Quan liêu bao cấp là một thuật ngữ quen thuộc được nhắc đến nhiều lần trong thời kỳ đổi mới cơ chế kinh tế ở những năm 80 ở Việt Nam. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp được biết đến là một trong những chính sách kinh tế nổi bật ở Việt Nam. Vậy, cụ thể cơ chế kế hoạch hóa tập trung là gì? Có các đặc điểm ra sao? Hậu quả của cơ chế kế hoạch hóa tập trung? v.v…
Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí các vấn đề liên quan đến quan liêu bao cấp. Gọi ngay: 1900.6174
Thời bao cấp là gì?
Bao cấp hay thời bao cấp là một khái niệm mà người Việt dùng để đặt tên cho một thời kỳ lịch sử trong giai đoạn những năm từ 1976 – 1986 diễn ra ở Việt Nam, là thời điểm mà sau khi kết thúc cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt của nhân dân ta với với các nước đế quốc hùng mạnh nhất thế giới như thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác.
Theo đó, thì thời bao cấp được hiểu là thời kỳ mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước chi trả, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó. Trong đó, nền kinh tế tư nhân sẽ bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế của nhà nước.
Ở thời kỳ này, nước ta đã xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ). Thời bao cấp ở nước ta có các hoạt động kinh tế diễn ra với nền kinh tế kế hoạch hóa theo tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, đồng thời với đó sẽ xóa bỏ nền kinh tế tư nhân để thay vào đó là kinh tế do Nhà nước làm chủ.
Mặc dù trước đó, khi miền Bắc được giải phóng vào năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thì nền kinh tế chỉ huy đã được áp dụng, nhưng thời kỳ bao cấp mới có đầy đủ và được thể hiện rõ nhất ở giai đoạn từ đầu năm 1976 cho đến 1986 trên phạm vi toàn quốc.
>>Luật sư giải đáp miễn phí thời bao cấp là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là gì?
Trước tiên, cần phải hiểu rằng, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là một chính sách, trong đó nền kinh tế sẽ hoạt động dưới sự trấn áp của Nhà nước về những yếu tố sản xuất cũng như phân phối về vấn đề thu nhập. Nhà nước đã can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế mà không coi trọng những quy luật của thị trường.
Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ yếu trong thời kỳ bao cấp, còn những thành phần kinh tế khác thì phần đông không được chú trọng. Như vậy, có thể kết luận sơ bộ rằng các cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này tuy có những ưu điểm thích hợp cho thực trạng của nhà nước ta thời kỳ đó, nhưng đồng thời cũng sẽ có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam sau này.
>>Luật sư giải đáp miễn phí về cơ chế kế hoạch hóa tập trung là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Đặc điểm cơ bản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
– Nhà nước ta thực hiện quản lý kinh tế chủ yếu bằng các mệnh lệnh hành chính và dựa trên hệ thống của các chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết được áp từ trên xuống dưới. Nhà nước ta sẽ xây dựng các chỉ tiêu một cách chủ quan, sau đó sẽ đưa ra các chỉ tiêu đó xuống cho các doanh nghiệp và cả các hợp tác xã đều cùng nhau thực hiện.
Và việc cấp phát vốn, vật tư, giao nộp các sản phẩm cho Nhà nước trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung cũng sẽ đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho. Điều này cũng sẽ buộc các doanh nghiệp, các hợp tác xã sẽ chỉ được quan tâm đến một vấn đề duy nhất đó chính là thực hiện việc hoàn thành chỉ tiêu.
– Cơ quan hành chính của quốc gia trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung cũng thường can thiệp quá sâu vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Những thiệt hại về mặt vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì Ngân sách Nhà nước sẽ có trách nhiệm cần phải gánh chịu.
Bên cạnh đó thì Nhà nước ta cũng thường chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và tập thể, việc chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và tập thể cũng sẽ làm hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành phần kinh tế khác. Hậu quả đó là sẽ khiến cho các cơ quan quản lý Nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
– Quan hệ hàng hóa – tiền tệ của các chủ thể cũng sẽ bị coi nhẹ, chỉ là về hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Trong thời kỳ khi cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp bắt đầu xuất hiện, các công cụ cụ thể như là giá cả, lãi suất, tiền lương sẽ chỉ áp dụng để nhằm các mục đích có thể tính toán một cách hình thức. Giá cả sẽ không thể nào phản ánh được quan hệ cung cầu.
Mặt khác, tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân, cũng sẽ không được tính theo hiệu quả lao động của mỗi chủ thể. Tất cả những điều đó trên thực tế cũng sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cho cuộc sống chật vật không những về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng của nhiều mặt hàng khác nhau.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp thường sẽ có bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian:
Hệ thống thể chế giai đoạn này vẫn chưa có sự đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu sự thống nhất, thủ tục hành chính trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung vẫn còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương vẫn còn chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy đất nước vẫn còn khá cồng kềnh về nhiều tầng nấc, phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại còn vừa phân tán chưa được thông suốt, gây ra nhiều tổn hại. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta thời kì này vẫn còn rất nhiều điểm yếu về mặt phẩm chất, tinh thần, trách nhiệm.
>>Luật sư giải đáp miễn phí về đặc điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Hậu quả của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, hay có thể hiểu rằng cơ bản đó là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác các tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng sẽ có những tác dụng nhất định.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã cho phép tập trung tối đa các nguồn lực về kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đất nước vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn cũng như điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên về phát triển công nghiệp nặng. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung cũng đã góp một phần quan trọng tạo nên sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu.
Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung ra đời thực chất cũng đã đáp ứng được những yêu cầu của thời chiến, bởi vì khi đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước đó là giải phóng dân tộc.
Bởi vậy nên trong giai đoạn đó, đất nước ta thực hiện kế hoạch hóa tập trung cũng sẽ góp một phần quan trọng trong việc huy động được tối đa sức lực của toàn thể nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế nhằm mục đích có thể thực hiện được các mục tiêu giải phóng dân tộc, đây được đánh giá là một nhiệm vụ chung chứ không phải riêng ai.
Nhà nước ta cũng cần phải thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho các chủ thể chính là những người chiến sĩ khi ra chiến trường cũng có thể yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi những người chiến sĩ này sẽ không cần phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước ta chu cấp.
Đối với kinh tế:
Trong thời kỳ kinh tế nước ta vẫn còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì các cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sẽ có tác dụng nhất định, như đã phân tích bên trên, cơ chế kế hoạch hóa tập trung sẽ được tạo lập đã cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên về việc phát triển công nghiệp nặng.
Tuy nhiên, theo thời gian, cơ chế kế hoạch hóa tập trung ngày càng không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước ta. Ta có thể thấy rằng, cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm đi sự tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu nguồn động lực kinh tế đối với các chủ thể là những người lao động, cơ chế này cũng sẽ không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chính vì những nguyên nhân này đã làm cho nền kinh tế nước ta bị rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Đối với văn hóa:
Biểu hiện rõ nhất của cơ chế này kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đó là tuy các văn nghệ sĩ được tập hợp trong các hội sáng tác, nhưng ta có thể thấy rằng, cơ cấu và cách làm việc của các hội sáng tác này chủ yếu vẫn giống như các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước. Văn nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng chính là những cán bộ trong biên chế, những viên chức ăn lương để nhằm mục đích thực hiện công việc sáng tác. Trên thực tế thì điều này có những mặt tốt và nó cũng đã từng phát huy được những hiệu quả nhất định của mình.
Quy luật sàng lọc thời kỳ này đã không phát huy được các tác dụng. Số lượng văn nghệ sĩ chuyên nghiệp đến một lúc nào đó thực tế cũng sẽ vượt quá các tỷ lệ cần thiết so với số dân, bên cạnh đó thì số lượng văn nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng quá tải so với khả năng cung cấp vật chất của kinh tế đất nước.
Đối với xã hội:
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung này ra đời trong thời kỳ đất nước vừa bước qua những năm tháng đau thương của chiến tranh. Do đó mà tình hình xã hội ở giai đoạn này cũng còn có nhiều rối ren, phức tạp. Vì vậy, các cơ chế kế hoạch hóa tập trung cũng đã góp một phần ổn định đời sống xã hội, duy trì trật tự xã hội.
>>>Xem thêm: Quan liêu là gì? Giải pháp khắc phục bệnh quan liêu
Đánh giá về cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
Từ những phân tích về các khái niệm, đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, có thể rút ra một số đánh giá, cụ thể như sau:
Về ưu điểm:
– Đối với kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng thì các cơ chế này sẽ có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa được các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và các điều kiện cụ thể, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa của đất nước theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
– Đối với văn hóa: Biểu hiện rõ nhất của chính sách này đó là tuy những văn nghệ sĩ được tập hợp trong những hội sáng tác, nhưng cơ cấu của tổ chức và cách thao tác của những hội này đa phần vẫn sẽ giống như mọi cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước. Văn nghệ sĩ chuyên nghiệp là những cán bộ trong biên chế, những viên chức ăn lương để sáng tác. Điều này sẽ có những mặt tốt, góp phần phát huy được văn hóa truyền thống với hiệu quả cao.
– Đối với xã hội: Chính sách này sinh ra trong thời kỳ đất nước vừa bước qua những năm tháng đau thương của các cuộc chiến tranh. Tình hình xã hội vẫn còn nhiều rối ren, phức tạp. Vì vậy, nó đã góp phần duy trì đời sống xã hội cũng như trật tự xã hội.
Về hạn chế:
– Đối với kinh tế: Theo thời gian thì các chính sách này ngày càng không còn tương thích với tình hình lúc bấy giờ của đất nước. Nó làm thủ tiêu đi cạnh tranh trong thị trường, làm trì trệ việc áp dụng các khoa học – công nghệ tiên bộ, triệt tiêu động lực kinh tế của những người lao động, không kích thích được tính năng động, phát minh sáng tạo của những đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh thương mại. Chính điều này đã làm cho nền kinh tế bị rơi vào tình trạng ngưng trệ, khủng hoảng cục bộ.
– Đối với văn hóa: Quy luật sàng lọc không phát huy được các tác dụng. Số lượng văn nghệ sĩ chuyên nghiệp đến một lúc nào đó sẽ có thể vượt quá tỷ lệ cần thiết so với số dân, đồng thời cũng sẽ quá tải so với khả năng hỗ trợ của nền kinh tế đất nước.
Mặt khác, do bị “viên chức hóa”, nên các văn nghệ sĩ không sống đa phần bằng việc sáng tác. Một số người trở thành các quan chức đầu ngành, ngoài những quyền lợi và nghĩa vụ của những viên chức cấp cao, nếu vẫn sáng tác, họ còn được mặc nhiên hưởng độc quyền của lối “khen chê theo chức vụ”, dẫn tới quan liêu hóa, xa rời đời sống nhân dân.
Một số khác, dần dà tỏ rõ không có các kỹ năng đặc biệt quan trọng, nhưng không bị luật sàng lọc gạt bỏ để chuyển nghề, cho nên vì thế rất dễ tìm đến những đề tài nhất thời, cục bộ, dễ chạy theo các xu hướng, chủ trương vốn chỉ có ý nghĩa nhất thời, tạo ra một số lượng quá lớn các tác phẩm xoàng xĩnh, nhạt nhẽo, vô thưởng vô phạt, hạ thấp trình độ chung của nền văn nghệ nước nhà.
– Đối với xã hội: Sản xuất công – nông nghiệp bị đình đốn. Việc lưu thông, phân phối bị ách tắc. Lạm phát ở mức cao. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy. Ở thành thị, lương tháng của các công nhân, viên chức chỉ đủ ăn trong ít ngày. Ở nông thôn, vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Tệ nạn xã hội lan rộng…
>>>Xem thêm: Tội hối lộ bị phạt như thế nào? Cấu thành tội nhận hối lộ
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Quan liêu bao cấp” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về đặc điểm cơ bản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung; những hậu quả, đánh giá về kế hoạch hóa tập trung v.v…
Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.