action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Tranh chấp đất đai không có di chúc được giải quyết như thế nào?

Tranh chấp đất đai không có di chúc giải quyết như thế nào? Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai không có di chúc ra sao?… Vô vàn vấn đề được đặt ra. Để giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã, Nếu trong quá trình tiếp nhận thông tin, có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ 1900.6174 để được giải đáp.

>>> Luật tư sư vấn miễn phí các trường hợp tranh chấp đất đai không có di chúc được giải quyết như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp là cụm từ ghép chỉ những mâu thuẫn xảy ra trong đời sống giữa các cá nhân, tổ chức, hoặc giữa các mối quan hệ với nhau trong xã hội. Thuật ngữ này thường phổ biến trong Luật dân sự và xuất hiện trong luật đất đai với nội dung như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong các quan hệ liên quan đến đất đai”,(Khoản 24 Điều 3 của Bộ luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018)).

tranh-chap-dat-dai-khong-co-di-chuc

Từ đó có thể thấy rằng tranh chấp đất đai là một tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng tài sản đối với những cá nhân tổ chức khác mà trong đó loại tài sản được hiểu ở đây là “đất đai”. Tranh chấp đất đai thông thường gồm các vấn đề như: Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất và về mục đích sử dụng đất.

Theo đó các vấn đề trên đều xoay quanh cơ sở không thể thỏa thuận được với nhau về việc sử dụng đất đai, từ đó xảy ra các mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp.

>>> Hiểu rõ hơn về các quy định trong tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Tranh chấp đất đai liên quan đến đất đai không có di chúc

Pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 624 của Bộ luật dân sự 2015 như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất đi”. Việc một người đã mất nhưng không để lại di chúc cũng như không thể hiện được mong muốn ý chí của mình đối với tài sản để lại là một vấn đề cần pháp luật can thiệp để giải quyết, theo đó đất đai là loại tài sản khó phân chia nhất.

Đất đai được xem là loại tài sản khá đặt biệt, bất di bất dịch và theo lẽ đó việc xử lý loại tài sản này sau khi người sở hữu nó mất đi là một việc được xem là phức tạp. Bởi khi người sở hữu nó mất đi, thì đất đai sẽ được xem là di sản, việc phân chia di sản thường theo quy định của pháp luật dân sự, tuy nhiên việc này cũng được xem xét dựa trên 2 cơ sở là có di chúc hoặc không có di chúc.

Theo đó việc di sản là đất đai được để lại nhưng lại không có di chúc phân chia thì sẽ trở thành tài sản chung của có đồng thừa kế. Dựa trên khái niệm được nêu tại Khoản 24 Điều 3 của Bộ luật đất đai hiện hành thì tranh chấp đất đai không có di chúc không được xem là tranh chấp về đất đai theo Bộ luật đất đai, mà việc tranh chấp này thuộc về tranh chấp đất đai theo dân sự và được quy định chủ yếu ở Bộ luật dân sự.

Từ đó việc giải quyết tranh chấp đất đai không có di chúc được giải quyết dựa trên thủ tục của Bộ luật dân sự chứ không theo thủ tục của Bộ luật đất đai, những tranh chấp giữa các bên khi xảy ra không cần hòa giải mà có thể trực tiếp khởi kiện lên Tòa án.

>>> Tranh chấp đất đai mà không có di chúc để lại sẽ được giải quyết như thế nào? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Quy định về thừa kế kế di sản khi không có di chúc.

Việc phân chia thừa kế theo di chúc khi có người mất đi là một việc đương nhiên, tuy nhiên khi không có di chúc mà có tài sản để lại thì phải phân chia như thế nào cho hợp lý.

Việc tài sản được để lại không có di chúc được pháp luật quy định như sau: Theo đó người được hưởng thừa kế là những người thuộc gia đình được pháp luật quy định, còn được gọi là thừa kế theo pháp luật,

Theo Điều 649 của Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế theo pháp luật “là thừa kế theo hàng thừa kế theo điều kiện và trịnh tự được quy định của pháp luật”.  

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là việc người được hưởng thừa kế khi không có di chúc và được hưởng thừa kế dựa trên những điều kiện quy định theo Bộ luật dân sự.

Tại điểm a Khoản 1 Điều 650 của bộ Luật dân sự quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc. Quy định về những cá nhân được nhận thừa kế khi không có di chúc tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trên đây là những cá nhân có thể nhận phần di sản theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc, dựa theo quy định của pháp luật mà phân chia các hàng thừa kế trong gia đình.

>>> Hàng thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp miễn phí

 Hàng thừa kế

Khi thực hiện phân chia di sản theo pháp luật do không có di chúc để lại thì việc xác định hàng thừa kế là việc rất quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nhận thừa kế cũng như thứ tự khi nhận thừa kế.

Hàng thừa kế được hiểu là sự phân chia thứ tự của việc nhận thừa kế, theo pháp luật quy định thì gồm có 3 hàng thừa kế: hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba.

Theo đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những cá nhân thuộc quan hệ mật thiết ruột thịt cùng hoặc khác huyết thống như: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ 2 gồm những người thân thuộc có chung quan hệ huyết thống theo vai vế lớn hơn hoặc nhỏ hơn trong phạm vi 3 đời như:  ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ 3 gồm những người trong gia đình: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

>>> Xem thêm: Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã được quy định như thế nào?

Thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là thuật ngữ của pháp luật nhằm chỉ những người thừa kế di sản nhưng chết trước hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản và phần di sản đó được chuyển lại cho người khác có cùng huyết thống với họ.

Đây là một trong những trường hợp thừa kế khá hiếm và trong việc này có sự chuyển tiếp quyền nhận di sản đối với các thành viên trong gia đình với nhau.Người nhận di sản cuối cùng được xem là người kế vị của người đáng lẽ nhận phần di sản này đầu tiên, vì không thể nhận được di sản do đã chết nên mới có việc thừa kế thế vị này.

tranh-chap-dat-dai-khong-co-di-chuc

Theo đó việc thừa kế thế vị được nêu như sau trong Bộ luật dân sự “ Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”, tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015.

>>> Tranh chấp đất đai mà không có di chúc để lại sẽ được giải quyết như thế nào? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Tranh chấp đất đai không có di chúc, giải quyết như thế nào?

 

 Bạn Vân hiện đang ở Đồng Tháp có câu hỏi gửi đến luật sư như sau:

“Ông nội bạn có 5 người con, gồm ba bạn là con thứ tư, 3 người bác và một người chú út. Năm 2019 do dịch covid nên ông nội mất, ông không để lại di chúc vì quá đột ngột tuy nhiên hiện ông để lại tài sản gồm mảnh đất và căn nhà ông ở lúc trước khi mất.

Sau đó bác 2 (tức anh trai của ba tôi) sau khi họp gia đình đã tuyên bố do bác là con trai trưởng và từ trước đến giờ luôn ở chung chăm sóc ông nội nên bác sẽ toàn quyền sử dụng căn nhà ông để lại để ở cũng như tiếp tục việc thờ cúng ông.

Ba tôi và những người còn lại đều không đồng ý việc này và cho rằng việc ông để lại tài sản phải được chia đều cho những người còn lại chứ bác 2 không có quyền đó. Xin hỏi luật sư bác 2 tôi làm vậy là đúng hay sai, và ba tôi có quyền khởi kiện để lấy lại phần di sản mà mình được nhận hay không?”

>>> Luật tư sư vấn miễn phí các trường hợp tranh chấp đất đai không di chúc được giải quyết như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào bạn Vân, lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng đội ngũ tư vấn và gửi câu hỏi của bạn về tổng đài của chúng tôi, sau khi nghe bạn trình bày và tìm hiểu, chúng tôi xin được thông tin với bạn nội dung trả lời sau đây.

Trường hợp của bạn thuộc trong trường hợp tranh chấp đất đai không có di chúc, tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình do không có tiếng nói chung trong việc giải quyết phần di sản do ông nội bạn để lại dẫn đến tranh chấp căng thẳng cần được sự can thiệp của pháp luật.

Do tài sản để lại là đất đai và tài sản gắn liền với đất, đây là loại tài sản có giá trị cao và khó để phân chia nên chúng tôi có hướng giải quyết dành cho bạn như sau: Theo đó do không biết giấy chứng nhận sử dụng phần tài sản này của ông bạn là do ông bạn đứng tên hay do tất cả các thành viên trong gia đình cùng đứng tên nên sẽ có hướng giải quyết là:

– Trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất do ông bạn đứng tên một mình và là tài sản riêng của ông bạn, sau khi ông mất không có di chúc nên tài sản sẽ được phân chia theo pháp luật, theo đó không để lại di chúc thì tài sản sẽ được thừa kế theo pháp luật theo Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.

Những người thừa kế theo pháp luật sẽ dựa trên quy định của Bộ luật dân sự tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về những người được thừa kế, căn cứ trên Điểm a Khoản 1 của điều luật này thì ba bạn và các anh em của ba bạn ( tức các chú bác ruột của bạn ) thuộc những người có hàng thừa kế thứ nhất “ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

– Theo đó thì bác 2 của bạn không có quyền tự ý quyết định tài sản của ông bạn để lại dùng để làm gì mà tài sản này sẽ được chia đều cho tất cả những người có cùng hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của ông bạn bao gồm cả ba và bác 2 của bạn.

Nếu bác 2 của bạn không đồng ý với điều trên thì ba bạn hoặc những người đồng hàng thừa kế có thể khởi kiện lên Tòa án để giải quyết việc phân chia di sản theo pháp luật. Tòa án nhận đơn kiện khi người khởi kiện và những đồng thừa kế khác cần có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc văn bản cùng thừa nhận là di sản thừa kế chưa chia.

– Trường hợp khác là việc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất do tất cả các thành viên trong gia đình cùng đứng tên, trong đó ông của bạn là chủ hộ và tất cả các thành viên thừa kế đều có tên trong sổ hộ khẩu thì phần tài sản tương ứng của ông bạn có trong ngôi nhà sẽ được chia theo quy định như ở trường hợp phía trên, phần tài sản tương ứng của bác 2 bạn và những người khác sẽ không thuộc trường hợp cùng phân chia.

Như vậy bạn có thể xem xét các hướng giải quyết mà chúng tôi vừa nêu để tìm ra cách giải quyết tốt nhất đối với trường hợp của mình nhé. Tuy nhiên việc có di sản để lại nhưng không có di chúc thường sẽ xảy ra tranh chấp giữa các người thừa kế với nhau, gây tổn thương tình cảm nếu không giải quyết ổn thỏa vì thế để công bằng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình thì với trường hợp không có di chúc, nên phân chia thừa kế theo pháp luật để đảm bảo công bằng nhất.

>>> Tranh chấp đất đai mà không có di chúc để lại sẽ được giải quyết như thế nào? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai không có di chúc.

 

Anh Đạt năm nay 40 tuổi hiện đang ở thành phố Bạc Liêu có câu hỏi như sau:

“Ba anh sau khi mất có để lại di sản là một mảnh đất vườn, tuy nhiên khi mất do quá đột ngột nên không lập di chúc, anh là con trai độc nhất của gia đình nên không có tranh chấp về phân chia di sản với người khác, tuy nhiên để nhận phần tài sản do ba anh để lại thì cần phải làm thủ tục như thế nào, mong được sự tư vấn từ luật sư.”

>>> Luật tư sư vấn miễn phí các trường hợp tranh chấp đất đai không di chúc được giải quyết như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư trả lời:

Thân chào anh Đạt, lời đầu tiên cảm ơn anh đã tin tưởng và chia sẻ câu hỏi cũng như vấn đề mình đang gặp phải cho chúng tôi, theo như những thông tin mà chúng tôi đang có từ lời trình bày của anh xin được thông tin đến anh phần trả lời như sau.

Để nhận được phần di sản thừa kế là đất đai trong trường hợp không có di chúc cần có những thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, những thủ tục được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có:

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. (Điều 95 Luật Đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018), Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Trên đây là các bước về thủ tục nhận di sản là đất đai khi không có di chúc, mong những thông tin trên có thể giúp đỡ phần nào những vướng mắc về thủ tục của vấn đề này.

>>> Thủ tục khi di sản thừa kế đất đai mà không có di chúc? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai không có di chúc tại Tòa án.

 

Anh Tuấn có câu hỏi như sau:

“Ba anh mất và không để lại di chúc, do từ trước đến giờ ba anh luôn ở với người con út, anh không biết tài sản của ba ngoài căn nhà đang ở thì còn có một mảnh đất khác lâu nay do em anh thay ba quản lý, tuy nhiên lợi dụng việc anh không biết đến mảnh đất đó nên em út của anh đã tự ý đi đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mình.

Anh Tuấn muốn hỏi anh có quyền kiện lên Tòa án để lấy lại quyền chia di sản là mảnh đất đó với em mình hay không và thủ tục như thế nào?”

>>> Luật tư sư vấn miễn phí về thủ  tranh chấp đất đai không di chúc được giải quyết như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư trả lời:

Lời đầu tiên xin cho phép chúng tôi đội ngũ tư vấn và luật sư của công ty Luật Thiên Mã cảm ơn và hân hạnh được anh tin tưởng gửi câu hỏi cũng như thắc mắc của mình đến đây. Nhận được câu hỏi của anh, sau khi tìm hiểu và phân tích dựa trên lời kể của anh chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến về pháp lý của vấn đề này như sau:

Dựa trên quy định của Bộ Luật dân sự thì anh và em anh đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất là những người có quyền thừa kế di sản theo pháp luật khi không có di chúc, tuy nhiên do em anh có ý dấu đi phần tài sản đáng lý ra nên cùng phân chia thừa kế với anh nên mới xảy ra việc tranh chấp dẫn đến phải có sự can thiệp của Tòa án, theo đó việc khởi kiện tranh chấp đất đai là di sản không có di chúc lên Tòa án cần thông qua các bước và trình tự sau:

Bước 1: Xác định nội dung tranh chấp thừa kế muốn khởi kiện

Tài sản nào (di sản) yêu cầu phân chia và cách phân chia mong muốn.

Thời hiệu khởi kiện đòi quyền thừa kế đối với tài sản đó còn hay không.

Bước 2: Khai nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế tới Tòa án. Để Tòa án tiếp nhận giải quyết yêu cầu khởi kiện tranh chấp thừa kế thì người khởi kiện phải tự mình hoặc ủy quyền thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện và nhận các thông báo, công văn từ Tòa án.

tranh-chap-dat-dai-khong-co-di-chuc

Bước 3: Nộp án phí tại Chi cục thi hành án dân sự. Hồ sơ sau khi được Tòa án tiếp nhận thì bạn sẽ nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Bạn cần thực hiện việc đóng tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày đúng với nội dung thông báo. Án phí nộp xong thì gửi biên lai gốc cho Tòa án.

Bước 4: Yêu cầu thi hành án bản án giải quyết tranh chấp di sản thừa kế. Tranh chấp thừa kế sau khi được Tòa án giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực mà người có nghĩa vụ không thực hiện thì người có quyền lợi được quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án tới chi cục thi hành án dân sự để được thi hành bản án.

Trên đây là những thông tin được chúng tôi tổng hợp sau khi nghiên cứu và phân tích về tranh chấp đất đai đối với trường hợp là di sản mà không có di chúc để lại. Cơ bản những thủ tục liên quan đến vấn đề này được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự là chủ yếu vì thế đối với những lưu ý khi giải quyết vấn đề này cần lưu ý về đúng quy định theo pháp luật dân sự nhé.

>>> Thủ tục giải quyết tranh kiện đất đai mà không có di chúc tại tòa án? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

 Một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp đất đai không có di chúc. 

Đất đai là một trong những loại tài sản được quản lý đặc biệt trong pháp luật Việt Nam hiện nay, một phần do giá trị của nó rất cao phần khác còn liên quan mật thiết đến sự phân chia quy hoạch trong việc nhà nước quản lý sử dụng đất.

Việc một người có tài sản là đất đai, khi mất đi phần tài sản đó sẽ trở thành di sản, việc phân chia di sản nếu có di chúc sẽ ít dẫn đến sự tranh chấp về dân sự, tuy nhiên trường hợp phần di sản được để lại này không có sự phân chia theo di chúc thì phải xử lý theo quy định của pháp luật dân sự để đảm bảo sự công bằng và hợp pháp khi thừa kế.

Một số câu hỏi liên quan đến việc đất đai được để lại xảy ra tranh chấp khi không có di chúc như:

Thời hiệu khởi kiện cho việc tranh chấp đất đai tài sản khi không có di chúc là trong bao lâu?

Theo điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

>>> Xem thêm: Thủ tục làm sổ đỏ đất dịch vụ? Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không?

Người thừa kế theo pháp luật chưa ra đời có được hưởng di sản không?

Người thừa kế theo pháp luật chưa ra đời vẫn có quyền được hưởng di sản theo phân chia di sản theo hàng thừa kế được quy theo pháp luật. Tại Khoản 1 quy định của điều 660 Bộ luật dân sự 2015 thì “ Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.”

Giải quyết di sản là đất đai có cần tuân theo thủ tục hòa giải theo luật đất đai ?

Cơ bản của việc giải quyết phân chia di sản thừa kế là dựa theo những quy định chủ yếu trong Bộ luật dân sự, vì thế đối với di sản là đất đai, cũng không cần phải theo thủ tục của Luật đất đai để giải quyết. Nếu có tranh chấp về vấn đề phân chia liên quan đến đất đai có thể trực tiếp khởi kiện lên Tòa án giải quyết theo thủ tục của Bộ luật tố tụng dân sự mà không cần qua hòa giải tại UBND cấp xã theo luật đất đai.

>>> Luật tư sư vấn miễn phí các trường hợp tranh chấp đất đai không di chúc được giải quyết như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là một số thông tin xoay quanh chủ đề liên quan đến việc Tranh chấp đất đai không có di chúc được chúng tôi tổng hợp, nếu có thắc mắc thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ: 1900.6174 với đội ngũ tư vấn của chúng tôi để được giải đáp. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp với kinh nghiệm và kiến thức thực tế tự tin có thể giúp bạn giải đáp được vấn đề mà bạn đang gặp phải, xin thân ái cảm ơn!