hưởng những tài sản thừa kế được xác định:
- Đang còn sống tại thời điểm người giao thừa kế chết
- Hình thành thai trước khi người giao thừa kế chết, sau khi sinh vẫn còn sống
Như vậy có thể hiểu, nếu như người thừa kế của người chết chết cùng lúc với người đó về nguyên tắc sẽ không được hưởng di sản. Tuy nhiên, theo Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 nếu người này là con của người đó thì quyền của họ vẫn được duy trì. Nếu như ở thời điểm người này chết họ vẫn còn con cái hoặc các cháu nội, ngoại. Những người con hoặc các cháu sẽ được thế vị để hưởng phần di sản mà họ nếu còn sống sẽ được hưởng.
Người vợ có được thừa kế thế vị không?
Như đã trình bày ở trên ta thấy bộ luật quy định rất rõ ràng: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Theo đó, người được hưởng thừa kế thế vị là con của người bố mà nếu còn sống sẽ được hưởng di sản. Nếu không có con thì cháu nội ngoại sẽ được hưởng.
Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị được hiểu đơn giản là mối quan hệ giữa người được thế vị và người thế vị đối với những tài sản mà người đã khuất để lại. Do đó, sẽ có các trường hợp phát sinh.
- Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 người con có đủ điều kiện thừa kế thế vị có thể là con đẻ và cả con nuôi. Trong những trường hợp sau, người thế vị của người con chết cùng lúc với bố mẹ không được hưởng di sản thừa kế:
- Có thái độ ngược đãi, hành hạ hoặc làm người để lại di sản bị chết. Làm tổn hại sức khỏe hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm của người đó đã bị luận tội.
- Không nuôi dưỡng người để lại di sản theo đúng nghĩa vụ của mình
- Cố ý thực hiện những hành vị nhằm giết người thừa kế khác để thụ hưởng di sản
- Cố ý làm cho người để lại di sản không thể lập được di chúc hoặc làm di chúc không đúng với nguyện vọng của họ
- Người thừa kế thế vị phải thuộc đời sau có quan hệ huyết thống với người đã khuất
- Người được thế vị phải chết trước hoặc cùng lúc với người đã để lại di sản.
- Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng nếu như hàng thừa kế thứ nhất của người đã khuất vẫn còn. Đó có thể là con hoặc cháu nội ngoại của người thừa kế thế vị.
>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn – Giải quyết nhanh, uy tín – Làm thủ tục A-Z
Các bước khai nhận di sản thừa kế
Để khai nhận di sản thừa kế bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khai nhận di sản bằng văn bản
- Liên hệ tới phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản nếu như bạn là người được thụ hưởng.
- Khai nhận thừa kế tại ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú cuối cùng của người đã khuất. Thời gian khai nhận là 1 tháng(30 ngày)
- Nếu như trong thời gian niêm yết khai nhận không xảy ra tranh chấp hay khiếu nại từ những người khác thì người được hưởng di sản sẽ được hưởng di sản.
Bước 2: Sau khi nhận bản niêm yết thừa kế, người thụ hưởng đến phòng công chứng tại ủy ban nhân dân xã, phường để nhận giấy công nhận di sản. Khi đi mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ liên quan nộp cho phòng công chứng và ký xác nhận đã nhận.
Trên đây chúng tôi đã trả lời cho các bạn câu hỏi vợ có được thừa kế thế vị không? Hy vọng những kiến thức này sẽ bổ ích với bạn. Nếu có vấn đề cần giải đáp liên hệ tới tổng đài pháp luật của chúng tôi hoặc gọi điện qua số điện thoại 09363.80888 để được tư vấn miễn phí.
Bạn đang xem bài viết “vợ có được thừa kế thế vị không? mẫu văn bản thừa kế thế vị?” tại chuyên mục “luật thừa kế”