Anh chị em tranh chấp đất đai được giải quyết như thế nào?

Anh chị em tranh chấp đất đai, cách giải quyết như thế nào? Anh chị em tranh chấp đất đai, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Quy trình giải quyết anh chị em tranh chấp đất đai. như thế nào? Để giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã, mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được giải đáp.

>>>> Liên hệ luật sư tư vấn về trường hợp anh chị em trong nhà tranh chấp đất đai. Liên hệ: 1900.6174

Các trường hợp anh chị em tranh chấp đất đai

Đất đai là một loại tài sản có giá trị, theo đó việc xảy ra mâu thuẫn về quyền hay nghĩa vụ đối với loại tài sản này là một điều khó có thể tránh khỏi, từ những mâu thuẫn dẫn đến việc tranh chấp cần có sự can thiệp của pháp luật.

Theo đó việc tranh chấp này không chỉ diễn ra đối với các chủ thể sở hữu đất không có quan hệ ruột thịt với nhau mà còn diễn ra ở những mối quan hệ ruột thịt khác như tranh chấp giữa cha mẹ con cái hay tranh chấp giữa cả anh em ruột. Việc giữa anh em trong gia đình xảy ra tranh chấp về đất đai thông thường rơi vào 2 trường hợp sau:

Trường hợp phổ biến thường gặp nhất là tranh chấp xem ai có quyền sử dụng đất, đối với trường hợp này có thể hiểu rằng việc tranh chấp xem ai có quyền sử dụng đất do phần đất đai thuộc trường hợp được xem là di sản do ba mẹ để lại và ở quá trình phân chia trong thừa kế về quyền sử dụng đất xảy ra mâu thuẫn dẫn đến việc tranh chấp đất đai giữa các anh chị em là những người đồng hàng thừa kế.

Trường hợp thứ hai về tranh chấp đất đai giữa anh chị em là trường hợp tranh chấp về các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, các giao dịch dẫn đến tranh chấp thường về giao dịch như mua bán, tặng cho, ủy quyền quản lý đất, cầm cố hoặc đổi đất.

anh-chi-em-tranh-chap-dat-dai

Từ những trường hợp nêu trên có thể thấy tranh chấp đất đai giữa anh chị em với nhau, xoay quanh những vấn đề được quy định tại Luật dân sự là chủ yếu, đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất dựa trên cơ sở là Bộ luật dân sự về thừa kế kết hợp cùng những vấn đề về Luật đất đai, còn đối với trường hợp tranh chấp trong giao dịch về đất đai, ngoài những quy định về đất đai trong Luật dân sự còn cần áp dụng thêm các quy định theo Luật hợp đồng hoặc Luật công chứng để đưa ra cách giải quyết.

>>>> Có những trường hợp tranh chấp đất đai nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Anh chị em tranh chấp đất đai, cách giải quyết như thế nào?

Anh Huân (Hải Phòng) có câu hỏi sau:
“Gia đình ông Hoàng có 2 người con trai, sau khi ông Hoàng mất không để lại di chúc sẽ để lại mảnh đất mà ông đang sở hữu cho người con nào nên cả hai con trai của ông đã xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng mảnh đất đó. Anh Huân con trai lớn của ông muốn hỏi, giữa anh và em trai của mình nên giải quyết như thế nào về vấn đề này.”

>>> Anh chị em tranh chấp đất đai, cách giải quyết như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời: 

Chào anh Huân, nhận được câu hỏi về vấn đề mà anh đang gặp phải trong lĩnh vực đất đai, đội ngũ tư vấn và luật sư chúng tôi sau khi xem xét thông tin và nghiên cứu về vấn đề này xin được đưa ra cách giải quyết như sau:

Trường hợp của Anh Huân xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đối với mảnh đất mà ba anh để lại sau khi mất do không có di chúc nên không thể xác định quyền sử dụng mảnh đất đó hoàn toàn thuộc về ai dựa trên di chúc.

Theo đó dựa trên Bộ luật dân sự, anh và em trai mình thuộc trường hợp sẽ được thừa kế theo pháp luật dựa trên Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015. Tại Điều luật này cũng nêu rõ anh và em trai anh sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản mà ba anh để lại và theo Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự thì những người có cùng hàng thừa kế sẽ được chia phần di sản giống nhau.

Từ đó anh Huân có thể dựa vào những quy định vừa nêu trên để giải quyết quyền sử dụng đất đối với mảnh đất mà ba anh để lại với em trai mình.

Tuy nhiên ở trường hợp không thể giải quyết vấn đề trên trong thỏa thuận mà xảy ra tranh chấp thì đối với việc tranh chấp đất đai giữa anh em ruột do phần đất thuộc trường hợp là di sản để lại không di chúc thì anh Huân có thể tham khảo các cách sau để giải quyết vấn đề của mình:

Cách 1: Tự thỏa thuận hòa giải với nhau dựa trên các quy định theo luật định. Đối với cách giải quyết này được hiểu là giữa các anh chị em ruột mang chung huyết thống có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau nên lựa chọn cùng nhau hòa giải khi có tranh chấp xảy ra. Theo đó đây cũng được xem như biện pháp được khuyến khích khi có tranh chấp về đất đai dựa trên bộ luật đất đai được nhà nước quy định. Lựa chọn hòa giải sẽ không làm mất đi tình cảm giữa hai bên và không tổn thương đến hòa khí gia đình.

Cách 2: Lựa chọn giải quyết tranh chấp có sự can thiệp của cơ quan nhà nước ( UBND cấp xã). Đối với trường hợp không thể hòa giải theo cách 1, thì các chủ thể xảy ra tranh chấp có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp xã. Vấn đề tranh chấp đất đai giữa anh em ruột khi được UBND cấp xã giải quyết sẽ có hai trường hợp:

Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã đối với anh em ruột thành công: Trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nếu thuận lợi và thành công thì UBND cấp xã có trách nhiệm lập biên bản hòa giải kết quả thành công gửi đến các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Giải quyết trường hợp tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành công: đối với tranh chấp đất đai giữa anh em ruột được giải quyết tại UBND cấp xã nhưng không thành công do các bên không đạt được thỏa thuận chung hay do một trong các bên sau khi hòa giải thành công nhưng lại không thực hiện theo hòa giải trước đó thì có thể đưa đơn kiện lên Tòa án nhân dân để tiếp tục giải quyết tranh chấp, việc khởi kiện hoặc trình vụ việc lên cấp cao hơn dựa trên biên bản hòa giải tại UBND cấp xã đã lập trước đó.

Cách 3: Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột tại Tòa án. Một trong những cách cuối cùng của quá trình giải quyết tranh chấp này khi không đạt được thỏa thuận giữa các bên là nộp đơn khởi kiện lên tòa án, phương pháp này dựa trên các thỏa thuận trước đó đều không thỏa đáng đối với các bên và cần một cách phân xử cao hơn là Tòa án để giải quyết tranh chấp của mình.

Trên đây là một số cách giải quyết về tranh chấp đất đai đối với anh chị em ruột mà bạn đọc có thể tham khảo, đối với từng cách giải quyết về vấn đề này, pháp luật Việt Nam luôn dựa trên tinh thần bình đẳng tự do thỏa thuận đối với các bên để làm cơ sở, tuy nhiên tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một mối quan hệ khó có thể tách rời được vì thế việc lựa chọn cách giải quyết nào cho vấn đề tranh chấp của mình giữa các bên xảy ra tranh chấp nên suy nghĩ và lựa chọn đúng đắn.

>>>> Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em trong nhà. Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Anh chị em tranh chấp đất đai, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

 

 Anh Phúc có câu hỏi gửi về Luật Thiên Mã như sau:

“Sau khi mẹ anh mất, anh mới phát hiện ra mẹ mình có để lại một miếng đất có diện tích là 450m2 tại Huyện Giá Rai Thành phố Bạc Liêu, tuy nhiên mẹ anh không để lại di chúc nói rõ về miếng đất này thuộc về ai, gia đình anh có 2 anh em, em trai anh và anh.

Sau đó đã có tranh chấp về phân chia quyền sử dụng đối với phần đất này, anh Phúc muốn hỏi để giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất thì cơ quan nào có thẩm quyền để giải quyết, mong được sự tư vấn từ luật sư.”

>>> Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Luật sư trả lời:

Chào anh Phúc, nhận được câu hỏi của anh, là một sự vinh hạnh của chúng tôi, cảm ơn anh đã tin tưởng đội ngũ tư vấn cùng luật sư của chúng tôi để giải đáp câu hỏi của mình. Sau khi tìm hiểu nghiên cứu phần thông tin về vấn đề mà anh đang gặp phải chúng tôi xin được thông tin đến anh phần giải đáp như sau:

 Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai thực tế diễn ra khá phức tạp do phải xác định và thẩm định qua nhiều bước vì đây thuộc loại tài sản có giá trị kinh tế cao, vì thế để giải quyết vấn đề về tranh chấp đất đai dựa theo từng trường hợp mà cơ quan giải quyết vấn đề này gồm nhiều cấp khác nhau.

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai của anh và em trai mình, do cả hai là những chủ thể tranh chấp có cùng huyết thống nên xác định rõ tranh chấp giữa hai bên là về phân chia quyền sử dụng đất thuộc phần di sản của mẹ anh để lại, nên giải quyết vụ tranh chấp này bằng hòa giải trước, anh có thể nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất để tiến hành hòa giải.

Trường hợp hòa giải thành hoặc không thành cũng có thể làm căn cứ để trình lên cơ quan cấp cao hơn để làm cơ sở cho việc giải quyết tiếp tranh chấp.

Về thực tế các vụ tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thường liên quan đến việc phân chia quyền sử dụng đất không hợp lý, do phần đất là di sản không có di chúc, ngoài việc áp dụng phân chia thừa kế theo Bộ luật dân sự để giải quyết thì các bên chủ thể còn có thể áp dụng cách giải quyết liên quan theo Bộ luật đất đai.

anh-chi-em-tranh-chap-dat-dai

Theo đó thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong bộ luật đất đai được quy định tại Điều 203 của Bộ luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: “ Đối với các tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì dựa theo căn cứ tại Khoản 1 của điều này đối với trường hợp có đầy đủ giấy tờ như giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100 luật này thì do Tòa án nhân dân tại nơi có đất giải quyết.

Ngoài ra trường hợp đất không có đầy đủ giấy tờ nêu ở Khoản 1, thì tại Khoản 2 điều này cũng đưa ra hướng giải quyết là có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp cao hơn hoặc Tòa án nơi có đất có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp”.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không có di chúc được giải quyết như thế nào?

 Quy trình giải quyết anh chị em tranh chấp đất đai

Thực tế việc tranh chấp đất đai giữa các anh chị em chỉ diễn ra trong một số trường hợp như việc phân chia di sản là đất đai không được như ý giữa các bên do không có di chúc hoặc do không hợp lý về phần được chia trong lúc tiến hành phân chia, những tranh chấp khác về các giao dịch liên quan đến đất đai rất hiếm gặp.

Thứ nhất do việc xảy ra mâu thuẫn dẫn đến không thể hòa giải đối với các anh chị em ruột trong một gia đình không mấy phổ biến.

Thứ hai việc xảy ra mâu thuẫn đến mức phải nhờ sự can thiệp từ cơ quan nhà nước thì là một điều không hay dễ gây ra tổn thương tình cảm đôi bên.

Từ đó quy trình để giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em cũng được quy định theo pháp luật như sau, theo đó có hai thủ tục theo quy trình cần chú ý được nêu dưới đây.

>>> Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Thủ tục hòa giải khi anh chị em tranh chấp đất đai

Về thủ tục hòa giải khi có tranh chấp về đất đai, đây được xem là bước đầu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai được nhà nước khuyến khích sử dụng khi có tranh chấp xảy ra theo Bộ luật đất đai hiện hành ( sửa đổi bổ sung 2018) quy định tại Điều 202 về Hòa giải tranh chấp đất đai.

Điều luật này được trích theo nội dung sau: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp thực hiện hòa giải hoặc nếu không hòa giải được thì thông qua UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Tại đây chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải theo quy định của pháp luật và dựa trên kết quả hòa giải để lập thành biên bản làm cơ sở cho các bước tiếp theo. Nếu dừng lại ở hòa giải thành thì không cần khởi kiện”

Từ những trích dẫn của nội dung Điều 202 Bộ luật đất đai có thể thấy thủ tục hòa giải đối với các tranh chấp đất đai nhất là đối với các tranh chấp đất đai của anh em ruột là một thủ tục cần khuyến khích được sử dụng, tranh chấp dừng lại tại bước hòa giải sẽ không làm mất đi tình cảm giữa các bên.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?

Thủ tục khởi kiện khi anh chị em tranh chấp đất đai

Việc hòa giải trong tranh chấp đất đai là cơ sở cho bước chuẩn bị của thủ tục khởi kiện trong tranh chấp này, đối với tranh chấp đất đai liên quan đến anh chị em ruột, nếu hòa giải không thể giải quyết được vấn đề có thể tiến tới bước khởi kiện để giải quyết vấn đề.

Thủ tục khởi kiện cho việc này dựa trên quy định theo Điều 208 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, vì đối với tranh chấp đất đai giữa anh chị em việc tranh chấp về mặt đất đai liên quan đến hàng thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự

Vì thế thủ tục khởi kiện cho vụ việc tranh chấp này cũng được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự nếu việc giải quyết thông qua tranh chấp theo Luật đất đai không thành, thủ tục này được quy định như sau:

– Sau khi hòa giải không thành, người khởi kiện phải có thể làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án. (mẫu đơn khởi kiện 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).

– Sau khi Tòa án nhận đơn khởi kiện, Tòa sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện và quyết định có thụ lý vụ án tranh chấp đất hay không. Nếu thụ lý vụ án, Tòa án sẽ tiến hành các công việc, thủ tục để chuẩn bị xét xử vụ án.

Các công việc mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là thu thập chứng cứ, tổ chức hòa giải, tổ chức xem xét thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá đất, tiến hành xác định nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất.

anh-chi-em-tranh-chap-dat-dai

– Tòa án sẽ căn cứ vào nguồn gốc tạo lập đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất của các bên để tiến hành xét xử vụ án.

– Sau khi có bản án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày (thời hạn kháng cáo), kể từ ngày Tòa tuyên án, nếu không đồng ý với bất kỳ nội dung nào của bản án sơ thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

Các bước trên dựa trên quy định tại Khoản 1 Điều 273 và Điều 208 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để thực hiện.

>>> Thủ tục khởi kiện khi anh chị em xảy ra tranh chấp đất đai như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Anh chị em tranh chấp đất đai, giải quyết mất bao nhiêu tiền?

Theo đó do giải quyết các vụ tranh chấp đất đai theo trường hợp khởi kiện theo dân sự nên sẽ có mức phí được quy định như sau:

Mức phí dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, trong quá trình tiến hành thủ tục xét xử đối với vấn đề này mức phí sẽ có thay đổi dựa trên mức giá đất đai tại thời điểm đó hoặc do các điều kiện về kinh tế xã hội khác ảnh hưởng.

Giá trị tài sản tranh chấp Mức án phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống. 300.000 đồng/vụ.
Từ 6.000.000 – 400.000.000 đồng. 5% giá trị tài sản tranh chấp.
Từ 400.000.000 – 800.000.000 đồng. 20.000.000 đồng + 4% giá trị tài sản tranh chấp.
Từ 800.000.000 – 2.000.000.000 đồng. 36.000.000 đồng + 3% giá trị tài sản tranh chấp.
Từ 2.000.000.000 – 4.000.000.0000 đồng Từ 2.000.000.000 – 4.000.000.0000 đồng
Trên 4.000.000.000 đồng. 112.000.000 đồng + 0,1% giá trị tài sản tranh chấp

>>> Lệ phí khi giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh chị em. Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn ngay lập tức

Dịch vụ luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất giữa anh chị em tại Luật Thiên Mã.

Trên đây là các thông tin về vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai giữa anh chị em ruột, Công ty Luật Thiên Mã hân hạnh là một trong những lựa chọn hàng đầu để tiếp nhận và giải quyết thông tin, câu hỏi, thắc mắc liên quan đến pháp lý về lĩnh vực đất đai, dân sự…

Thông qua bài viết mong có thể giúp đỡ bạn đọc giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai mà bạn đang gặp phải, nếu vẫn còn những điểm chưa rõ hoặc cần tư vấn kỹ hơn về những khó khăn mà bạn đang gặp phải.

Hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp nhất từ đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình và các luật sư giàu kinh nghiệm, tin rằng từ những kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý dân sự sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề mà bạn đang gặp phải.