Quyền tác giả là quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình do mình tạo ra hoặc mình có quyền sở hữu. Trong thời đại số ngày nay, việc bảo vệ quyền tác giả rất quan trọng đối với mỗi người tác giả. Hiện nay thủ tục đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong văn bản nào và trên thực tế, thủ tục này được tiến hành như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này hãy cùng tìm hiểu cùng Luật Thiên Mã trong bài viết sau:
Đăng ký quyền tác giả là gì?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như điều ước quốc tế về quyền tác giả trong đó Việt Nam là thành viên thì tác giả không nhất thiết phải đăng ký quyền tác giả vẫn được bảo hộ. Tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan nhà nước giúp cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có minh chứng rõ ràng với bên thứ ba về quyền của mình đối với tác phẩm.
Đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm là việc tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước quản lý về quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm trên Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì quyền đăng ký quyền tác giả thuộc về các đối tượng sau:
– Cá nhân, tổ chức trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu của tác phẩm theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân, tổ chức ngoài nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam
Nội dung của quyền tác giả
Quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân gồm có quyền được đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm khi tác phẩm được công bố, sử dụng và bảo vệ tác phẩm không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm,…
Quyền tài sản do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền độc quyền hoặc cho người khác thực hiện các quyền sau: khai thác tác phẩm, sao chép tác phẩm, phân phối tác phẩm;…
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Theo quy định của Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì khi tiến hành đăng ký quyền tác giả, người nộp đơn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả. Tờ khai này được chính tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm ghi đầy đủ thông tin và ký tên. Bên cạnh đó, tác giả của tác phẩm hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể ủy quyền cho bên thứ ba tiến hành điền tờ khai và ký tên để đăng ký quyền tác giả.
– Bản sao tác phẩm. Bản sao tác phẩm phải giống như bản gốc tác phẩm được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ký, ghi rõ họ và tên (đóng dấu – nếu là tổ chức)
– Ngoài ra còn có các tài liệu như:
+ Giấy ủy quyền nếu tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm ủy quyền cho bên thứ ba nộp đơn đăng ký;
+ Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo bởi nhiều tác giả thì cần có văn bản đồng ý của các tác giả đó;
+ Trong trường hợp tác giả hoặc chủ sở hữu có quyền sở hữu tác phẩm từ việc thừa kế hoặc nhận chuyển nhượng thì khi nộp hồ sơ đăng ký phải có tài liệu chứng minh
+ Nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân, tổ chức thì cần có tài liệu chứng minh sự đồng ý của các chủ sở hữu này
Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt. Nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch thuật và công chứng
Cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký quyền tác giả
Theo quy định của Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ – CP thì việc giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền tác giả thuộc về Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch.
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Hotline: 0936.380.888