Thu hồi đất rừng sản xuất có được đền bù không? Giá đền bù?

Thu hồi đất rừng sản xuất là quá trình đòi hỏi sự cân nhắc và thực hiện công bằng, đồng thời tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan. Nhất là những người sử dụng đất và tận dụng tài nguyên rừng.

Việc đảm bảo bồi thường hợp lý cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chịu thiệt hại, cùng với việc xem xét các giải pháp tái định cư và tái sử dụng đất một cách bền vững, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện lâm nghiệp và nông nghiệp. Nó bảo vệ và bồi đắp cho nguồn tài nguyên quý giá của rừng tự nhiên.

Vậy Đất rừng sản xuất là gì? Thu hồi đất rừng có mục đích sản xuất có được bồi thường không? Thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất thuộc về ai?

Đội ngũ Luật sư đất đai giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã xin gửi đến bạn đọc câu trả lời thông qua bài viết dưới đây! 

>>> Ban đang cần tư vấn về vấn đề này? Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!

Đặt lịch với Luật sư

Anh Hoàng ở Lập Thạch đặt câu hỏi như sau:
Gia đình tôi được Nhà nước giao 1 khu rừng sản xuất 2 ha để trồng cây ăn trái và các loại cây lâm nghiệp hơn 20 năm nay. Nay chính quyền tỉnh quyết định thu hồi lại để mở rộng mạng lưới giao thông trong khu vực. Vậy cho tôi hỏi đất rừng sản xuất có bị thu hồi không? Ai có thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất? Việc đền bù như thế nào? Kính mong luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn, Luật sư tư vấn Luật Thiên Mã rất vui khi nhận được sự tin tưởng gửi câu hỏi của bạn về cho chúng tôi.

 Về thắc mắc của anh, chúng tôi xin giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đất rừng sản xuất là gì?

Rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu để phục vụ mục đích sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Bao gồm các hoạt động như trồng cây lâm nghiệp (gỗ, cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái, cây công nghiệp), chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (nuôi cá, tôm, ốc và các loài thủy sinh khác).

Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, đất rừng sản xuất được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 10 về phân loại đất đai, trong đó đất rừng sản xuất thuộc loại đất dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Rừng sản xuất được chia thành 02 loại chính:

Rừng tự nhiên: Là rừng đã tồn tại sẵn trong tự nhiên hoặc được phục hồi thông qua tái sinh tự nhiên. Loại rừng này có thể bao gồm cả rừng được trồng bổ sung để hỗ trợ tái sinh, nhưng vẫn giữ đặc tính tự nhiên. Theo Luật Lâm nghiệp 2017 (vẫn có hiệu lực và bổ trợ cho Luật Đất đai 2024), rừng tự nhiên sản xuất được quản lý chặt chẽ để đảm bảo cân bằng giữa khai thác và bảo vệ hệ sinh thái.

Rừng trồng: Là rừng do con người chủ động hình thành, bao gồm:

  • Trồng mới trên đất chưa có rừng (đất trống, đồi núi trọc).
  • Cải tạo từ rừng tự nhiên để nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • Trồng lại hoặc tái sinh sau khi khai thác rừng. Nguồn vốn để phát triển rừng trồng có thể từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của chủ rừng, vốn hỗ trợ từ nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.

>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật vụ việc đất rừng sản xuất và việc đền bù, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!

Đặt lịch với Luật sư

Đất rừng sản xuất có bị thu hồi không?

Đất rừng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nông lâm thủy sản, đáp ứng nhu cầu của con người trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng một cách hiệu quả.

Đất rừng sản xuất có thể bị thu hồi. Kể từ thời điểm thu hồi, quyền sử dụng đất của người sử dụng đất sẽ được chấm dứt.Theo quy định tại Điều 22 Luật Lâm nghiệp năm 2017, Nhà nước có quyền thu hồi rừng sản xuất trong những trường hợp sau đây:

– Chủ rừng sử dụng rừng không đúng với mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định về lâm nghiệp.

Chủ rừng không phát triển, bảo vệ rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng (trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận).

– Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng.

– Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết thời hạn mà không được gia hạn.

– Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

– Chủ rừng là cá nhân khi chết mà không có người thừa kế theo quy định.

– Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác.

>>> Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp từ các luật sư, giúp bạn an tâm hơn trong mọi quyết định!

Đặt lịch với Luật sư

Ai có thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất?

Căn cứ Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017, quy định thẩm quyền về rừng:

“1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;

b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.

2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:

a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;

b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.”

Do đó, thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất đối với từng trường hợp như sau:

– Thu hồi đất rừng sản xuất của tổ chức: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền

– Thu hồi đất rừng sản xuất của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư: Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyển

– Thu hồi đất rừng sản xuất của cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư: Đối với trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi.

Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất chỉ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyệnỦy ban nhân dân cấp tỉnh. Bất kể một cơ quan, tổ chức nào khác có hành vi thu hồi đất rừng sản xuẩt đều là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người sử dung đất. Khi đó, người sử dụng đất cần phải tố giác, khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.

>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay! Đặt lịch với Luật sư

Đất rừng sản xuất bị thu hồi có được đền bù không?

– Theo Khoản 2 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017, việc thu hồi đất rừng sản xuất đối với chủ rừng sẽ được bồi thường, hỗ trợ nếu thuộc một trong các tình huống sau đây:

+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

+ Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

+ Giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng

Đất rừng sản xuất khi bị thu hồi sẽ được bồi thường theo quy định pháp luật trong các tình huống nêu trên. Khi đó chủ rừng có thể được bồi thường theo giá trị của đất, cây cảnh và có thể còn được hỗ trợ để chuyển sang các lĩnh vực khác như nông nghiệp, du lịch…

đất rừng sản xuất

Căn cứ Điều 114 Khoản 1 Luật Đất đai 2024, trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, nếu người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, để được hưởng quyền lợi bồi thường, hộ gia đình, cá nhân đó phải đáp ứng các điều kiện sau:

Không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm:

  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận:

  • Hộ gia đình, cá nhân phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Hoặc, nếu chưa được cấp GCN, phải thuộc trường hợp đủ điều kiện được cấp GCN theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024, nhưng chưa hoàn thành thủ tục cấp GCN (trừ các trường hợp không được bồi thường theo Khoản 2 Điều 116 Luật Đất đai 2024).

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và đất đai, đồng thời:
  • Có GCN quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hoặc đủ điều kiện được cấp GCN nhưng chưa được cấp theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024.

>> Việc đền bù đất rừng sản xuất không thỏa đáng? Vấn đề pháp lý kéo dài khiến bạn mất việc, tốn tiền và kiệt sức? Đặt lịch tư vấn với luật sư giỏi ngay bây giờ! Chỉ một phí nhỏ, bạn được hỗ trợ tận tình, bảo vệ quyền lợi tối đa. Hoàn phí tư vấn khi thuê luật sư trọn gói. Điền form và thanh toán để gặp luật sư!

Đặt lịch với Luật sư

Đất rừng sản xuất được giao không thu tiền sử dụng đất thì khi Nhà nước thu hồi có được bồi thường không?

1. Các trường hợp giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất

Căn cứ Điều 93 Luật Đất đai 2024 (tương ứng Điều 54 Luật Đất đai 2013), các trường hợp được Nhà nước giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất bao gồm:

  • Hộ gia đình, cá nhân:
    • Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối được giao đất nông nghiệp (bao gồm đất rừng sản xuất) trong hạn mức quy định tại Điều 177 Luật Đất đai 2024 (tương ứng Điều 129 Luật Đất đai 2013).
  • Người sử dụng đất đặc thù:
    • Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh, hoặc đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất theo Điều 94 Luật Đất đai 2024.
  • Tổ chức sự nghiệp công lập:
    • Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất để xây dựng công trình sự nghiệp công (ví dụ: trường học, bệnh viện công).
  • Tổ chức tái định cư:
    • Tổ chức được giao đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.
  • Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo:
    • Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm đất rừng sản xuất).
    • Cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2024 (tương ứng Điều 159 Luật Đất đai 2013).

2. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi thu hồi đất

Căn cứ Điều 115 Khoản 1 Luật Đất đai 2024 (tương ứng Điều 76 Luật Đất đai 2013), các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng bao gồm:

  • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp (bao gồm đất rừng sản xuất) được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức theo quy định tại Điều 93 Luật Đất đai 2024.

Giải thích:

  • Đối với đất rừng sản xuất được giao không thu tiền sử dụng đất (ví dụ: đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên giao cho tổ chức hoặc cá nhân không thuộc diện hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức), khi bị thu hồi, không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (như chi phí cải tạo đất, trồng cây, xây dựng công trình trên đất).

3. Bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

Căn cứ Điều 116 Luật Đất đai 2024 (tương ứng Điều 77 Luật Đất đai 2013), khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (bao gồm đất rừng sản xuất) của hộ gia đình, cá nhân, việc bồi thường được quy định như sau:

  • Diện tích được bồi thường:
    • Bao gồm diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức theo quy định tại Điều 177 và Điều 178 Luật Đất đai 2024 (tương ứng Điều 129, Điều 130 Luật Đất đai 2013).
    • Bao gồm cả diện tích đất được nhận thừa kế.
  • Đất vượt hạn mức:
    • Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức, không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
  • Đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trước ngày luật có hiệu lực:
    • Đối với diện tích đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc nhận tặng cho vượt hạn mức trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực (1/8/2024), việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ (thường được hướng dẫn chi tiết trong các nghị định).

4. Kết luận về đất rừng sản xuất

  • Đất rừng sản xuất được giao không thu tiền sử dụng đất:
    • Nếu thuộc các trường hợp giao đất nói chung (như tổ chức, cộng đồng dân cư, hoặc cá nhân không thuộc diện hộ gia đình trong hạn mức), khi bị thu hồi, không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (theo Điều 115 Luật Đất đai 2024).
  • Đất rừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức:
    • Nếu thuộc diện đất nông nghiệp được giao trong hạn mức theo Điều 177 Luật Đất đai 2024, khi bị thu hồi, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường cả về đấtchi phí đầu tư vào đất còn lại (theo Điều 116 Luật Đất đai 2024).

>> Đừng để rắc rối pháp lý làm bạn kiệt sức, hao tiền và mất cơ hội! Đặt lịch tư vấn với Luật sư ngay hôm nay – chỉ một phí nhỏ, luật sư uy tín giúp bạn xử lý nhanh gọn. Hoàn phí khi dùng thuê luật sư trọn gói sau tư vấn. Thanh toán gấp để tư vấn pháp lý tránh thiệt hại thêm!

Đặt lịch với Luật sư

Trình tự, thủ tục thu hồi đất rừng, chuyển đổi rừng được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 43 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp, quy định về trình tự, thủ tục thu hồi rừng và chuyển đổi rừng là một quá trình được thực hiện như sau:

Trình tự, thủ tục thu hồi rừng và chuyển đổi rừng sẽ được điều chỉnh sao cho thống nhất và đồng bộ với trình tự, thủ tục thu hồi đất và chuyển đổi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trong trường hợp cần phải thu hồi rừng theo quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 22 của Luật Lâm nghiệp, bên cạnh các quy định tại khoản 1 Điều này, việc thu hồi rừng sẽ được căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình thu hồi rừng, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý việc thu hồi và chuyển đổi rừng bị thu hồi để thực hiện việc giao, cho thuê rừng.

Như vậy, việc thu hồi và chuyển đổi rừng sẽ tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai và sẽ được thực hiện tương tự như việc thu hồi và chuyển đổi đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

thu hồi rừng sản xuất

Thu hồi đất rừng sản xuất, giá đền bù

Đơn giá đất rừng sản xuất theo quy định

Theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP, khung giá đất rừng sản xuất như sau:Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Vùng kinh tếXã đồng bằngXã trung duXã miền núi
Giá tối thiểuGiá tối đaGiá tối thiểuGiá tối đaGiá tổi thiểuGiá tối đa
   Trung du và miền núi phía Bắc7,033,04,045,02,025,0
   Đồng bằng sông Hồng12,082,011,075,09,060,0
   Bắc Trung bộ3,030,02,020,01,518,0
   Duyên hải Nam Trung bộ4,060,03,045,01,040,0
   Tây Nguyên1,550,0
   Đông Nam bộ9,0190,012,0110,08,0150,0
   Đồng Bằng sông Cửu Long8,0142,0

Cách xác định giá đền bù thu hồi đất rừng sản xuất

Giá đền bù thu hồi đất rừng sản xuất phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý. Để xác định cụ thể từng mức giá đền bù đối với đất rừng sản xuất, các cán bộ địa chính thường áp dụng căn cứ pháp lý sau đây: 

  • khoản 4, Điều 153 Luật Đất đai 2024
  • Khoản 4, Điều 3, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 96/2019/NĐ-CP
  • Khoản 5, Điều 4, Nghị định số 44/2021/NĐ-CP

Công thức tính giá bồi thường đất rừng sản xuất cụ thể như sau:

Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất = Tổng diện tích đất rừng sản xuất do Nhà nước thu hồi (m2) x Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất (VNĐ/m2)

Trong đó:

Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất

  • Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực
  • Giá đất theo khung giá đất: Do UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền tương đương ban hành trong thời hạn 05 năm. Hết thời hạn 05 năm đó sẽ thay đổi, cập nhật để phù hợp với thời điểm hiện tại.
  • Hệ số điều chỉnh giá đất: Hệ số điều chỉnh giá đất của các mảnh đất có thể khác nhau và được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất.

Ví dụ:

Gia đình bà A có 30.000m2 đất rừng sản xuất thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng. Khu đất rừng sản xuất đó của gia đình bà A bị Nhà nước thu hồi vì mục đích xây dựng công trình công cộng. Tại đồng bằng Sông Hồng, giá đền bù đất rừng sản xuất bị thu hồi trên 10.000m2 là 10.000 VNĐ/m2, không vượt quá 500.000.000đ/chủ sử dụng đất. Khi đó, gia đình bà A được hưởng bao nhiêu tiền bổi thường? Cách tính thế nào?

Trả lời:

– Diện tích đất rừng sản xuất bị thu hồi của gia đình bà A: 30.000m2

– Đơn giá bồi thường đất rừng sản xuất tại đồng bằng Sông Hồng: 10.000VNĐ/m2

Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất của gia đình bà A = 30.000 x 10.000= 300.000.000 (VNĐ)

Vậy, gia đình bà A sẽ nhận được 300.000.000 VNĐ tiền bồi thường cho 30.000m2 đất rừng sản xuất bị thu hồi.

>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!

Đặt lịch với Luật sư

Kết luận từ luật sư đất đai về việc thu hồi đất rừng sản xuất và đền bù

Trên đây là toàn bộ thông tin về thu hồi đất rừng sản xuất mà Đội ngũ luật sư của Luật Thiên Mã muốn cung cấp cho quý bạn đọc.

Trong quá trình theo dõi, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý bạn đọc vui lòng liên hệ 0977.523.155 để được hỗ trợ kịp thời và đầy đủ nhất!

Chat Zalo
Đặt Lịch